Huỳnh Vân Du Thế Nam (ảnh mang tính minh họa nhân vật, không thuộc quyền sở hữu của tác giả) - Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/811351689106492862/
Trong sách sử của Hàn Lâm học sĩ có nhắc tới việc Trần quốc chính sự rối ren, đối mặt với suy vong nguy cơ rõ rệt, lòng dân bất mãn khó tránh khỏi tai kiếp sụp đổ.
Hồi hai chương một, ngày mười ba tháng hai năm Sơn Chi thứ hai.
Khi Hà quốc sư cùng Khiết Tử trở về từ Kiều quốc, lại vì một số chuyện nên chưa về Trần quốc ngay.
Hồi hai chương ba, ngày bảy tháng ba năm Sơn Chi thứ hai.
Ông quốc cử sứ thần sang, cũng từ lần đó mà Trần Đế mới mất nước. Sử cũ ghi lại chi tiết như sau:
Huỳnh tể tướng sa giá thân chinh tiếp đón sứ thần. Mũ quan chỉnh tề, quần thần đứng trên bậc cao nhìn ra. Ngoài cổng thành, đoàn người đi vào, tùy tùng đi theo đông đến trăm người, xe rồng lộng lẫy, kiệu hoa tráng lệ, lễ vật chất đầy trên lưng ngựa. Nhìn cũng biết Ông quốc hưng thịnh đến mức độ nào.
Sứ thần bước ra từ xe rồng, người mặc Hoàng Miêu Ty Sam viền bảo thạch lấp lánh, giày thêu mây sóng bằng chỉ kim tuyến, trên mũ đính đá quý cầu kì. Tuy là sứ thần nhưng khắp người đều là vật tốt, chẳng khác nào vua chúa, bước đến đâu người hầu trải thảm đến đấy, lính theo sau không rời nửa bước, biểu cảm nghiêm cẩn hướng mắt nhìn bọn họ.
Trên bậc cao, sứ thần tiếp lễ tể tướng, lời lẽ xem như khuôn phép nhưng hình thức rườm rà, không khỏi khiến người có chút choáng ngợp. Tể tướng quét mắt nhìn hắn từ đầu đến cuối không sót một thứ gì, trong lòng có suy tính nhưng chỉ im lặng, trên mặt không có biểu tình khác thường. Tể tướng hòa nhã đối đáp, an bài cho lính hầu cùng sứ thần vào trong diện kiến Trần Đế.
Bọn họ ngoài mặt nói cười nhưng lâu lâu vẫn đánh mắt nhìn nhau ra hiệu, Trần Hữu Niệm nhìn sang Tể tướng. Âu là có chuyện không ổn mới lo lắng. Theo lẽ thường mà nói, cho dù hưng thịnh đến đâu đi chăng nữa cũng không có chuyện sẽ cử xứ thần sang nước láng giềng mà ngồi xe rồng, khiêng kiệu hoa, trải thảm gấm, châu báu nhiều như vậy. Đây là thị oai, không phải ý tốt. Ông quốc đang mưu tính chuyện không hay. Bọn họ cho là thế.
Huỳnh tể tướng trong lòng thầm nổi sóng, học sĩ sang Kiều quốc đưa Hà quốc sư về đến nay đã hơn ba tháng, người đi không thấy tăm hơi, không rõ đội trưởng Hồng Lĩnh đối mặt với chuyện gì, duy chỉ gửi về một nhành đào còn vương nụ. Trần Đế thở dài, quần thần lắc đầu, đây rõ ràng ám chỉ khi nào nhành đào này nở hoa thì bọn họ mới trở về.
Sứ thần tuy hiện tại chưa có động tĩnh quá lớn, nhưng chuyện gì cũng không dám nói trước, Hơn nữa, Ông quốc là quốc gia cường thịnh ở đất Ân Trâm*, cây cối trù phú tốt tươi, khoáng vật nhiều không sao kể siết thì vì lí do gì muốn cùng Trần quốc nhỏ bé xa xôi phải cất công đến tận nơi cầu thân. 
Thời gian dự định ở lại mười lăm ngày, đến ngày thứ mười sáu thì liền có biến- nước Ông cử thêm người sang, lần này khoảng một trăm lính tinh nhuệ vào thành, Hữu Niệm lập tức nhíu mi ra lệnh không cho người nước Ông sang thêm, thăm sứ không có nghĩa phải huy động cả quân lính đến trước nhà người khác. Âm thầm sai người theo dõi động tĩnh, tai vách mạch rừng khắp nơi, há không thể rõ được mưu đồ?!
Kỳ lạ thay, vào đúng thời điểm khi Huỳnh Tể tướng gấp rút cho người đi tìm Hà quốc sư thì hai người bọn họ trở về. Đương nhiên triều đình ai cũng nổi giận, đối với vị học sĩ trẻ tuổi càng thêm chán ghét, bởi bọn họ biết rõ Hà quốc sư vốn dĩ không phải dạng người thích bỏ bê việc triều chính, thanh niên này rất được tín nhiệm, mấy lão quan cũng vì hắn tuổi trẻ tài cao mà càng thêm quý mến. Trần Đế vốn là người rất hiếm khi bốc hỏa khí, nhưng việc lần này thật sự khó bỏ qua, tự tiện đi ngao du không có sự cho phép của y, xem thường quốc pháp tội đáng chết nghìn lần! Bất quá hai người bọn họ nếu chết rồi thì chuyện lần này không thể giải quyết êm thỏa được, mà càng làm chuyện đã rối trở nên rối thêm, cho nên hoàng đế dùng cách khác định tội. 
Cả hai không tránh khỏi việc quở trách rất nặng, bổng lộc bị cắt đến vô thời hạn, tấu kiện chất đống trên bàn Nhật Thanh, bắt y làm việc nhiều hơn người khác, mặc dù việc của y vốn dĩ đã không thể ăn ngủ đúng giờ giấc. Riêng học sĩ, thu hồi kim bài, cấm bước ra khỏi cung, số giờ bắt ép ở lại Quốc Tử Giám* tăng lên gấp ba, triệt để ngăn chặn y gây phiền toái. Việc của học sĩ là dạy học cho thiên hạ nhưng hình như y đã quên rằng mình có bổn phận đó thì phải, lần này trở về với công việc nhàm chán, y không khỏi nhắm mắt thở dài.  
------------------------------------------------------------------------
Ông quốc tuy rằng bao năm chung sống hòa thuận nhưng trong “Cư Lê thực lục” của Triệt Hạ Khiết Tử ở hồi hai mươi hai có viết rằng: “…Ông quốc đem quân xâm lược Tô Bả. Lúc ấy chính sự rối ren, triều đại cứ thế mà suy thoái dần, các nước chư hầu thấy đó làm khiếp sợ. Lê quốc lâm vào cảnh loạn lạc, dân đen kêu khóc không thấu nổi trời xanh... Thấy thế địch mạnh không chống được, Nhựt Đế bàn với Trần Đế đề nghị liên minh. Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu, lấy đoản binh chế trường trận, liên minh trải dài khắp đất Tô Bả, Kiều quốc, Võ quốc cũng theo đó mà giúp đỡ vũ khí, lương thực, ngựa chiến chống Ông quốc….
Thấy thế quân Tô Bả ngày càng hùng mạnh, quân lính Ông quốc nhìn tướng trận uy nghiêm mà tụt giảm nhuệ khí, đánh đến năm năm thì suy yếu rõ rệt. Sứ giả đề nghị giảng hòa bảo toàn lực lượng…”
Do đó lần này đem quân dò khảo trước, Ông quốc ôm hận, quyết tâm có được vùng Tô Bả nếu tới thời cơ mới đem quân đến tấn công bất ngờ. Việc này tốt nhất nên án binh bất động, không nên gấp gáp mà rước họa vào thân, lực lượng hiện tại rất chênh lệch, nếu động binh chỉ sợ người chịu thiệt thòi là Trần quốc.
Khiết Tử về Trần quốc suy nghĩ không thôi. Ngay khi y cùng Nhật Thanh thăm thú vùng Trang Thảo* đã thấy quân Ông tập trận, ngựa giáo rất đông, có đến hàng vạn, nghi rằng có biến nên đã nhanh gửi thư về báo tin còn kèm theo một nhành đào báo hiệu, khi hoa nở là lúc bọn chúng đến. Nào ngờ Huỳnh Tể tướng nhận thư lại chẳng hiểu rõ ý đồ của hắn, suy ra rằng hoa nở là lúc y về, chỉ chờ ứng phó. Cũng chả biết con hoàng điểu ấy đưa thư kiểu gì mà tới nơi chỉ còn mỗi nhành đào, thứ quan trọng là bức thư thì lại biến đâu mất. Vậy ra sau bao ngày trời lén lén lút lút, ghi ghi chép chép, phân tích suy luận của hắn cùng Hà quốc sư đều đổ sông đổ biển. Ai, thật đúng là tắc trách!
Khiết Tử về Trần quốc cũng là ngày thứ mười một sứ giả ở lại.
Hàn Lâm học sĩ đi dạo trong Quốc Tử Giám, vừa ngắm hoa vừa giám sát sĩ tử. Họ đều là người tài sau này giúp vua trị nước, không chỉ Trần quốc mà còn có học trò của Lê quốc sang đây học tập, cốt là để liên minh hòa hữu.
“Tổ sư gia! Đồ nhi bái kiến tổ sư gia!”
Một đám người vận y phục sĩ tử, tay cầm kinh sách từ xa đã vội chạy đến cúi đầu hành lễ với y. Y quay đầu lại, trong bụng thầm suy nghĩ: tổ sư gia cái gì mà tổ sư gia, ta chỉ mới nhược quán*, các ngươi nhìn thế nào cũng là đồng bạn, mở miệng đã đem ta từ thiếu niên cường tráng thành một lão đồ già yếu, gọi như vậy thật sự không thấy ngại miệng sao?
Hắn gấp quạt cúi đầu trả lễ:
“Mọi người vất vả rồi, có việc gì mà hoảng hốt như vậy?”
Thấy vẻ mặt e ngại của bọn họ, Khiết Tử cười bảo rằng:
“Vào trong, chúng ta luận học, tiện thể kiểm tra các ngươi.”
Cài cửa cẩn thận, học sĩ sắc mặt ngưng trọng nhưng vẫn giữ vẻ ngoài điềm tĩnh, phất tay áo nói:
“Liên quan đến sứ thần? Các ngươi mấy ngày nay có phải bị theo dõi không?”
Bọn họ gật đầu, một nam tử lên tiếng, văn phong kính cẩn, nói năng khuôn phép như với bậc tiền bối:
“Tổ sư gia, đồ nhi bốn ngày trước có thấy sứ thần gặp riêng mấy vị khảo quan ở hậu viện, còn đưa cho mỗi người một túi gấm đỏ, thiết nghĩ là mua quan bán ngục nên liền báo cho Huỳnh Tể tướng. Người liền ngầm điều tra nhưng lại bị chặn đầu không lần được manh mối. Duy chỉ có Lưu đại nhân trước giờ liêm minh chính trực, sau khi nhận túi gấm thì có khẽ dặn dò đồ nhi khi nào gặp Tổ sư gia thì nhắc ngài gặp lưu đại nhân ở bia ghi danh Tiến sĩ. Chỉ là gặp Tổ sư gia rất khó khăn nên trễ nải nhiều ngày, đồ nhi lực bất tòng tâm không làm gì được, mong Tổ sư gia giơ cao đánh khẽ. Việc chính sự trước nên giải quyết, Tổ sư gia mau đi nhanh, chỉ e bọn chúng gây khó dễ cho Lưu đại nhân.
Học sĩ nhíu mày, khảo quan trong nước mà lại có chuyện bị sứ thần mua chuộc như vậy thì triều đình đã loạn rồi.
“Ngươi đưa thứ này cho Lưu đại nhân, không cần ta phải ra mặt, nếu gặp phải chuyện bất trắc cứ đến thẳng Hắc Long mà trình, Huỳnh Tể tướng cùng Hà quốc sư hiện tại không tiện điều tra kỹ lưỡng, bọn họ còn có chính sự khác, tránh làm phiền, cũng đừng nên manh động mà hại thân. Phải biết rằng “hiền tài là nguyên khí quốc gia"* muốn cướp nước nhanh nhất thì trước tiên phải tấn công vào cái nguyên khí ấy. Không được nhu nhược, các ngươi tuy người Lê quốc nhưng được Trần quốc chu toàn đã lâu, há cũng có chút gọi là ơn nghĩa. Hơn nữa Trần quốc loạn lạc thì Lê quốc cũng đừng mong yên ổn. Mọi việc còn lại thận trọng một chút. Ta đi trước.”
“Tổ sư gia bảo trọng!”
“Tạ ơn chỉ giáo!”
*Ân Trâm, Trang Thảo: tên của các bạn ngồi cùng bàn tổ 1, vì bạn công chúa Ông quốc ngồi ở tổ 1 * Quốc Tử Giám là mình mượn dùng vì mình không biết nơi dạy học trong cung gọi là gì. *"Hiền tài là nguyên khí quốc gia": mượn câu của danh sĩ Thân Nhân Trung trong bài ký "Đề tên Tiến sĩ Khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại bảo thứ ba", dưới thời vua Lê Thánh Tông.