Khi một quận ở New Hampshire nhận thấy rằng học sinh gặp vấn đề với những bài kiểm tra  và tỉ lệ bỏ học cao, các giáo viên đã đưa ra một quyết định quan trọng: Thay đổi cách dạy học truyền thống và để học sinh tự làm chủ lớp học.
Cô giáo ngồi ghi chép và hướng dẫn cho các học sinh tự điều hành cuộc thảo luận
Tại trường cấp hai Pittsfield ở ngoại ô New Hampshire, trong tiết học Anh văn lớp 11 của cô Jenny Wellington, các học sinh tập trung lại thành một vòng tròn và thảo luận về quan điểm của David Thoreau đối với trách nhiệm cá nhân.
“Mọi người có nghĩ rằng David Thoreau là một con người chỉ biết lo cho bản thân không ? Một cậu bé 16 tuổi đặt câu hỏi.
“Ông ấy sống trong rừng và không muốn phải đóng thuế”. Một học sinh khác phản bác lại. “Phải, đúng vậy”.
Cô giáo Wellington ngồi sang một phía và ghi chép một cách nhanh chóng. Khi cô nhận thấy cuộc trò chuyện đang bị chi phối bởi một số học sinh, cô liền lịch sự gợi ý học sinh khác tham gia vào. Mặt khác, cô Wellington ngồi sang một bên và để cuộc thảo luận được diễn ra tự nhiên.
Cách dạy và học lấy học sinh làm trung tâm rất được hoan nghênh tại Pittsfield. Học sinh từ lớp 7-12 sẽ được tiếp cận với cách học sáng tạo trong năm học thứ 3 tại nơi đây.
“Đã từng có rất nhiều giáo viên đứng và giảng bài cho bạn – Nó cũng chẳng có ích gì nếu bạn không thực sự sẵn sàng học tập. Và khi giáo viên kết thúc bài giảng thì nó là vậy đó”. Noah Manteu, sinh viên năm cuối tại Pitssfield trả lời. “Điều này tốt hơn rất nhiều”
Các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách ở cấp độ tiểu bang và quốc gia đang theo dõi sát sao Pittsfield, nơi đã trở thành một vườn ươm cho những thử nghiệm quan trọng trong việc cải cách giáo dục. Mục tiêu của họ là: Mối liên kết mạnh mẽ hơn giữa kiến thức hàn lâm và kinh nghiệm thực tiễn, khi đó những chủ trương, tán thành cho học sinh sẽ chuyển hóa thành sự thành công sau trung học.
Pitssfield, trước kia là một thị trấn có chủ yếu 4500 người da trắng và phục vụ giáo dục cấp trung học cơ sở cho 260 công dân.Trong đó, 56% học sinh đủ tiêu chuẩn cho những bữa ăn giảm giá hoặc miễn phí. Giáo dục lấy trung tâm là học sinh đã được chú trọng đầy đủ trong các trường trung học và dần dần xâm nhập vào cấp trung học cơ sở. Và kế hoạch dài hạn là có thể phổ cập điều này tới cấp tiểu học.
John Freeman, quản lí tại Pittsfield, một trong số những người đầu tiên công nhận rằng giáo dục lấy trung tâm làm học sinh là một bước đi liều lĩnh và can đảm. Việc đánh giá về năng lực học tập của học sinh toàn tiểu bang đã không đồng đều từ rất lâu và giáo viên cùng với các nhà quản lí biết rằng họ còn một công việc rất quan trọng phải hoàn thành. Điểm số tuy chỉ là một thành tố và dựa trên nhiều cách đánh giá bao gổm tỉ lệ đăng kí và tốt nghiệp đại học nhưng John Freeman tự tin rằng giáo dục lấy học sinh làm trung tâm đang là một bước đi đúng đắn tại Pittsfield.
Tại Pittsfield, những cuộc thảo luận dẫn dắt bởi học sinh, làm việc nhóm và cá nhân đều được làm chủ bởi học sinh. Cách chấm điểm truyền thống đã bị thay thế bởi ma trận “năng lực”, chi tiết hơn về những kĩ năng và kiến thức học sinh mong muốn trở nên giỏi trong lớp học. Học sinh được chấm dựa trên thang điểm từ 1 – 4 trong đó 2.5 dựa trên “mức độ thông hiểu”  - và những điểm số ấy sẽ được chuyển thành chữ cái ở trong bảng điểm. Các giáo viên thường gặp nhau vào giờ ra chơi để đánh giá xem những chỉ dẫn của mình đã phù hợp với năng lực của học sinh hay chưa; họ dùng cơ sở dữ liệu trực tuyến để liên tục theo dõi về sự tiến bộ của từng học sinh. Ngoài ra, các lớp học online cũng cho phép học sinh thử thách bản thân hơn và dành được tín chỉ của các trường đại học. Sự giúp đỡ của gia đình cũng là một phần quan trọng cho sự phát triển của mỗi học sinh. Cùng với đó, chương trình Extended Learning Opportunities cũng tạo cơ hội cho học sinh dành được các chứng nhận về kinh nghiệm làm việc từ đó củng cố kiến thức hàn lâm, ví dụ như thực tập tại văn phòng nha sĩ hoặc đài phát thanh địa phương.
Tất cả mọi thứ chứng tỏ rằng học sinh có thể gánh vác trách nhiệm cho chính sự học của họ. Và họ cũng mong muốn được phát triển kĩ năng tư duy đột phá chứ không phải chỉ có tri thức hàn lâm. Kết quả là, việc lấy học sinh làm trung tâm đã trang bị đầy đủ cho học sinh về cả hai khía cạnh là đại học và sự nghiệp.
Sinh viên năm cuối Ryan Marquis bày tỏ: “Tôi đã thay đổi từ kiểu “Đây là hướng dẫn học tập và phiếu trả lời, làm đi!” để trở thành “Bạn muốn học theo phương pháp nào và làm thế nào để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn””.
 “Mọi người ở đây đều muốn trường học là nơi niềm đam mê và sở thích của học sinh được công nhận; sửa chữa những điểm yếu và thiếu sót”. Freeman nói. “Chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng không phải là điều xảy ra bên trong trường học mà là sự chuẩn bị để hướng học sinh tới thành công 7 năm sau khi chúng tốt nghiệp.
Cũng trong khoảng thời gian đó, quận cũng đang xem xét việc thực hiện ủy quyền cho New Hampshire trong việc áp dụng mô hình trường học “dựa trên năng lực của mỗi học sinh” thay vì cách học truyền thống để lấy tín chỉ. New Hampshire còn thông qua các Tiêu Chuẩn Cốt Lõi chung của Tiểu bang, thiết lập thang điểm hướng dẫn cho học sinh những thứ họ biết và có thể làm nhưng không được đứng đầu trong lớp học.
Phương pháp “giáo dục lấy học sinh làm trung tâm” là gì? Hiểu một cách chặt chẽ thì nó diễn tả một cách tiếp cận mới; giáo viên sẽ có vai trò như một gia sư thay vì một giảng viên. Trong khi mô hình này đang diễn ra sôi nổi trên toàn quốc thì cách thức định hình của nó vẫn đang được phát triển. Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng sai để miêu tả bất kì hình thức học tập nào mà trung tâm không phải là giáo viên. Quỹ giáo dục Nellie Mae ở New England đã chỉ rõ mô hình giáo dục cá thể hóa cho phép học sinh được phát triển dựa trên năng lực của từng người ; Cùng với cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, nó sẽ phá bỏ những giới hạn của cách học truyền thống hiện tại. Học sinh cũng phải có kiến thức nền để xác định cách họ sẽ học, lựa chọn các cơ hội học tập, ví dụ như các lớp học trực tuyến hoặc tự học. Làm các dự án, đề tài, trong đó học sinh sẽ xây dựng các mối tương quan giữa nội dung của môn học với mục tiêu, sở thích, nghề nghiệp cũng là một cách học khá phổ biến ở các trường trung học.
 “Học sinh trong các trường thực nghiệm đã gặt hái được những kết quả tốt hơn so với bạn bè cùng trang lứa; họ có tỉ lệ tốt nghiệp cao hơn, được chuẩn bị tốt hơn và cho thấy khả năng kiên trì cao hơn trong môi trường đại học”, giáo sư đại học Stanford và giám đốc khoa học của SCOPE, Linda Darling – Hammond chia sẻ trong một tuyên bố mới về nghiên cứu này. “Cách dạy này đã chứng minh được hiệu quả khi giúp đỡ được những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn”.
Tại Pittsfield, việc chuyển sang phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp khá khó khăn đối với mọi người, bao gồm cả cô Jenny Wellington. Để xây dựng tiết học về các quan điểm của Thoreau, cô giáo Wellington đã chú trọng về mảng “năng lực” của mỗi học sinh, dựa trên các tiêu chuẩn chung của tiểu bang. Với cách học này, học sinh lớp 11 sẽ có thể hiểu được những bài luận văn, từ đó kết hợp các luận điểm tạo thành dẫn chứng. Cô Wellington đã kết hợp các cuộc thảo luận, làm việc nhóm, bài viết luận và thỉnh thoảng kiểm tra theo cách truyền thống để đánh giá sự tiến bộ của lớp học.
“Tôi gợi lên cho chúng một điểm nhấn nhưng không nói cho chúng biết phải nghĩ gì và làm gì”. Vai trò của tôi là giúp chúng học tập với một suy nghĩ linh động hay một ý tưởng chứ không chỉ loanh quanh với việc học truyền thống. Một khi chúng gặp một vấn đề mới, chúng sẽ phải tìm hiểu kĩ càng hơn – thông qua sự giúp đỡ của sách.
Các học sinh thường theo dõi về mức độ tương tác của mọi người khi đóng góp ý tưởng vào các cuộc thảo luận, từ đó đặt ra mục tiêu cho bản thân và cho tập thể lớp. Về phần mình, cô Wellington tiếp tục giữ vai trò hướng dẫn, mặc dù đôi khi cô tạm dừng các cuộc tranh luận để cho các học sinh trầm tính cất lên tiếng nói và xem xét về những điều chúng nói.
“Khi học sinh quá hăng say với các cuộc tranh luận, tôi sẽ nói với chúng kiềm chế lại một chút để tạo cơ hội cho các học sinh khác”, cô Wellington nói. “Chúng đều nhận được những lời nhận xét sau mỗi cuộc tranh luận. Đó đều là những nhận xét chân thật và chúng đều thích”.
Đã có những sự tiến bộ bất ngờ trong lớp học của cô Wellington: Khi cô Wellington dùng một bài kiểm tra trắc nghiệm truyền thống để đánh giá kiến thức của học sinh ở cuối mỗi chương, nhiều học sinh không thể nhớ được những sự kiện cơ bản trong cuộc đời của Thoreau. Tương phản với điều đó, bài luận về chủ nghĩa siêu việt trong kì kiểm tra của họ lại là một điều bất ngờ khác. “Chúng đã đưa tôi ra khỏi thế giới này. Kiến thức của chúng còn sâu sắc hơn những sự việc kia nữa”.
Trong thời đại khi Google giống như chiếc điện thoại di động của bạn, “Liệu rằng năm Thoreau chết có còn là điều thiết yếu đối với kiến thức của học sinh hay không ?”, Robert Rothman nói, thành viên cấp cao của Alliance for Excellent Education, một tổ chức ở thủ đô Washington với mục tiêu thay đổi bộ mặt của các trường trung học. Nếu học sinh không biết rằng chúng đang lạc hậu với thế giới thì đó là một vấn đề. Nếu bạn muốn bàn luận về chủ nghĩa siêu việt thì việc đầu tiên là phải có kiến thức về nó, về những người đã chấp nhận nó và những bằng chứng để hỗ trợ cho luận điểm của bạn.
Còn có những nhà giáo dục thậm chí còn có những lập luận cao hơn nữa, nhấn mạnh rằng điều này không cần thiết đối với giáo dục ở trường công – nơi việc học thuộc lòng là chủ yếu. Tuy nhiên, “một nguy cơ đang dần hiện hữu”, Rothman nói. “Chỉ kiểm tra học sinh về kiến thức cơ bản sẽ không giúp học sinh phát triển khả năng nhận định và hiểu biết sâu sắc hơn trong học tập. Và việc giao tiếp và viết những bài luận dài mà không có một cơ sở kiến thức nào trong đó cũng sẽ không đem lại lợi ích gì cho học sinh”
Nguồn: 
 https://www.facebook.com/ILMs.vn/