Có một đoạn kí ức mà tôi cứ nghĩ mãi gần đây : đó là lần đầu tiên đi ăn pizza Nhà thờ Lớn ở Hà Nội. Có lẽ do đã quá quá lâu chưa được ăn pizza (ngon xỉuuu) và nhớ lại chiếc “khăn trải bàn” khác lạ - tờ giấy A0 cùng dăm ba chiếc bút sáp màu. Hồi đó tôi lên 9, mình vui và thích lắm - vừa được ăn ngon vừa được vẽ thỏa thích! Nhưng Thái Hà ngày đó, dù rất muốn, nhưng “em ấy” đã để chiếc bàn trống trơn - vì tôi sợ ai đó sẽ nhìn thấy nét vẽ của mình.
Nó có điều gì đặc biệt sao? Không, vì tôi vẽ rất rất xấu T.T . Bản thân thích vẽ - nhưng vẽ lại không thích mình - những bức tranh ở trên lớp luôn bị điểm thấp và các bạn cười chê - huhu. Xuyên suốt thời gian đó, và đến khi lớn hơn một chút, ngoài những bài kiểm tra, dường như mình không hề sử dụng bút màu. Mọi người thường nói, trẻ con suy nghĩ đơn giản lắm, buồn một chút, tủi một chút tí là quên ngay. Nhưng đối với mình, những đứa trẻ luôn là overthinkers. Những chuyện xảy ra với mình, xung quanh mình vẫn còn đọng trong tâm trí của mình đến tận bây giờ và nó cũng là một phần hình thành nên suy nghĩ, quan điểm và cả sự bất an.
Và câu chuyện về những chiếc bút màu, những lần điểm kém ấy đã tạo nên lớp vỏ bọc mang tên “tìm kiếm sự công nhận”.
Hồi nhỏ, có lẽ nó xuất phát từ sự tự ái hoặc xấu hổ, nhưng càng lớn, nó trở thành áp lực, đặc biệt là khoảng thời gian mình học cấp 3. Có thể nói tôi là đứa khá “nổi bật” trong lớp về khả năng học tập và hoạt động ngoại khóa và rồi mọi người vẫn luôn coi mình là một phiên bản gì đó có điều kiện, chăm chỉ và "nerd". Nhưng đó đều không - phải - sự - thật. Có lẽ, tôi sợ mọi người biết được mình thiếu sót như thế nào, ngu ngốc ra sao, mà bản thân đã cố gắng luôn làm hài lòng người khác, trong hầu hết mọi việc. Và chính điều đó đã dẫn đến stress và lo âu kéo dài. Tôi cố chạy theo những định kiến, hình ảnh người khác tạo ra cho mình. Tôi không còn hiểu mình thực sự thích gì, cần gì, muốn gì và là ai. Thay vào đó, tôi dần dành rất nhiều thời gian, tâm huyết để trở thành một Trưởng ban, một người Phó tịch toàn diện. Tạo cho mình một hình ảnh nghiêm nghị, lạnh lùng, tôi chọn nghe theo những gì mà họ nghĩ - về tôi.
Tôi lắng nghe mọi người nhưng rồi tôi lại bỏ quên chính bản thân mình cũng đang cần được lắng nghe và cảm thông.
Nhưng đến cuối năm lớp 12, mọi chuyện có chút thay đổi, theo hướng tích cực hơn. Vào thời điểm đó, mọi người xung quanh đều đang tất bật chuẩn bị và chăm chỉ cho kì thi THPT sắp tới, còn mình, còn mình đã dành lượng lớn thời gian để phản tư và suy nghĩ về hành trình của mình trong những năm vừa qua ( lí do điểm thấp là đây). Kì thi ấy có quan trọng với mình không? Có chứ, nhưng nó chỉ là những nguyện vọng ở trên mặt giấy chứ không phải thứ mình đang kiếm tìm.
Trải qua một giai đoạn khủng hoảng, những kí ức từ quá khứ cứ hiện ra, mỗi ngày một gần hơn, rõ nét hơn. Nó đến với mình như những bài học mà mình đã lãng quên để trở thành “một người nào đó”. Tôi bắt đầu có nhiều câu hỏi hơn : “Vì sao nó lại xảy ra? Điều đó đã ảnh hướng gì đến suy nghĩ của mình? Vì sao mình lại thất bại? Vì sao mình lại phải tự bảo vệ bản thân từ ngày mới chấp chững lên 6?” Ô, vậy là, những kí ức buồn xảy ra với mình, đều có nguyên do và ý nghĩa của nó.
Thú thật là, khoảng thời gian phản tư và nhớ lại những thất bại khi ấy khá xấu hổ, buồn, tự trách và tổn thương - vì mình phải đối mặt với những thiếu sót và vết sẹo đi theo mình hàng ấy năm.
Bởi vì mình mình luôn trốn tránh, bởi vì mình luôn đặt góc nhìn của mình vào chấm đen trong một trang giấy trắng - coi những điều tiêu cực từ người khác, từ môi trường tác động lên mình là điều đã hun đúc lên sự thất bại của mình. Thật ra, mọi thứ đến với vớ mình, đều có nguyên do của nó.
Giống như tôi vẫn thường hay được nhắc đến là đứa “học tài thi phận”, không có chút may mắn nào và khi mình tin điều đó, chứng tỏ mình chấp nhận điều đó, coi nó là điều thuộc về mình, mãi mãi. Đó chính là Fixed Mindset. Chúng ta cảm thấy “an toàn” khi đặt mình trong lối suy nghĩ như vậy, tiếp nhận quay trở lại vòng lặp cuộc sống, với một mindset vẫn vậy, với cách đối mặt thử thách, vẫn vậy, với những tổn thương vẫn vậy.
Rồi vòng tròn kì vọng - tổn thương - đổ lỗi lại tiếp diễn.
Bây giờ, dù tôi vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi vòng tròn đó, nhưng mình không muốn trốn tránh nữa, mình muốn “break” và “though”. tôi dần chấp nhận những khuyết điểm và sự không hoàn hảo của bản thân, mình dừng kì vọng quá nhiều vào tương lai mà quên mất hiện tại và quá khứ cũng đều đáng trân trọng như thế nào. Nếu cô bé hồi lên 9 ngại ngùng mỗi nghĩ có người khác nhìn nhìn vào những nét vẽ nguệch ngoạc thì Hannah khi 18 rất tự hào khi cùng bạn bè bàn luận và trang trí cuốn sổ planner. Tôi nhận ra, không phải ai cũng quan tâm đến những thiếu sót như cách mình suy nghĩ về nó nhiều như thế. Đó có lẽ là thế giới mà mình tự tưởng tượng lên mà thôi.
Và đó cũng có lẽ cũng là một lí do khi Thanh Hóa có chỉ thị 16, điều đầu tiên tôi nghĩ đến không phải cafe, snack hay đồ ăn, đó là giấy và bút màu. Mình trải tờ giấy A0 lên trước bàn học, vẽ vời mấy thứ linh tinh khi sau khi hoàn thành deadline và cổ vũ bản thân mình mỗi ngày. Nghe trẻ con nhỉ, nhưng đối măt với điểm yếu - điều khiến mình ngại ngùng và xấu hổ cũng hàng ngày cũng không tệ đến thế! Mỗi người đều lớn lên và trưởng thành khi họ biết chấp nhận sự thiếu sót, thành công của mình và trân trọng nó hàng ngày mà, nhỉ?
Điều mình muốn gửi đến đến mọi người (khi đã đọc đến tận đây vì bản thân vẫn chưa sửa được sự dài dòng này)
#1 : Expectations and Motivations suck.
#2 : Mọi người không quan trọng điểm yếu và thiếu sót của bạn nhiều đến thế.
#3 : Cởi mở và chấp nhận những khuyết điểm của mình. Đừng cố chứng minh mình, đừng để mình trở thành “một ai khác” vì những định kiến. Chúng ta đều là phiên bản độc nhất, những điều không may hay tổn thương cũng là một phần tạo nên chúng ta, bởi lẽ -“Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”.
#4 : Đừng hậu đậu đổ nước ra tờ giấy A0 như mình nha, tốn công vẽ bao nhiêu ông mặt trời với đám mây hiuhiu.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất