"Đàn ông thường tài giỏi hơn phụ nữ" hay "đàn ông thường thành công hơn phụ nữ". Đó là những câu nói mình hay được nghe nhất. Và bất ngờ thay những câu này không chỉ được nói ra bởi những người đàn ông mà còn được sự đồng thuận từ một bộ phận phụ nữ. Thậm chí đó là sự thầm công nhận từ một số bộ phận đàn ông trí thức luôn tôn trọng phụ nữ nhưng cũng luôn cho rằng phụ nữ vốn kém cỏi hơn đàn ông.
Lý do họ đưa ra để thuyết phục cho câu nói của mình là "không phải trong tất cả các lĩnh vực đa số người thành công đều là đàn ông hay sao?" hay "đến nấu ăn, lợi thế của phụ nữ, đầu bếp giỏi cũng là đàn ông", "đàn ông toàn làm những việc kỹ thuật cần đầu óc, phụ nữ toàn làm mấy việc nhẹ nhàng, mấy việc cần sự khéo léo, cần giao tiếp" ... Thậm chí, phũ phàng hơn "sự thật nó là vậy mà, trừ đẻ ra thì cái gì phụ nữ làm được thì đàn ông sẽ làm tốt hơn phụ nữ" 
SỰ THẬT có phải như vậy?
Đầu tiên, mình sẽ không dùng từ đàn ông hay phụ nữ. Vì theo mình những từ đó chỉ dùng cho những đối tượng đã trưởng thành. Mình sẽ dùng nam giớinữ giới để mang tính bao quát hơn và phù hợp cho nhân quả hơn (nhân quả ở đây không mang nghĩa nhân quả báo ứng mà chỉ đơn giản là nguyên nhân - kết quả thôi). :D 
Đa số nam giới đạt được nhiều thành tích hơn nữ giới. Đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến khoa học và công nghệ. Điều này không thể phủ nhận. Bằng chứng hùng hồn nhất là: từ năm 1901 đến 2020, thống kê các cá nhân nhận giải thưởng Nobel cho thấy "tổng cộng có 962 cá nhân (905 nam và 57 nữ)". Vậy nên, "đa số nam giới đạt được nhiều thành tích hơn nữ giới". Xin khẳng định lại điều này là đúng. Nhưng đây là hệ quả của nhiều nguyên nhân và hoàn toàn không phải vì "nam giới thông minh hơn nữ giới".
Résultat de recherche d'images pour "bức ảnh tập hợp các nhà khoa học nổi tiếng"
(Nguồn: Internet)
Để chứng minh cho việc nam giới đạt được nhiều thành tính hơn không phải vì nam giới thông minh hơn, chúng ta sẽ dùng IQ để đánh giá. Năm 2008, theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Giáo dục Cao học (HEPI), tỷ lệ đỗ đại học của nữ sinh tại Anh là 49%, nam sinh là 38%, tỷ lệ đỗ vào các trường đại học Oxford và Cambridge cả hai giới hầu như ngang nhau. Năm 2010, Một nghiên cứu có tên Trvial Pursuite (TP): trắc nghiệm trực tuyến kiểm tra trí thông minh với 15 triệu câu hỏi thu về cho kết quả 4.088.139 câu nữ giới trả lời đúng, và 4.077.596 câu nam giới trả lời đúng. Kết quả trên cho thấy nam giới và nữ giới có trí thông minh tương đương nhau.
Cho dù không thông minh hơn nhưng "nam giới vẫn thành công hơn nữ giới" đấy thôi. Liệu chúng ta còn thiếu sót ở đâu không nhỉ? Từ trước đến nay, bình đẳng giới vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Việc "trọng nam khinh nữ" ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của nữ giới trên con đường sự nghiệp. Có thể nói rằng định kiến chính là thứ chèn ép nữ giới nhất. Bạn hóa ra lại cực kỳ dễ dàng bắt gặp những câu nói: "con gái chọn nghề nào nhẹ nhàng thôi, sau này còn chăm lo cho gia đình" từ khi xác định chọn ngành nghề đến khi muốn đầu tư nhiều cho sự nghiệp "thôi con gái học hành làm gì nhiều, lấy một thằng chồng nó lo cho" hay những lời khuyên răn "phụ nữ càng thành đạt, càng dễ ly hôn con ạ" và thậm chí từ những lời dè bỉu cay độc của chính những người phụ nữ khác "gia đình thì chẳng lo, họp hành gì chứ, khéo lại dan díu với nhau". Có vẻ như nữ giới luôn được gắn với vai trò là người lui về phía sau để chăm lo cho gia đình, chứ không khuyến khích tung hoành ngoài xã hội - “ đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm". Vậy thì làm sao có thể thấy được nhiều nữ giới thành công ngoài kia. Nhưng ngược lại, ta thầy rất nhiều người phụ nữ thành công trong gia đình. Những người mẹ quán xuyến công việc thật tốt, chăm lo cho gia đình nội ngoại, nhạy cảm đến những thay đổi trong tâm lý của từng thành viên trong gia đình. Liệu có ai cho họ một bằng khen, một danh hiệu không? Cho nên nói "nam giới vẫn thành công hơn nữ giới" là chưa đúng, mà phải là "nam giới thành công hơn nữ giới NGOÀI XÃ HỘI" thì đúng hơn.
Nếu chỉ đổ lỗi cho định kiến xã hội thì thật là phiến diện. Một lý do khác mà chúng ta cần xem xét đến là yếu tố tâm sinh lý. Đàn ông có sự tập trung cao hơn phụ nữ, phụ nữ dễ bị phân tâm hơn. (Ở đây mình sẽ đùng đàn ông và phụ nữ vì các đặc điểm sinh lý biểu hiện ngày càng rõ ràng khi trưởng thành). Chắc hẳn ai đó đã gặp phải trường hợp "Sao em hỏi anh mà anh không trả lời?" trong lúc bạn đang làm việc hay đang tập trung xem phim. Và khi bạn giải thích thì vợ/bạn gái bạn nói "em vừa xem phim, vừa rửa bát, vừa nói chuyện điện thoại được cơ mà". Đó thực sự là bởi vì phụ nữ làm được nhiều việc một lúc, trong khi đàn ông thì tập trung vào cao độ vào một việc tốt hơn. Do đó khi đam mê vào lĩnh vực gì, quyết tâm của người đàn ông dường như mạnh mẽ hơn. 
Nói vậy nhưng tại sao "đến nấu ăn, lợi thế của phụ nữ, đầu bếp giỏi cũng là đàn ông"? Nấu ăn cho gia đình và công việc nấu ăn chuyên nghiệp là hai phạm trù khác nhau. Với nấu ăn, thể lực là yếu tố cực kỳ quan trọng (mà đó lại là lợi thế của nam giới): đầu bếp thường phải nấu ăn cho nhiều người, tốc độ làm việc nhanh, cường độ làm việc lớn, phải bưng bê các vật nặng, nấu ăn số lượng lớn, làm việc chủ yếu vào ban đêm (do các nhà hàng có doanh thu lớn vào buổi tối), thời gian làm việc kéo dài từ 12-14 giờ mỗi ngày. Ngoài ra chế độ thai sản cũng khiến các chủ nhà hàng hạn chế tuyển các đầu bếp nữ (cầu giảm thì cung phải giảm). Vậy rõ ràng nấu ăn chuyên nghiệp không phải lợi thế của phụ nữ. Cho nên đừng bao giờ mang điều này ra chứng minh hay so sánh. Và nếu ai đó thấy "cơm nhà là ngon nhất" vì ở đó có mẹ, có tình yêu của mẹ, có những món ăn luôn phù hợp với sở thích của từng cá nhân trong gia đình, thì liệu đây có phải thành công của người phụ nữ?
Résultat de recherche d'images pour "bữa cơm nhà"
(Nguồn: Internet)

Suy cho cùng, theo mình nghĩ, nam giới không tài giỏi hơn nữ giớinam giới thành công hơn nữ giới ngoài xã hội
Còn bạn, bạn nghĩ sao?