Dân Chủ và Tự Do .
Mọi người thường nói rất nhiều về dân chủ tại Việt Nam . Và hôm nay tôi cũng mạn phép được bàn về 1 chủ đề mà tôi cũng rất quan tâm...
Mọi người thường nói rất nhiều về dân chủ tại Việt Nam . Và hôm nay tôi cũng mạn phép được bàn về 1 chủ đề mà tôi cũng rất quan tâm theo 1 cách tiếp cận bình dân với những ngôn ngữ ít chuẩn tắc hơn . Mình mong có thể đóng góp thêm 1 vài góc nhìn thú vị về một vấn đề đã được bàn rất nhiều .
Dân chủ là gì ?
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu thế nào là dân chủ . Thực sự đây lại là một vấn đề thú vị và phức tạp hơn chúng ta tưởng nhiều . Vì thuật ngữ “dân chủ” là một từ được dùng với rất nhiều nghĩa khác nhau . Và rất nhiều người thường lạm dụng thuật ngữ này một cách quá đáng . Đặc biệt là các chính trị gia thường dùng từ này hôm nay với một nghĩa này và ngày mai lại mang một nghĩa khác không hoàn toàn tương đồng với nghĩa trước của nó . Hôm nay mình sẽ lan man về khắp các cách hiểu về từ "dân chủ " này , từ những "chém gió " bình dân đến những định nghĩa chuẩn tắc hơn
Dân chủ hiểu theo nghĩa dân giã nhất có nghĩa là “nhân dân làm chủ” . Vấn đề ở đây là định nghĩa “thế nào là nhân dân làm chủ ?” và “ làm sao để nhân dân làm chủ 1 cách thực chất ? “ . Chính vì bất đồng trong 2 câu hỏi trên mà rất nhiều định nghĩa “nền dân chủ” được rất nhiều học giả và các chính trị gia đưa ra và chúng tương đối không giống nhau .( có những định nghĩa dài cả trang giấy mà ở đây tôi không tiện trích dẫn , Các bạn có thể tham khảo trên trang wikipedia hay các nguồn khác )
Chúng ta sẽ đi từ từ từng bước một.
Thế nào là “ Nhân dân làm chủ “ ?
“Dân chủ, là sự cai trị của dân, bởi dân và cho dân.”
Bạn có thể hiểu “nhân dân làm chủ “ có nghĩa nhân dân cầm quyền là mọi quyết định của đất nước đều phải thông qua người dân , người dân không chỉ ra ý kiến mà sẽ là người quyết định trong mọi việc , và khi có nhiều người thì quyết định của đa số sẽ có tính quyết định .(Tôi sẽ tạm gọi đây là nghĩa hẹp của dân chủ)
Đây là 1 cách hiểu rất hạn hẹp của nền dân chủ . Và với cách hiểu này chúng ta có thể thấy gần như không quốc gia nào có 1 nền dân chủ thực sư . Và bằng cách lấy số đông để ra quyết định thì thiểu số phải phục tùng đa số cũng gây ra những xung đột và bất cập khi 1 thiểu số tinh hoa hay chăm chỉ , giàu có V.v.. lại phải phục tùng đa số dốt nát , lười biếng và bần hàn v.v.. .
“ Nhân dân làm chủ” có thể được hiểu theo nghĩa là nhà nước tôn trọng các ý nguyện và lợi ích của nhân dân và cố gắng bảo vệ hay gia tăng các lợi ích của nhân dân . Những cách hiểu này lại quá rộng .( Tôi tạm gọi đây là nghĩa rộng của dân chủ) Với cách hiểu này thì không chỉ Việt Nam hay Trung Quốc mà thậm chí các chế độ phong kiến ngày xưa cũng có thể coi là dân chủ khi mà 1 vị vua anh minh thường cũng hết sức coi trọng và cố gắng gia tăng các lợi ích của dân chúng của mình .
Nếu hiểu dân chủ như cách thứ 2 (nghĩa rộng) thì không 1 quốc gia hiện đại nào lại không phải là dân chủ nên có ý kiến cho rằng 1 quốc gia dân chủ thực sự phải có 1 cơ chế để đảm bảo rằng các lợi ích và quyết định của dân chúng được lắng nghe và tôn trọng chứ không phụ thuộc vào ý chí nhất thời của 1 cá nhân hay 1 nhóm nhỏ nào . Và họ đặt 1 mô hình chuẩn mực cho cơ chế này và gọi đó là “ mô hình dân chủ “ . Và chỉ có quốc gia nào thỏa mãn những tiêu chuẩn của “mô hình dân chủ” mới được gọi là dân chủ . Ngay cả các tiêu chuẩn của “mô hình dân chủ “ cũng không thực sự thống nhất nhưng về cơ bản chúng gồm
1. Một hệ thống chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng.
2. Sự tham gia tích cực của công dân, trong chính trị và đời sống dân sự.
3. Bảo vệ quyền con người của mọi công dân.
4. Pháp quyền, trong đó tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không ai đứng trên luật pháp.
‘Không ai cho rằng nền dân chủ là thứ hoàn hảo hay toàn thiện cả. Thực ra, dân chủ là hình thức chính thể tồi tệ nhất nếu không tính đến các chính thể khác từng tồn tại.” - Winston Churchill
Rõ ràng trong câu này thủ tướng anh Winston Churchill dùng từ dân chủ theo nghĩa “mô hình dân chủ” và có thể là 1 chút nghĩa hẹp của từ dân chủ . Và trong hầu hết bài này tôi cũng xin được sử dụng từ "dân chủ" như cách ông dùng
Chính việc tồn tại nhiều cách hiểu của từ dân chủ này mà chúng ta thấy .
Các chính trị gia phương tây (Anh ,pháp , mỹ) thường dùng “ dân chủ “ với ý nghĩa “ mô hình dân chủ “ nên họ cho rằng Việt Nam và nhiều nước nữa dù tự nhận mình là dân chủ nhưng không thực sự dân chủ
Các chính trị gia Việt Nam hay các nước khác lại hiểu từ dân chủ theo nghĩa rộng nên luôn tự cho mình là rất dân chủ
Những nhà dân chủ tự xưng trên mạng thì dùng từ dân chủ vừa theo nghĩa “ mô hình dân chủ “ và có thể là một chút nghĩa hẹp của từ dân chủ. Nhưng có điều tôi không thích ở những người này là họ thường khuyến khích người dân nghĩ về dân chủ theo nghĩa hẹp nhất của từ này
Vậy còn tự do là gì tại sao dân chủ lại thường đi đôi với tự do ?
Trong tiếng anh có 2 thuật ngữ đều được dịch là tự do trong tiếng việt là freedom và liberty . Dù 2 thuật ngữ này khá tương đương nhau về nghĩa tuy nhiên có một chút khác biệt
Freedom thì thiên về nghĩa không bị bắt buộc trong các hành động của mình . Tuy nhiên “không bị bắt buộc “ không có nghĩa là muốn làm gì thì làm .
Còn 'liberty " thiên về nghĩa "được tự quyết " trong các hành động của mình
Immanuel Kant có một định nghĩa rất chi tiết (tương đối phức tạp và khó hiểu ) về tự do . Ông coi tự do là” tự do là khả năng tự quyết của ý chí, thoát khỏi mọi ràng buộc của luật tất định” và “ý chí tự do, đơn thuần chỉ bị quy định bởi quy luật hiện thực mà thôi” . Rõ ràng tự do của ông gần như sát nghĩa với sự tự chủ và một người tự do là một người nhận thức được các quy luật ,luân lý, đạo đức và tự chủ trong hành động của mình sao cho phù hợp với luân lý ,đạo đức đó .
Tự do còn được định nghĩa là tình trạng khi một cá nhân không bị ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình
Ở đây có thể hiểu “quyền tự do” chính là “quyền tự chủ” của một người .
Một người tự chủ thì đương nhiên muốn làm chủ bản thân , cuộc đời và cả đất nước của mình . Và vì vậy mà họ muốn có quyền với đất nước của mình . Nói các khác họ muốn làm chủ đất nước ( dân chủ ) .
Mô hình dân chủ là mô hình hứa hẹn có thể mở rộng quyền làm chủ ra cho tất cả mọi người và cũng hứa hẹn đem lại sự tự chủ cho tất cả mọi người . Vì lý do này mà ta thấy dân chủ và tự do là 2 từ thường đi cùng nhau ( Ở đây chúng ta quyết không được hiểu tự do là muốn làm gì thì làm )
Nhiều người thường cố ý gắn hai thuật ngữ dân chủ và tự do lại với nhau như là "tự do ' tạo ra ' dân chủ ' và ' dân chủ' tạo ra "tự do" . Nhưng theo tôi dân chủ và tự do có mối tương quan nhưng không phải là nhân quả . Tự do không tạo ra dân chủ hay dân chủ cũng chẳng tạo ra tự do . Tự do thì hỗ trợ làm nền dân chủ hoạt động hiệu quả và dân chủ thì lại hỗ trợ phát sinh ra nhiều lựa chọn cho cá nhân hơn hay nói cách khác là nhiều tự do hơn . Dù sao đây vẫn là 2 thuật ngữ tách biệt cần hiểu rõ .
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất