Cop26 - những điều cần biết về hội nghị môi trường lớn nhất hành tinh
COP là gì? ...
COP là gì?
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu là một hội nghị thường niên tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC). Các hội nghị này là nơi họp mặt chính thức của các Bên tham gia UNFCCC (Hội nghị các bên, COP) để đánh giá quá trình đương đầu với biến đổi khí hậu, và bắt đầu vào giữa thập niên 90, đàm phán Nghị định thư Kyōto để xây dựng những nghĩa vụ ràng buộc về pháp lý để các nước đã phát triển giảm lượng phát thải khí nhà kính của quốc gia mình. Kể từ năm 2005, Hội nghị cũng đồng thời là "Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Kyoto" (CMP); đồng thời thành viên của Công ước khung mà không phải thành viên của Nghị định thư cũng có thể tham gia vào các cuộc họp liên quan tới Nghị định thư trong vai trò là quan sát viên. Kể từ năm 2011, các cuộc họp đã được sử dụng để đàm phán Thỏa thuận chung Paris như là một phần của hoạt động Durban platform cho đến khi hoàn thành vào năm 2015, và sau đó một con đường chung hướng tới các hành động chống lại biến đổi khí hậu đã được tạo ra.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu đầu tiên được tổ chức vào năm 1995 tại Berlin.
Cop 26
Được tổ chức vào năm 2021 tai Glasgow, Vương Quốc Anh. Ban đầu dự kiến được diễn ra từ ngày 9-19/11/2020 tại glasgow, scotland, nhưng do ảnh hưởng từ đại dịch Covid nên nó đã bị hoãn đến ngày 31/10-12/11/2021.
Hội nghị là lần đầu tiên kể từ COP21 mong đợi các bên thực hiện các cam kết nâng cao hướng tới giảm thiểu biến đổi khí hậu; Thỏa thuận Paris yêu cầu các bên thực hiện một quy trình thường được gọi là 'cơ chế bánh cóc' 5 năm một lần để đưa ra các cam kết cải thiện của quốc gia. Kết quả của COP26 là Hiệp ước Khí hậu Glasgow, được đồng thuận bởi đại diện của 197 bên tham dự. Việc can thiệp của Ấn Độ và Trung Quốc đã làm hạ nhiệt động thái chấm dứt hỗ trợ điện than và nhiên liệu hóa thạch, hội nghị đã kết thúc với việc thông qua một nghị quyết ít nghiêm ngặt hơn một số dự đoán. Tuy nhiên, hiệp ước này là thỏa thuận khí hậu đầu tiên cam kết giảm thiểu sử dụng than. Nó bao gồm những việc khuyến khích việc cắt giảm khí thải khẩn cấp hơn và hứa hẹn nhiều nguồn tài chính khí hậu cho các nước đang phát triển để thích ứng với các tác động của khí hậu.
Vào ngày 13 tháng 11 năm 2021, 197 quốc gia tham gia đã đồng ý một thỏa thuận mới được gọi là Hiệp ước Khí hậu Glasgow nhằm ngăn chặn mối nguy biến đổi khí hậu. Thỏa thuận cuối cùng đề cập rõ ràng đến than đá, là nguyên liệu đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu. Các thỏa thuận COP trước đây đã không đề cập đến than, dầu, khí đốt hoặc thậm chí nhiên liệu hóa thạch nói chung, là tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, điều khiến Hiệp ước Khí hậu Glasgow trở thành thỏa thuận khí hậu đầu tiên có kế hoạch rõ ràng để giảm lượng than. Từ ngữ trong thỏa thuận đề cập đến ý định "giảm dần" việc sử dụng than thay vì loại bỏ dần.
Hơn 140 quốc gia cam kết đạt mức phát thải ròng bằng không. Các quốc gia trong nhóm này chiếm 90% GDP toàn cầu.
Hơn 100 quốc gia, trong đó có Brasil đã cam kết đẩy lùi nạn phá rừng vào năm 2030.
Hơn 40 quốc gia cam kết loại bỏ than đá.
Ấn Độ hứa sẽ rút một nửa nhu cầu năng lượng từ các nguồn tái tạo vào năm 2030.
Chính phủ của 24 quốc gia phát triển và một nhóm các nhà sản xuất ô tô lớn như GM, Ford, Volvo, BYD Auto, Jaguar Land Rover và Mercedes-Benz đã cam kết "nỗ lực hướng việc doanh số bán ô tô và xe tải mới không xả thải trên toàn cầu vào năm 2040 và không muộn hơn năm 2035 tại các thị trường hàng đầu". Các quốc gia sản xuất ô tô mạnh như Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các công ty Volkswagen, Toyota, Peugeot, Honda, Nissan và Hyundai đã không đăng ký cam kết.
Công bố các cam kết hỗ trợ tài chính mới cho việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trình theo dõi khí hậu vào ngày 9 tháng 11 năm 2021 mô tả kết quả như sau: nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 2,7 °C vào cuối thế kỷ này với các chính sách hiện hành. Nhiệt độ sẽ tăng 2,4 °C nếu chỉ thực hiện các cam kết trước năm 2030, tăng 2,1 °C nếu đạt được các mục tiêu dài hạn và sẽ chỉ tăng 1,8 °C nếu hoàn thành tất cả các mục tiêu đã công bố.
Cop 26 và những điều chưa kể
Nhìn chung, các hội nghị về khí hậu của Liên hợp quốc đã bị chỉ trích vì thiếu các hành động chính trị quan trọng và các biện pháp nghiêm túc chống lại biến đổi khí hậu.
Trong một cuộc phỏng vấn ngay trước thềm hội nghị COP26 năm 2021, nhà hoạt động biến đổi khí hậu Greta Thunberg, khi được hỏi cô lạc quan như thế nào về việc hội nghị có thể đạt được bất cứ điều gì, cô đã trả lời "Không có gì thay đổi so với những năm trước. Các nhà lãnh đạo sẽ nói 'chúng tôi sẽ làm điều này và chúng tôi sẽ làm điều này và chúng tôi sẽ tập hợp lực lượng của chúng tôi để đạt được điều này', và sau đó họ sẽ không làm gì cả. Có thể một số thứ mang tính biểu tượng, tính sáng tạo và những thứ không thực sự có tác động lớn. Chúng ta có thể có nhiều COP như chúng ta muốn nhưng thực tế sẽ chẳng có gì khác hơn."
Giữa hội nghị, vào Thứ Bảy ngày 6 tháng 11 năm 2021 đã có một cuộc tuần hành phản đối các hành động được xem là không phù hợp của các đại biểu tham gia hội nghị và các vấn đề khác liên quan đến biến đổi khí hậu, cuộc biểu tình này đã trở thành cuộc biểu tình lớn nhất ở Glasgow kể từ các cuộc tuần hành chống Chiến tranh
Iraq vào năm 2003. Ngoài ra, ở hơn 100 quốc gia khác cũng có những cuộc biểu tình tương tự.
Tuy nhắc tới nhiều vấn đề quan trọng như nạn phá rừng và metan nhưng có một khía cạnh mà cop26 chưa nhắc tới, đó chính là vấn đề ô nhiễm đại dương. Chúng ta đều hiểu đại dương góp phần quan trọng như nào đối với sự sống còn của toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Dễ dàng nhìn thấy đại dương đang bị tàn phá cực kì nặng nề trong những thập kỉ gần đây. Và thật khó hiểu khi cop26 không hề nhắc tới vấn đề này.
Sau khi đại dịch covid qua đi, sẽ là thời điểm để cả thế giới phục hồi nền kinh tế đã bị ảnh hưởng. Vì lẽ đó, nhiều quốc gia sẽ gác lại vấn đề môi trường mà tập trung sản xuất, phục hồi nên kinh tế. Bài toán chọn “cá” hay “thép” lại một lần nữa được đưa ra
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất