D là gì?

The Dark Factor hay ngắn gọn hơn D-factor được mô tả là nhân tố chống đối xã hội, theo nghiên cứu từ trường Đại học Copenhagen các đặt điểm tính cách "Dark Triad" bao gồm sadism (bạo dâm), psychopathy (chứng thái nhân cách) và Machiavellianism.
Nguồn: Pinterest
Nguồn: Pinterest
Theo thuật ngữ tâm lý học, D là xu hướng một người muốn tối đa hóa kết quả mong muốn của bản thân với chi phí của người khác, và biện minh cho những hành vi có hại của họ và thiệt hại mà họ gây ra thông qua một loạt các niềm tin chống đối xã hội.
Nói một cách đơn giản, yếu tố D mô tả xu hướng theo đuổi lợi ích của bản thân (chủ nghĩa ích kỹ) một cách tàn nhẫn, ngay cả khi điều này gây hại cho người khác, trong khi vẫn có niềm tin rằng mình đúng và biện minh cho những hành vi này.

Biểu hiện rõ ràng của yếu tố D?

Kể từ những năm 1950, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu một số lượng lớn các đặc điểm tính cách “đen tối” bao gồm việc coi thường hạnh phúc của người. Những người này thường có những hành vi như phi đạo đức, chống đối xã hội xuất phát từ việc thiếu sự đồng cảm, dễ lôi kéo, tính buông thả, lòng tự ái, tính bốc đồng và một số đặc điểm đen tối khác.
Biểu hiện rõ ràng nhất của D chính là chủ nghĩa Machiavellianism đặc trưng rõ ràng nhất của chủ nghĩa này là tập trung lợi ích của họ, họ sẽ thao túng, lừa dối và lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu của họ. Hiệu ứng này được lấy từ tên của Niccolò Machiavelli tác giả của quyển sách Quân Vương, bởi những gì ông viết trong quyển sách này nhầm hướng dẫn cách đạt mục tiêu dù phải đánh đổi những lợi ích của những người xung quanh.
Nguồn: Pinterest
Nguồn: Pinterest

9 đặc điểm của D-factor

1. Chủ nghĩa vị kỷ: Mối quan tâm quá mức đến niềm vui hoặc lợi ích của bản thân làm tổn hại đến hạnh phúc của cộng đồng.
2. Chủ nghĩa Machiavellianism: tán thành việc sử dụng lừa dối và thao túng để đạt được điều người ta muốn.
3. Sự buông thả về mặt đạo đức: một định hướng đến thế giới mà ở đó mọi người không xem xét các tác động luân lý và đạo đức trong hành động của họ.
Nguồn: Pinterest
Nguồn: Pinterest
4. Chủ nghĩa tự ái: một ý thức lan tỏa về sự vượt trội và sự vĩ đại, cùng với niềm tin rằng một người được quyền sử dụng, nếu không muốn nói là ngược đãi, người khác để đạt được những gì họ muốn.
5. Quyền lợi Tâm lý: niềm tin rằng một người xứng đáng có nhiều hơn và được đối xử tốt hơn những người khác.
6. Thái nhân cách: sự coi thường người khác được đặc trưng bởi sự đồng cảm rất thấp và khả năng tự kiểm soát rất thấp (hoặc tính bốc đồng cao).
7. Bạo dâm: hành vi vô cảm, tàn nhẫn hoặc hạ thấp nhân phẩm, trong đó mọi người gây ra đau đớn về thể chất hoặc tâm lý hoặc đau đớn cho người khác để khẳng định quyền lực hoặc để tìm thú vui.
8. Tư lợi: Theo đuổi lợi ích trong các lĩnh vực có giá trị xã hội, bao gồm của cải vật chất, địa vị xã hội, sự công nhận, thành tích học tập hoặc nghề nghiệp và hạnh phúc.
9. Sự cay cú: cư xử theo những cách gây tổn hại cho người khác, thường nhằm mục đích trả thù , ngay cả khi làm tổn thương người khác cũng làm hại chính mình.

Bài test về D-factor

Nếu như bạn muốn biết bản thân bạn hoặc những người bạn quen biết có số điểm D cao hay không thì bạn có thể vào ĐÂY để kiểm tra xem nhé. Điểm của mình là 1.36/5.

D từ đâu ra?

Hầu hết chúng ta cố gắng không làm tổn thương người khác khi chúng ta theo đuổi mục tiêu của mình trong cuộc sống. Nhưng những người có yếu tố D cao không quan tâm. Trong một số trường hợp, họ có thể chỉ đơn giản là không lo lắng hay không quan tâm rằng việc đạt mục tiêu của họ sẽ làm tổn thương người khác, nhưng trong những trường hợp khác, những người có chỉ số D cao có thể cố ý làm tổn thương người khác để đạt được mục tiêu của họ. Thậm chí tệ hơn, đôi khi mục tiêu của bản thân họ chính là làm tổn thương người khác, một cách dễ hiểu hơn thì mục tiêu của họ chính là trả thù. Và khi họ làm tổn thương người khác, những người đạt điểm cao trong D-facotor sẽ biện minh cho việc làm tổn thương người khác để đạt được điều họ muốn.
Nguồn: Pinterest
Nguồn: Pinterest
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã xác định được đặc điểm tính cách đen tối này, nên cần nghiên cứu về lý do tại sao nó lại xuất hiện. Điều gì khiến một số người có thói quen coi thường hạnh phúc của người khác và thậm chí làm những điều khiến người khác vô cùng đau khổ? Và có điều gì chúng ta có thể làm, với tư cách là cá nhân và với tư cách là một xã hội, để hạ thấp mức độ coi thường ích kỷ là nguyên nhân tạo ra rất nhiều vấn đề và gây ra rất nhiều đau đớn của chúng ta? Một trong những cách cải thiện xã hội tốt nhất là tìm cách giảm thiểu sự phổ biến của yếu tố D này.

References: