Trước kỳ thi đại học năm nay, có nhiều bạn trẻ 99 - er vô ib hỏi tui là "Học báo chí vui không chị?" Chắc do cái info cộng vài hình "màu màu" tui để trên profile mà mấy em nhầm tưởng tui hoạt động báo chí chuyên nghiệp lắm... Nhân kinh nghiệm trải qua 4 năm đại học thì cũng chia sẻ vài điều cho các em Quay lại về câu hỏi của các em, tui chỉ trả lời một câu "Đậu Đại Học là vui rồi, khỏi lo gì cả em ơi". Đậu Đại Học là không chỉ mấy em vui mà cả ba mẹ mấy em vui, hàng xóm vui, họ hàng vui thậm chí cả dòng họ vui. Bằng chứng là cứ mỗi lần có ai đậu Đại học thì tiệc tùng linh đình cả xóm, ai nấy hớn hở, tay bắt mặt mừng, thậm chí dúi tiền vào tay mấy đứa nhỏ giống như chúc mừng mấy đứa vừa ra khỏi tù ahihi đùa thôi
Rồi lên Đại Học gặp bạn bè tứ xứ đổ về, làm quen với nhiều "ngôn ngữ mới", "văn hóa mới", nên vốn sống được nâng lên gấp bội, cũng vui mà. Ngồi học mà "Ê lấy cho ta sợi điệu", "Con gái con lứa suốt nhà cái kiểu chi rứa" :))) vừa học chữ vừa trau dồi vốn từ ngữ tiếng Việt, vui mà
Lên Đại Học nếu học xa nhà thì còn được trải qua cuộc sống đầy thiếu thốn, với mỗi ngày trôi qua chỉ có vài nghìn trong túi, ăn mì tôm cũng phân cấp độ như Milliket là nghèo, Hảo Hảo là bình thường còn Lẩu Thái là sang chảnh, rồi nhà trọ lụt bão nằm trên giường checkin xem tình hình trọ nhau, vui cực kỳ ...
Học Đại học trừ khi quyết tâm học Xuất Sắc,kiếm học bổng, bằng cấp cao thì mấy đứa nên học tập nghiêm túc, đừng bao giờ tin rằng Đại học là nơi ăn chơi sau 3 năm cấp 3 vì nó không đơn giản như mấy đứa nghĩ. Còn không thì các em cứ học bình thường, đủ xài rồi tận hưởng cuộc sống, trải nghiệm những điều mấy em thích, thật ra 4 năm Đại học không phải hoàn toàn là thời gian để học mà còn thử thách bản thân vào những thứ mới mẻ vì sau này ra trường rồi mấy em có muốn cũng khó để trải nghiệm...
Nói đến thử mới nhớ, đừng lo là các em chọn nhầm ngành, nhầm nghề, vì chả mấy ai ra trường làm đúng ngành nghề đâu em. Chị bạn tui học sư phạm ra làm thiết kế, chị kia học ngoại thương thì giờ làm hướng dẫn viên du lịch, rồi anh học kinh tế giờ thì đang làm kiến trúc sư... Và cả tui học báo chí thì giờ đang làm Marketing Executive :)) Nên đừng quá quan trọng là mình học đúng nghề hay không mà hãy cứ thử nhiều nghề nhất có thể để biết nghề nào phù hợp nhất với mình và tự bổ sung kiến thức ấy cho vững vàng... Vậy thôi
Tui thích cái câu "Đại học không phải là con đường duy nhất nhưng là con đường cần nhất" bởi vì giữa xã hội trọng bằng cấp như Việt Nam thì Đại học vẫn giúp các em dễ dàng hơn khi ra đời. Nhưng nếu các em không đậu Đại Học chính quy cũng không sao, có nhiều khóa học online để các em có thể trau dồi kỹ năng như coursera.com, edx.org... nhưng sau tất cả cũng đừng nên bỏ con đường Đại học nếu các em không có hướng đi rõ cho cuộc đời mình như Steve Jobs hay Bill Gates
Đại học đừng nghĩ cao xa là mấy em sẽ được học nghề, giỏi nghề mà hãy chỉ nghĩ đơn giản là mấy em có thêm 4 năm để rảnh rỗi, để tận hưởng tuổi trẻ và làm những điều mấy em thích trước khi vướng vô cuộc chiến tiền - đời
À và cũng đừng nghĩ đậu mấy trường Đại học lớn sẽ khiến mấy em thành công hơn, hãy lựa chọn một trường nào đó vừa sức mình và tận hưởng tuổi trẻ chứ đừng nên lãng phí thời gian vào áp lực điểm số, ganh đua bằng cấp mà đánh mất khoảng thời gian đáng quý đó...
Nói chung, Đại học theo tui là một con đường được trải nhựa KIẾN THỨC và hàng tá ngóc ngách TRẢI NGHIỆM để lựa chọn đến với CUỘC ĐỜI các em như thế nào :)) Nên hãy cố gắng khi các em có thể nhá
Có một sự thật ở Việt Nam là học sinh cấp 3 bị "xúi giục" chạy vào Đại Học vì bố mẹ và thầy cô luôn khẳng định đó là tương lai.
Nhưng sau đó lên Đại Học thì vô vàn sự thật khác sinh ra như đây không phải cái mình thích, đây không phải cái mình muốn... Và cuối cùng ra trường làm trái ngành trái nghề và cái bằng Đại Học trái ngành nó lại giảm giá trị đi phần nào.
Đúng là Đại Học không phải con đường duy nhất nhưng nó cũng không phải con đường ngắn nhất. Theo tôi thì học sinh cấp 3 nên dành ra 1 2 năm gap year để biết mình là ai, thích gì, muốn gì, cần theo đuổi gì. Rồi sau đó mới nên vào Đại Học để nghiên cứu sâu hơn cái mình cần, mình thích và mình muốn. Lúc đó nó không phí tiền, không phí thời gian và nhất là không có cảnh sinh viên học chỉ để điểm danh và sau đó đi học ngành khác ở trường khác.
Tớ thì khuyên các bạn cấp 3 hãy dành thời gian suy nghĩ thật kĩ việc bản thân muốn theo đuổi gì, sau đó tìm một trường đại học phù hợp với cái mà bạn theo đuổi và khả năng của bạn.
Chứ không nên bước chân vào đại học với tâm thế là "lựa chọn bất đắc dĩ" hoặc "có còn hơn không". Bạn sẽ mất 3-4 năm để cố gắn tồn tại trong cái làn sương mù mà chẳng biết phía cuối con đường là gì. Rồi sau đó chới với cố gắn bám trụ để không ngụp lặn trước xã hội
Theo tớ ấy, cái đam mê hồi cấp 3 chưa hẳn là cái đam mê sẽ theo suốt cuộc đời, vì có thể đó vẫn là cái đam mê nhất thời lúc ấy, lên Đại học nó cũng sẽ thay đổi ấy. Vì vậy đó là lý do tại sao lúc năm 1, năm 2 hào hứng nhưng đến năm 3, năm 4 khi tiếp xúc thực tế lại thấy khả năng không phù hợp với ngành nghề ấy. Đam mê nhưng cần phải trải nghiệm thì nó mới thật sự biết cái nào đúng với mình nên nếu đam mê thật sự thì ko cần học Đại Học người ta vẫn có thể thành công ^^ Và Đại học cũng chưa chắc sẽ giúp bạn theo đuổi đam mê nên cứ để mấy em ấy .. Take it esasy ^^
bạn hiểu lầm ý mình rồi. Mình không nói các bạn cấp 3 tìm kiếm đam mê.
Mình nói về sự theo đuổi.
Hãy ngồi lại 1 lúc và thử nghĩ xem những thời gian rãnh chúng ta thường ưu tiên làm gì ? Những công việc nào khiến chúng ta thích thú làm mà (1 thoáng) quên đi giờ giấc ?
Đam mê, theo mình, đơn giản chỉ là những công việc mà bạn ưu tiên thời gian cho nó hơn những thứ khác (một cách tự nguyện), là một điều mà bạn làm với một sự thích thú nhất định.
Nếu bạn tìm kiếm điều mình thích trong cuộc sống, lúc đó bạn sẽ không thích điều gì cả.
Sự thật là bạn đã thích một cái gì đó rồi. Bạn đã thích nhiều thứ rồi. Có điều là bạn đang chọn cách phớt lờ nó mà thôi.
Vậy nên, hãy ngồi lại và suy nghĩ thật kĩ, hơn là xông pha ra bên ngoài để theo đuổi những thứ mơ hồ.