Biết giấc ngủ biết ta, trăm đêm trăm ngon!
Mình bị ám ảnh rất nhiều về việc ngủ. Đôi điều về bản thân: mình làm ở trong 1 agency digital và bạn biết đấy, việc thức đêm chạy...
Mình bị ám ảnh rất nhiều về việc ngủ.
Đôi điều về bản thân: mình làm ở trong 1 agency digital và bạn biết đấy, việc thức đêm chạy deadline có lẽ là điều khá thường xuyên hàng tuần. Năm 1, mọi thứ vẫn ổn. Năm 2, mọi thứ vẫn fine nhưng đến năm 3 thì có gì đó không ổn với mình rồi.
Đi làm về cho dù không phải chạy deadline thì mình vẫn thức tới 1h - 2h sáng rồi sáng dậy không bao giờ tỉnh táo cả, ngày đi làm thì cuống cuồng mà ngày nghỉ cho dù có ngủ bù thế nào thì vẫn mệt.
Vòng lặp đó ngày qua ngày siết chặt lại thật bức bối cho đến khi mình tìm thấy nguyên lý của giấc ngủ trong sách Why We Sleep - "Sao chúng ta ngủ" của Mathew Walker
Hiểu được hình vẽ này là bạn đã biết được 50% bí thuật giúp ngủ ngon hơn.
Theo đó, thời điểm chúng ta ngủ hay tỉnh dậy, được quyết định bởi 2 yếu tố:
1. Nhịp sinh học - Đường gạch chấm, quyết định bởi nồng độ hooc-mon melatonine. Nhịp sinh học ở mỗi người trung bình là 24h15' và lên xuống theo chu kỳ. Nhịp sinh học giống như chuông báo THỨC TỰ NHIÊN, thông báo cho bạn khi nào sẽ tỉnh.
2. Áp lực ngủ - Đường gạch liền, tạo ra bởi hóa chất adenosine. Càng thức nhiều, thì adenosine càng tích tụ nhiều. Thôi thúc ngủ thường lớn nhất sau khoảng 12 đến 16 tiếng thức.
Vậy bạn hay mình có ngủ đủ hay không, phụ thuộc vào 2 yếu tố:
1. Thời điểm tốt nhất để ngủ: khi áp lực ngủ lớn nhất VÀ nhịp sinh học bạn ở mức thấp nhất. (mũi tên gạch màu vàng ở hình trên)
2. Thời điểm tốt nhất để thức: lúc áp lực ngủ đã tan biến và nhịp sinh học của bạn tăng lên (dấu khoanh tròn đỏ ở hình trên)
Ngoài lề: Có bao giờ sau 1 đêm thức trắng rồi tiếp tục thức tiếp, bạn cảm thấy có 1 khoảng thời gian mình bỗng tỉnh táo đến lạ không?
Hãy nhìn hình trên, ở đường gạch nét đứng dọc nằm giữa, khi bạn thức liên tục như vậy, áp lực ngủ chắc chắn tăng vọt. Tuy nhiên vì nhịp sinh học lên xuống theo chu kỳ không đổi, đã tạm thời rút ngắn được khoảng cách giữa Thôi thúc ngủ và Tín hiệu sinh học, giải cứu bạn 1 chút khỏi cơn buồn ngủ.
Lời khuyên của mình cho các bạn đang vất vả đi kiếm giấc ngủ ngon như mình hồi trước:
1. Tốt nhất đừng đặt báo thức nữa. Hãy chú ý xem nhịp sinh học của mình thế nào, lúc nào thèm ngủ và khi nào thì tự động dậy được. Trước khi ngủ 1 tiếng, tắt máy tính, tắt điện thoại, tắt đèn neon, bật đèn ngủ, nói chung là xa rời tất cả các thiết bị digital.
2. Tạo áp lực ngủ hợp lý trong ngày để đến cuối ngày có thôi thúc ngủ đủ mạnh. Nếu bạn nào đang khó ngủ buổi đêm thì đừng ngủ trưa nữa nhé.
Tài liệu tham khảo: sách "Sao chúng ta lại ngủ" - Matthew Walker
Blog của mình: https://forthebettersleep.com/
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất