Trong giới coinbiz, các đồng coin nền tảng / layer-1 thường được xem là lựa chọn đầu tư hàng đầu của nhiều nhà đầu tư. Bởi lẽ, những đồng coin này sẽ mang lại mức lợi nhuận hấp dẫn, nhưng có rủi ro không quá lớn.
Trải qua những cơn sóng lớn, nhiều đồng coin layer-1 đã tăng trưởng từ vài chục cho đến cả trăm lần. Có thể kể đến những cái tên như Bitcoin, Ethereum, Solana,... Tất cả càng củng cố một niềm tin vững chãi vào mảng coin nền tảng.
Nhưng khi 1 điều dần được hiển nhiên cho là đúng, đấy là lúc ta nên xem xét kĩ lưỡng lại ý kiến trên. Thị trường luôn biết cách đổi ổ khóa ngay khi chúng ta tìm ra chiếc chìa. Đã đến lúc, ta nên kiểm tra lại niềm tin của bản thân vào các đồng coin layer-1.
Vì vậy, mình muốn giới thiệu đến cho các bạn một bài viết siêu hay đến từ chainlinkgod, các bạn có thể đọc bài viết gốc ở đây. Và đây là bài dịch của mình. Bài viết bao gồm những insight quý báu mà ta khó tìm kiếm đâu khác được. Nào, cùng bắt đầu nhé.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Uptrend tạo ra những câu chuyện, Downtrend đưa ta trở lại những thứ cơ bản. Tuy câu nói trên chỉ mang tính bao quát, nhưng nó lại là nền tảng cơ bản cho những suy nghĩ hay phản ứng của mọi người trong các thị trường. Logic trên hoàn toàn đúng với các thị trường tài chính, nhưng với thị trường crypto, ta có cơ hội nhận thấy điều đó dễ dàng hơn. Đương nhiên rồi, chẳng có thị trường tài chính nào trước đây lại chuyển động nhanh như thị trường tiền điện tử vào lúc này cả.
2022 chắc hẳn sẽ là năm của thị trường gấu, không chỉ vì giá của đa số các token đã giảm 80-90% từ đỉnh, mà còn vì sự dịch chuyển vấn đề quan tâm từ phía người tham gia thị trường. Họ không còn quan tâm đến những mô hình ponzi phi lý, thay vào đó, sự chú ý dần chuyển sang những những mô hình tạo ra lợi nhuận bền vững, có tính chất kinh tế hay có khả năng giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng trên thế giới. 
Mùa đông của crypto ập đến, dòng tiền không còn đổ vào thị trường liên tục như thời điểm 1 năm về trước. Kèm theo đó là sự hoang mang, những câu hỏi như “Tại sao chúng ta lại xây dựng thứ này ?” cũng xuất hiện nhiều hơn.
Bản chất của mùa uptrend là những câu chuyện về sự tăng giá điên rồ của thị trường, còn trong mùa downtrend thì sao ? Thường chẳng có gì mới cả. Thời điểm này giống như một khoảng lặng để ta nhìn lại, xem xét kỹ những chuyện đã xảy ra trong mùa bull vừa qua.
Được rồi. Hãy cùng bàn về bản chất, vòng vốn hay các chiến lược tăng trưởng không bền vững đã xuất hiện trong năm 2021.

Sự chênh lệch băng thông chuỗi giữa cung và cầu

Rõ ràng một vấn đề quan trọng mà ngành công nghiệp blockchain đang phải đối mặt là khả năng mở rộng, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng phát triển của công nghệ blockchain trong tương lai. “Phí cho mỗi giao dịch tiền trên internet không nên tốn quá 5 cent (khoảng 0.008$).” Đó là những gì Vitalik đã nói vào năm 2017. Ta đang ở năm 2022 và Ethereum vẫn chưa thực hiện điều đó được. Rõ ràng mỗi giao dịch có phí gần $20, đôi khi còn tăng mạnh, không phù hợp với đại đa số người dùng.
Câu chuyện về phí giao dịch đã nổi lên trong nhiều năm, nhưng có sự thay đổi. Ban đầu, cộng đồng Ethereum đã chê bai mạng lưới Bitcoin vì phí quá cao vào năm 2017. Nhưng, ván bài lại lật ngược, sự kiện DeFi summer diễn ra vào năm 2020 và kéo dài đến đầu 2021, đã gây ra tắc nghẽn mạng lưới, đẩy mức phí giao dịch của Ether lên cao kỷ lục.
Những dòng tweet của Zhu Su trên đã tóm gọn những cảm xúc tiêu cực và cả sự thất vọng đối với Ether trong năm 2021. Đội nhóm phát triển Ethereum đã đánh mất lòng tin của cộng đồng, bởi lẽ họ chỉ đang tập trung vào chủ đề sự phi tập trung, xác minh bản thân, bảo hiểm tiền tệ,... mà quên đi những người đang ủng hộ họ. Có người cho rằng họ đang có “những ưu tiên khác”, nhưng cũng có một số người cho rằng họ đang hành động “thiếu thực tế”.
Trong thế giới lý tưởng, việc mở rộng chuỗi khối có thể được thực hiện đơn giản, bằng cách tăng kích thước của mỗi khối và giảm thời gian tạo khối. Dưới đây là phép toán tương tự được thực hiện bởi Doge chúa - Elon Musk.
Chỉ cần làm cho blockchain nhanh hơn. Ai mà chẳng biết điều ấy. Nhưng thực tế lại là một câu chuyện khác. Để thực hiện được giả thuyết trên, yêu cầu phần cứng của một node phải tăng lên. Yêu cầu này không dễ dàng với đa số và có thể làm mất tính phi tập trung của một mạng lưới. 

Ethereum đang đáp ứng nhu cầu đầu tư thứ cấp như thế nào

Có thể thấy rằng, lộ trình phát triển khả năng mở rộng của Ethereum luôn bị thay đổi. Nhưng trong năm 2021 vừa qua, Ether đã tuyên bố loại bỏ sharding và Plasma ra khỏi lộ trình, dành mọi sự tập trung để phát triển Rollups để đáp ứng nhu cầu mở rộng không gian khối, trong khi vẫn duy trì được sự phi tập trung của mạng lưới. Tính năng Rollups cho phép tách biệt phần thực hiện lệnh ra khỏi quá trình đồng thuận dữ liệu. Tính năng này sẽ giúp cho các layer 1, như Ethereum, có thể xử lý được khối lượng giao dịch lớn hơn mà không cần gia tăng cấu hình phần cứng cho mỗi node.
Tuy nhiên, với những khó khăn hiện tại, thật khó để phỏng đoán tính năng Rollups này mất bao lâu để có thể hoàn toàn ra mắt, cũng như đủ khả năng mở rộng mô hình. Đã có ít nhiều mâu thuẫn xảy ra giữa đội ngũ phát triển rollups và cộng đồng Ether, đương nhiên là về chủ đề rollups. Thực tế, rollups chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu trong năm 2021. Ở thời điểm bài này đang được viết, một nửa năm 2022 đã đi qua nhưng rollups vẫn chưa sẵn sàng để xử lý với lượng người dùng đang tăng lên theo quá trình mở rộng toàn cầu của Ethereum.
Nhưng, các nhà đầu tư thứ cấp lại chẳng hề quan tâm đến những lời giải thích. Sự phi tập trung ư ? Cấu hình của các node ? Và còn lộ trình mở rộng trong nhiều năm ? Các nhà đầu tư thứ cấp chỉ muốn các giao dịch có thể nhanh và rẻ hơn, để quá trình đầu cơ dễ dàng hơn phần nào. Việc không thể đáp ứng được lượng nhu cầu của người dùng (ngay tại lúc này)  sẽ làm Ethereum mất một số tiền không nhỏ. Liệu chúng ta có ngưng sử dụng blockchain để chờ Ethereum có thể mở rộng. Đương nhiên là không, người dùng sẽ bắt đầu chuyển đi trong thời gian đó.

Cuộc di cư của những nhà đầu tư thứ cấp.

Chúng ta ai cũng hiểu quá trình scaling của Ethereum là không hề dễ dàng. Nhưng khoan đã, sẽ ra sao nếu chúng ta chẳng cần phải mở rộng mạng lưới, hay kể cả duy trì tính phi tập trung ? Chắc hẳn vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tất cả dòng lệnh của Ethereum đều là mã nguồn mở, các giao thức DeFi cũng đều được công bố, nhưng hơn cả, mọi người đang đặt cược vào hầu hết các token không có giá trị.
Vì vậy, Thuyết luân chuyển của layer-1 (Layer-1 Chain Rotation Thesis) được ra đời. Tuy có cái tên hơi phức tạp nhưng về cơ bản, nó khá đơn giản: Hãy folk bộ mã của Ethereum, làm cho các khối nhanh và lớn hơn, folk luôn cả các dự án DeFi cốt lõi và trả tiền để mọi người sử dụng nó. Và wow, chúng ta đã có thế hệ blockchain tiếp theo, nhanh hơn và rẻ hơn Ethereum. Nếu gặp thời điểm thích hợp, dòng vốn đổ vào và các hoạt động đầu cơ sẽ giúp bạn tăng trưởng thần tốc. 
Cách tiếp cận này vừa đơn giản mà lại hiệu quả, nó đã được làm đi làm lại rất nhiều lần. Máy in tiền xuất hiện, các nhà đầu tư thứ cấp kéo đến, các quỹ đầu tư ngắn hạn tham gia, và thế là cả thị trường hưng phấn tột độ vì nhận được tiền miễn phí. Mỗi chain mới xuất hiện luôn có mẹo để tăng trưởng, thường là các câu chuyện hay những cải tiến kỹ thuật. Nhưng nhìn chung vẫn là những luận điểm quen thuộc.
Suốt quãng thời gian thị trường hưng phấn, mô hình này đều đem lại lợi ích cho những người tham gia. Các nhà phát triển có thể tăng tốc quá trình ứng dụng mạng lưới của họ, các nhà đầu tư có thể tham gia vào các dự án DeFi và các quỹ đầu tư ngắn hạn có thể đầu tư vào các hoạt động. Nếu có ai kể rằng họ có thể kiếm tiền mà không gặp chút rủi ro nào, có thể bạn sẽ thấy rất vô lý. Nhưng đây đúng là điều xảy ra trong quãng thời gian này. Thuyết luân chuyển của layer-1 đã phản ánh cực kỳ rõ nét thị trường crypto. Tuy nhiên, thị trường luôn tuân theo chu kỳ, một chu kỳ giảm đang chờ đón họ, và có thể còn hơn thế nữa.

12 bước dễ dàng để tham gia vào chu trình layer-1

Để có thể hiểu được tại sao chiến lược trên hiệu quả như vậy, ta hãy cùng mổ xẻ từng bước phát triển. Trong làn sóng tăng, bài phân tích dưới đây có thể được xem như một cuốn sách tham khảo. Nhưng ở thời điểm hiện tại, bạn hãy xem nó như một cuốn sổ và ta đang chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra.

1/ Khởi chạy một mạng lưới blockchain mới và phát hành token

Bước đầu tiên, hiển nhiên là tạo một chain mới, bằng cách fork phiên bản Go Ethereum (geth). Geth không chỉ được miễn phí, có phần mềm mã nguồn mở, mà còn đã được hoàn thiện qua nhiều năm sử dụng. Tại sao ta phải xây dựng từ đâu, trong khi đã có một phiên bản, được xây dựng bởi đội ngũ dày dặn kinh nghiệm, đã hoàn chỉnh mà còn lại miễn phí ?
Đương nhiên, phiên bản Geth mới này sẽ cần một đồng coin nền tảng để người dùng có thể trả phí giao dịch hay tham gia đóng góp vào chuỗi khối (và cả hoạt động trả thưởng). Đồng coin này còn sẽ được dùng để tài trợ cho chiếc máy in tiền, nhằm mục đích thu hút người dùng và trả lương cho đội ngũ lập trình viên cốt lõi, những người đã làm việc vất vả trong quá trình fork.
Ngoài ra, ta còn phải tính toán tổng cung của đồng coin nền tảng, phân tích phần trăm đồng coin sẽ được phân phối tới bạn (và team, đương nhiên là miễn phí), các VCs (Với mức giá nhỏ hơn 100 lần) và các nhà đầu tư thứ cấp (Được phân phối những gì còn lại). Các nhà phát triển sẽ luôn giảng thuyết về mong muốn “bảo vệ nhà đầu tư” của mình, nhưng sau cùng, mục đích của họ cũng chỉ là hướng sự chú ý của người dùng đến các dự án (được cho là tốt) trên blockchain của họ.
Phải hiểu rằng, việc ai đó tạo ra một phiên bản fork và bán token hoàn toàn không có gì sai cả. Đây là các bước đầu tiên và dễ nhất khi ta tham gia vào một chu trình tạo ra layer-1, giúp gia tăng tốc độ phát triển chain và mang lại lợi nhuận cho những ai tham gia vào.

2/ Quảng bá về tốc độ siêu nhanh và chi phí siêu rẻ

Sau cùng, mục đích sinh ra của một chain mới là nhanh hơn, và rẻ hơn Ethereum. Sau khi đã fork Geth, thứ ta cần quan tâm đến bây giờ là kích thước và thời gian đóng cho mỗi khối. Hãy cảm ơn phát biểu rất thông thái của Elon, nhờ đó mà chúng ta có một vài mẹo để marketing cho mạng lưới của bạn. 
Khi một chain mới vừa được tạo thành, các khối hoàn toàn trống và chuỗi dữ liệu (state trie)  hoàn toàn trống rỗng. Điều này có nghĩa các giao dịch sẽ hoàn toàn miễn phí (Hoặc chỉ một vài cent ~ vài nghìn đồng), các giao dịch sẽ ngay lập tức được chuyển lên chuỗi (tốc độ chỉ vài giây). Lúc đó, bạn đã có thể lập một bảng so sánh để làm nổi bật sự vượt trội khi so sánh với Ethereum rồi.
Đừng bận tâm nếu bạn đang lo rằng, một ngày nào đó, nhu cầu sử dụng sẽ vượt quá không gian của khối, hay các khối sẽ bị quá tải và làm cả mạng lưới sập. Đúng, những vấn đề ấy sẽ xảy ra. Nhưng đó là câu chuyện của tương lai. Còn ở hiện tại, xét về mặt kỹ thuật, mạng lưới của bạn đã nhanh hơn Ethereum.
Đồng thời, vì các khối và chuỗi dữ liệu còn đang trống, yêu cầu cấu hình phần cứng của mỗi node sẽ khá thấp, thậm chí thấp hơn cả Ethereum. Theo thời gian, các khối và chuỗi dữ liệu sẽ đầy lên, nhưng cũng chẳng sao cả, hãy tuyên bố bạn đã giải quyết được vấn đề mà không cần duy trì sự phi tập trung gì cả.
Hiển nhiên, sẽ có một vài người phát hiện ra thủ thuật và cố gắng tố giác bạn. Cũng không sao, họ sẽ nhanh chóng quên đi vì lợi nhuận. Nhưng nếu họ vẫn tiếp tục, bạn cần thêm một chút chiến thuật đặc biệt. Biến chiến dịch marketing thành thủ thuật gaslighting (một thủ thuật thao túng tâm lý) và Twitter sẽ là chiến trường của bạn. 
Hãy tìm cho mình một khẩu hiệu, chẳng hạn như “Cơ chế đồng thuận là điểm nghẽn, khả năng mở rộng chỉ là vấn đề kỹ thuật”, hay “Sự phi tập trung chỉ là chi phí để  phá đi những bản sao”,... Đừng ngại gọi ai đó là “đồ đần” nếu họ không đồng ý với bạn, cứ cho rằng họ “không cùng đẳng cấp với bạn”. Mạnh dạn tuyên bố “tương lai của crypto sẽ là multi-chain”, và bạn sẽ ổn thôi.
Chúc mừng, bạn đã hoàn toàn giải quyết xong câu chuyện khả năng mở rộng mà không hề tốn một đồng xu nào. Hơn thế, vì bạn đã khởi chạy và phát hành token, bạn đã có một cộng đồng holders, những người tin vào câu chuyện của bạn và sẵn sàng chống lại mọi lời công kích ngoài kia. À mà đừng quên, hãy thường xuyên chỉ ra Ethereum đắt như thế nào cho mọi người thấy nhé.

3/ Fork các dự án DeFi cốt lõi

Đến thời điểm này, bạn đã có một cộng đồng ngách, nhưng nhìn chung, chưa có nhiều hoạt động diễn ra trên chain mới của bạn. Các nhà đầu tư thứ cấp muốn có thêm nhiều ứng dụng, để họ có thể đầu cơ. Do đó, ta cần các dự án DeFi quan trọng phải xuất hiện, ví dụ như sàn giao dịch phi tập trung, nền tảng thế chấp stablecoin, nền tảng phái sinh,... Một lần nữa, hãy nhìn về phía thiên đường Ethereum, nơi có một hệ sinh thái đang phát triển miễn phí, và có hợp đồng thông minh mã nguồn mở, giúp bạn có thể tạo ra một bản fork rất dễ dàng.
Tuy nhiên, nếu cả hệ sinh thái của bạn chỉ có những dự án được fork, bởi chính team của bạn. Nó có vẻ trông chả giống một hệ sinh thái đúng nghĩa cho lắm. Vậy nên, bạn cần phải có thêm những ứng dụng từ các đội ngũ khác. Có 2 cách để thực hiện điều này. Cách thứ nhất, hãy tổ chức các giải thưởng để trao cho những đội nhóm tiềm năng, có thể xây dựng dApp trên chain của bạn.
Để tăng thêm uy tín, bạn có thể cải tiến những bản fork của mình, tạo ra những cải tiến cho ngành công nghiệp crypto. Nhưng thường, với một phiên bản của ứng dụng được fork lên chain khác, người dùng lại tin rằng đây là một thứ hoàn toàn mới mẻ, đơn giản chỉ vì chúng có những cái tên hoàn toàn khác nhau.
Cách tiếp cận thứ 2, yêu cầu sự tinh tế nhưng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hơn. Hãy tự mình fork các ứng dụng, sau đó, thuê một đội ngũ đứng sau với vai trò sáng lập hoặc phát triển. Trong trường hợp bạn không thể tìm được ai phù hợp, đích thân bạn có thể tham gia vào, nhưng danh tính phải được giấu kĩ nhé. 
Kết quả và mục đích của chain mới sẽ hoàn toàn được mô phỏng theo Ethereum, do đó mạng lưới mới của bạn sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư thứ cấp mới. Theo kiểu: “Nếu dự án A có vốn hóa bằng dự án B trên Ethereum, thì sẽ x bao nhiêu lần”.

4/ Kiểm tra sự độc lập của mạng lưới

Một ưu điểm của bản fork là mạng blockchain mới của bạn sẽ chạy EVM, đồng nghĩa mọi công cụ để xây dựng Ethereum và các hợp đồng thông minh bằng Solidity đều sẽ có thể sử dụng. Quan trọng hơn, ví Metamask cũng sẽ được kết nối, chỉ cần thêm một tùy chọn kết nối RPC mới (Hầu hết nhà đầu tư đều dùng Metamask). Các cộng đồng lập trình viên cũng có thể sử dụng các công cụ như Hardhat, Truffle,... để xây dựng dApp mới trên chuỗi của bạn.
  Song, bạn vẫn cần tạo ra một số thứ cho riêng chain của bạn. Bạn sẽ cần một trang web khám phá khối (block explorer), bạn có thể fork luôn trang web này hoặc trả tiền cho Etherscan để có một trang web tương tự. Bạn sẽ cần oracle để tích hợp với các dApp DeFi, hãy liên hệ ChainLink. Bạn cũng sẽ cần thêm thanh khoản, kênh mua bán bằng tiền mặt cho đồng coin của bạn, hãy liên hệ với các sàn giao dịch để niêm yết. Mục đích cuối cùng vấn sẽ là mang lại trải nghiệm thuận tiện như Ethereum, nhưng rẻ và nhanh hơn.
Cuối cùng, bạn cần một phương tiện để dẫn người dùng từ các hệ sinh thái khác, đến với nền tảng mới của bạn. Do đó, bạn cần tạo nên một cây cầu chuyển tài sản, bảo mật theo hình thức multi-sig bởi những validator được tin tưởng nhất. Xây dựng 1 cây cầu không phải là chuyện dễ, hàng tỷ Đô đã bị đánh cắp qua những vụ tấn công cầu chỉ trong 1 năm vừa qua. 
Tuy đây là một sự mạo hiểm, nhưng những cây cầu là yếu tố cần thiết để phát triển một nền tảng. Sau khi đã khởi chạy, hãy tuyên bố cho người dùng biết về “sự bảo mật tuyệt đối” của cây cầu.

5/ Khởi động máy in tiền, bắt đầu chu kỳ tăng trưởng

Điểm qua các hoạt động bạn đã làm được: Tạo ra 1 blockchain mới (fork), có một cộng đồng tin vào hệ sinh thái, tin vào những câu chuyện của bạn. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao họ phải rời các hệ sinh thái khác, để tham gia vào blockchain của bạn ? Vì có vẻ, cả hệ sinh thái của bạn còn rất mới, chưa có thanh khoản, người dùng,..
Thật ra, câu trả lời rất rõ ràng: Để tìm kiếm lợi nhuận.
Đây là nguyên liệu quan trọng để thực hiện thành công thuyết luân chuyển Layer-1. Xác nhận và triển khai 1 khoản tiền thưởng khổng lồ, người dùng chỉ cần bỏ tiền vào các dApp trên hệ sinh thái, hay còn được gọi là yield farming, và nhận phần thưởng. Khoản thưởng này có thể được trả bằng đồng coin nền tảng, hay cũng có thể là đồng coin của các dự án.
Trong một thị trường bò, các nhà đầu tư luôn có niềm tin về sự tăng trưởng, hiển nhiên token phần thưởng sẽ có giá trị lớn hơn 0, và vậy là đủ để khởi động một chu kỳ. Đảm bảo rằng chương trình của bạn sẽ có một cái tên hấp dẫn và nhớ miêu tả tầm quan trọng của chương trình này với sự tăng trưởng của cả mạng lưới. Nếu được, hãy nêu lên viễn cảnh, khi mà hệ sinh thái đã đạt được tăng trưởng vượt bậc sẽ huy hoàng như thế nào.

6/ Tận hưởng sự tăng trưởng của TVL

Khi các gói phần thưởng được khởi chạy, lãi suất trên các nền tảng dApp của bạn sẽ rất hấp dẫn. Tỷ lệ vay tiền sẽ cao hơn, kéo theo thanh khoản của hệ cũng tăng lên. Miễn là vẫn có người mua vào những token được in ra, mức lãi suất hấp dẫn ấy vẫn sẽ kéo dài. Tuy nhiên, nhiều người không thắc mắc mức lãi suất ấy thực sự đến từ đâu, nhưng nếu có ai thực sự thắc mắc, điều đó có lẽ không quan trọng bằng vấn đề lãi suất ấy sẽ kéo dài bao lâu.
Con số lãi suất khổng lồ này còn giúp bạn thu hút thêm các nhà đầu tư thứ cấp, và cả các quỹ đầu tư ngắn hạn (theo hướng ăn xổi) đầu tư vào nền tảng blockchain của bạn. Lượng vốn mới đổ vào này sẽ làm cho TVL của hệ sinh thái và cả các dApp nhảy vọt- một tín hiệu cho thấy hệ sinh thái đang phát triển rất mạnh mẻ, đây cũng là mục đích cốt lõi của hành động tăng TVL.

7/ Quảng bá sự thành công của TVL

Sự tăng trưởng của TVL như vậy là rất ấn tượng, đã đến lúc quảng bá sự thành công đó. Các chiến dịch quảng cáo đa kênh, tweet quảng cáo hay các bài báo được tài trợ là công cụ cần thiết để khởi động kế hoạch. Đừng lo, bởi bạn sẽ không phải làm điều này một mình, các quỹ đầu tư, holders, đội ngũ phát triển ứng dụng và cả các KOL sẽ cùng nhau lên tiếng.
Với số lượng người dùng tăng lên nhờ các gói phần thưởng, không chỉ TVL mà các chỉ số khác đều sẽ gây ấn tượng. Số địa chỉ hoạt động, số giao dịch, lợi nhuận doanh thu, vốn hóa thị trường,.. Các con số này sẽ giúp chứng minh cho nền tảng của bạn là tương lai của blockchain.
Song, có một chỉ số bạn không nên công khai, đó là số tiền được trao thưởng hay tỷ lệ lạm phát. Những con số ấn tượng trên sẽ chỉ có tác dụng ở thời điểm đầu, bạn cần phải tập trung vào mức lãi suất, TVL và tốc độ tăng trưởng. Mục đích là để kích động sự FOMO từ các nhà đầu tư và người dùng. 

8/ Kiểm tra tốc độ đầu cơ

Đây là bước khi mọi thứ đã sẵn sàng để quá trình đầu cơ bắt đầu. Các nhà đầu tư đã nhìn thấy các tin tức về bạn được 1 quãng thời gian, họ sẽ cảm thấy đây là thời điểm thích hợp để nhảy vào cuộc chơi. Các thông số đều quá ấn tượng. Và rồi, họ sẽ xem token của bạn đang bị đánh giá thấp và bắt đầu đầu cơ. Dù tỷ lệ lạm phát tăng, token chưa có giá trị hay mô hình kinh tế không bền vững, nhưng giá của token vẫn tăng. 
Những người tham gia đầu cơ thường không biết bảo vệ tài sản, nhưng lại rất giỏi khi nói về những gì họ đang làm (marketing truyền miệng). Dù có điều gì làm họ nghi ngờ, nếu porfolio của họ vẫn đang tăng giá, họ sẽ vẫn tin vào những giả thuyết của mình.
Nhưng ai đang cố tìm hiểu bản chất của cơn sóng này, đơn giản chỉ là những kẻ lan tin fud ngớ ngẩn và đánh mất đi cơ hội làm giàu như bao người khác. Khi thị trường đi lên, những token dù vô giá trị, đều trở nên có giá trị. Đừng tin vào chu kỳ, hãy nhìn vào chỉ số TVL.

9/ Lãi suất và TVL khi chu kỳ tăng tốc

Những bàn đạp đầu tiên đã gây hiệu ứng của thuyết luân chuyển hoạt động hiệu quả. Khi giá trị token được dùng trả thưởng tăng lên, đồng nghĩa phần thưởng cho người dùng cũng tăng lên. Điều này thậm chí sẽ thu hút thêm vốn đổ vào hệ sinh thái của bạn, thúc đẩy các chỉ số như TVL tăng trưởng xa hơn nữa. Các chỉ số ấy có thể tiếp tục được quảng bá lên các trang mạng xã hội, sự đầu cơ tăng lên, làm giá token tăng theo, TVL tiếp tục tăng,... và cứ thế tiếp diễn.
Vòng lặp của đầu cơ giúp hệ sinh thái của bạn phát triển nhanh hơn. Nhưng có thực là như vậy ?

10/ Kiểm tra thực tế

Đến một thời điểm nhất định, mạng lưới blockchain của bạn sẽ đạt tới điểm phá vỡ. Các khối được lấp đầy, phí giao dịch tăng lên và thời gian xác nhận lâu hơn. Đây vốn là mục tiêu ban đầu đạt ra để mạng lưới của bạn giải quyết. Nhưng, vấn đề có thể được giải quyết bằng cách tăng kích thước khối, đồng nghĩa với tăng yêu cầu cấu hình phần cứng cho mỗi node. Đương nhiên, đây là cách không bền vững. Các đĩa IO sẽ bị bão hòa, đến mức các node lớn nhất cũng không thể đồng bộ hóa với đầu chuỗi. 
Thật ra, đây giống như một căn bệnh mà mọi blockchain đều sẽ mắc phải ở một thời điểm nhất định. Và hóa ra, khả năng mở rộng là một vấn đề khá nan giải. Đây là thời điểm, bạn cần phải thuyết phục cộng đồng của mình, củng cố niềm tin khi ai đó thắc mắc về những thứ bạn đang thực sự làm. Và có lẽ, đã đến lúc cho một cú “quay xe”.

11/ Tiếp tục chu kỳ, nhưng với một câu chuyện xoay ngược

Cho đến thời điểm bây giờ, chu kỳ đã mang lại rất nhiều tiền. Nhưng nếu chỉ để vậy kết thúc thì thật đáng xấu hổ. May mắn, bạn không cần phải vậy. Bởi vì nền tảng blockchain của bạn bây giờ đã là một mạng lưới đa tương tác. Nó không còn chỉ là 1 chain đơn thuần, mà là một hệ sinh thái với nhiều sidechain được kết nối thông qua một trung tâm.
Dĩ nhiên, đừng dùng cái tên sidechain vì mang lại cảm giác khá tiêu cực về tính bảo mật. Bỏ qua cái tên, câu chuyện bây giờ rằng bạn sẽ giải quyết khả năng mở rộng thông qua hình thức mở rộng đa chuỗi. Các chuỗi mới có thể không được bảo mật hay phi tập trung bằng cái đầu tiên, nhưng điều đó có quan trọng gì ?
Nên nhớ, vấn đề bạn đang hướng đến không thực sự là số giao dịch trên giây, mà là tiếp tục thúc đẩy hiệu ứng. Một sidechain mới đồng nghĩa sẽ có thêm token để đầu cơ, thêm các gói phần thưởng. Một chu kỳ mới sẽ bắt đầu, chỉ bằng việc khởi chạy một chuỗi mới.

12/ Cuộc di cư lại bắt đầu

Câu chuyện về mạng lưới blockchain đa chuỗi rất hay, nhưng không thể kéo dài mãi mãi. Thời điểm mà người bán bắt đầu lấn át người mua, vì nhiều lý do. Chu kỳ bắt đầu đảo ngược. Giá token giảm, lãi suất cũng giảm theo. Dẫn đến người dùng bắt đầu rút vốn và tháo chạy. 
Các chỉ số quan trọng như TVL bắt đầu giảm, làm mất đi sự hấp dẫn ban đầu của token. Với chừng ấy sự thay đổi, các nhà đầu cơ bắt đầu bán tháo. Lãi suất giảm cũng sẽ làm cho các quỹ đầu tư rời bỏ hệ sinh thái này. 
Điều này không có nghĩa là cả hệ sinh thái của bạn sẽ chết, đúng hơn, người dùng và các quỹ đầu tư đang rời đi để tìm kiếm một nơi khác tốt hơn. Những ai ở lại là người tìm thấy tính ứng dụng thật sự của chain, cảm thấy hài lòng với mức lãi suất hiện tại hoặc đơn giản chỉ muốn vẫn là một phần của cộng đồng. Token sẽ không bao giờ giảm đến con số 0, vậy nên các gói hỗ trợ vẫn sẽ có giá trị cho hệ sinh thái.
Nhưng chính xác thì, điều gì làm cho mọi người bắt đầu bán tháo ? Có lẽ là vì sự xuất hiện của một nền tảng mới, đưa ra ưu đãi tốt hơn, lãi suất cao hơn hay các câu chuyện thú vị hơn,... Một ngày nào đó, họ cũng sẽ rơi vào kết cục như bạn. Nhưng đó là câu chuyện của tương lai, còn ở hiện tại, họ đang nhanh hơn bạn.
Và thế, một chu kỳ mới lại bắt đầu.
Source: The Layer-1 Chain Rotation Thesis: A Retrospective Analysis - ChainLinkGod