Công nghiệp hoạt hình, đã chết hay còn đang ngấp ngoải?! Công nghiệp sáng tạo, có gì mới?! [P1]
Phần 1: Điểm qua các ngành công nghiệp trong lĩnh vực giải trí. Từ đó, rút ra được cách nhìn nhận với ngành công nghiệp hoạt hình....
Phần 1: Điểm qua các ngành công nghiệp trong lĩnh vực giải trí. Từ đó, rút ra được cách nhìn nhận với ngành công nghiệp hoạt hình.
Tôi đã viết một bài nói về "5 lý do khiến hoạt hình ở nước ta là công nghiệp chết!". Trong bài đó, tôi đã để mặc định rằng luận điểm "hoạt hình nước ta là hoạt hình chết" để nêu ra 5 lý do dẫn đến điều này. Vậy hôm nay tôi sẽ đưa ra những cái facts mà có người cho rằng tôi không hề có mà chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân để back up cho tuyên bố bên trên. Còn tính khác quan, chủ quan của 5 lý do tôi nghĩ nó tương đối, nó đúng cho những trường hợp này nhưng lại không đúng với những trường hợp khác, nó bao gồm cả 5 lý do hoặc từng lý do.
Bài này, tôi sẽ bao quát không chỉ công nghiệp hoạt hình mà cả công nghiệp giải trí nói chung và một số nhận định cá nhân về công nghiệp sáng tạo.
[Phần này tôi sẽ chưa bàn về hoạt hình và Công nghiệp sáng tạo vội, mà hãy điểm qua vài hiện trạng của công nghiệp giải trí nước nhà]
Trước hết hay tua qua về các khái niệm.
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về (một ngành) công nghiệp nhưng phổ biến vẫn được biết đến là:
An industry is a group of companies that are related based on their primary business activities. In modern economies, there are dozens of industry classifications, which are typically grouped into larger categories called sectors.
Vậy ngành công nghiệp giải trí là tập hợp các công ty mà công việc kinh doanh (business) của họ là làm giải trí. Tương tự như công nghiệp điện ảnh, công nghiệp hoạt hình, công nghiệp truyện tranh,... Tập hợp của các ngành công nghiệp này có thể được gọi chung là Lĩnh vực Giải trí. Nói rộng hơn chúng ta có NỀN công nghiệp (Sáng tạo).
Trong một diễn biến khác, theo các khái niệm của VN, công nghiệp (giải trí) là hoạt động sản xuất (phim ảnh, hoạt hình, truyện tranh, ca nhạc,...) dựa trên các tư liệu sản xuất của các hoạt động sản xuất khác (máy ảnh, máy quay, máy tính, thiết bị thu phát âm thanh, đèn đóm,...) nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người.
Về (ngành) công nghiệp âm nhạc
Có thể nói đây là ngành công nghiệp giải trí phát triển nhất của nước ta. Tuy nhiên sức cạnh với trường quốc tế vẫn còn non nớt dù chúng ta có những nghệ sĩ dành được nhiều giải thưởng quốc tế như MAMA, EMA, WMA,...
Âm nhạc cũng là một trong nhiều hành lang dẫn lối cho văn hóa của một quốc gia được phổ cập ra thế giới. Hãy cứ nhìn vào các nước có nền âm nhạc hay giải trí phát triển, văn hóa của nước đó phổ biến trên thế giới hơn cả. Và các nhà chức trách nước nhà cũng nhận ra điều đó.
Dù rằng, chúng ta có nhiều bảng xếp hạng âm nhạc, lâu đời nhất có thể kể đến bảng xếp hạng trên xoneFM, dựa vào lượt nghe và nhắn tinh bình chọn của khán giả cả nhạc ngoại lẫn nhạc nội. Mới hơn thì các trang phát nhạc miễn phí cũng dựa vào số lượt nghe để xếp hạng. Mới nhất là dựa vào lượt "viu", share trên Youtube. Tuy nhiên, chúng ta lại thiếu các tổ chức đánh giá chuyên môn, làm nhiệm vụ đánh giá, xếp hạng, xử lý vi phạm và cấp sở hữu trí tuệ cho âm nhạc. Nếu chỉ dựa vào lượng bình chọn hoặc sự phổ biến nhất thời, việc đánh giá 1 tác phẩm âm nhạc sẽ trở nên phiến diện và thiếu tính chuyên môn.
Bên cạnh đó âm nhạc VN còn vướng phải nhiều trở ngại từ phía thính giả như nghe nhạc lậu, cày view gây mất cân bằng, giảm tính công bằng trong cạnh tranh, hay từ phía nghệ sĩ như nhạc lậu, nhạc có từ lóng nhưng không gắn mác lứa tuổi.
Công nghiệp điện ảnh (phim truyền hình)
Cũng giống như đối với âm nhạc, hãy nhìn vào sự phát triển của hệ thống đánh giá, chấm điểm, quản lý, xếp hạng... Dễ dàng tìm được cách website đánh giá phim ảnh nước ngoài như Imbd, Rotten Tomato, Eontalk, AMP,...
Theo nhận định cá nhân, phim truyện VN đang hạn chế về đối tượng tiếp cận và phương thức tiếp cận. Có thể tham khảo cách làm của Netflix của Mẽo quốc. Ở VN có Film+ nhưng lại kém về sắp xếp và dán nhãn độ tuổi, cảnh báo bạo lực.
Bên cạnh đó thì hệ thống giải thưởng điện ảnh, phim truyền hình còn kém phát triển và phổ cập (?)(?)(?)
Phim Việt ra quốc tế và được giải thưởng quốc tế chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Thậm chí trong các phim từ xưa đến nay của nước ta được đệ trình lên Oscar chỉ có duy nhất 1 phim được đề cử mà không được giải.
Việc gắn nhãn độ tuổi và sự kiểm duyệt của Cục điện ảnh và Bộ vh,tt&dl còn lắm nhiêu khê và sách nhiễu. (?)(?)(?)(?)(?)
Công nghiệp truyện tranh
Như đã biết, truyện tranh là một trong thứ thu hút người trẻ tuổi nhất hành tinh này. Đôi khi nó còn là "con sâu đục khoét tuổi thơ". Có thể điểm tên rất nhiều bộ truyện tranh gắn liền với tuổi thơ và cả tuổi "văn" của rất nhiều người như series Doraemon, thám tử lừng danh Conan, chú sư tử trắng Kimba, nữ hoàng Ai Cập, Marvel Comics, DC Comic,...
Có thể thấy, truyện tranh đóng vai trò rất lớn để xây dựng tuổi thơ của trẻ em cũng như là một phần cuộc sống của người lớn. Hệ thống truyện tranh Nhật Bản được xếp loại theo nhiều tiêu chí từ độ tuổi đến thể loại và cả những loại cấm, nặng đô kén độc giả. Nếu vào bất kỳ trang web truyện tranh Nhật Bản nào, bạn sẽ choáng ngợp với kho tàng khổng lồ và hệ thống gắn nhãn phong phú.
Tương tự với truyện tranh của các quốc gia nổi tiếng khác như Hàn, Trung, Mỹ, tuy nhiên, những quốc gia này thường đẩy yếu tố giáo dục, nhân văn vào những đầu truyện phổ biến, hướng tới những độc giả nhỏ tuổi hoặc chưa trưởng thành.
Ở Việt Nam ta, hồi những năm 80, 90 đến đầu những năm 2000s là khoảng thời gian Việt Nam hội nhập văn hóa ngoại quốc, truyện tranh nhập ngoại và truyện tranh do tác giả Việt bùng nổ ở nước ta với nhiều ấn phẩm nổi tiếng. Tuy nhiên, khi công ước Berne được áp dụng, truyện tranh Việt Nam rơi vào thoái trào vì những bộ truyện kinh điển, thu hút độc giả lại phải dừng sản xuất vì cáo buộc sao chép những tác phẩm nước ngoài.
Hay những vụ lùm xùm pháp lý của bộ truyện "Thần đồng đất Việt" khiến tác giả phải mất nhiều năm tranh kiện, mất luôn cả thời gian và công sức đáng nhẽ để cống hiến cho nghề, cho đam mê. Hay những luồng ý kiến trái chiều về phóng tác, nội dung dã sử, huyền sử với mục đích cào bằng , thỏa mãn thói "gato" khi thấy người khác dám nghĩ, dám làm, dám thách thức. Hay những nhiêu khê, xách nhiễu của kiểm duyệt và cụm từ "thuần phong mỹ tục".
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết "Còn ai vẽ truyện tranh cho thiếu nhi?" của @annpham96 để hiểu sâu hơn về đề tài này.
Những năm trở lại đây chúng ta có sự xuất hiện khá mới mẻ của Comicola, trang gây quỹ cộng đồng, ủng hộ các tác giả để tiếp tục sáng tác truyện tranh. Một điểm sáng cho những người yêu mến truyện tranh và muốn giúp đỡ các tác giả gây dựng lại nền truyện tranh nước nhà vươn tầm cả thế giới. Nhưng đến CEO của trang cũng phải nói rằng:
Theo quan điểm của tôi, truyện tranh và hoạt hình tuy hai mà một. Nó giống như nhiếp ảnh và điện ảnh vậy. Nó là hai thế giới khác nhau, tách biệt nhưng lại không ngừng tương hỗ, bổ trợ nhau như trong bộ phim hoạt hình điện ảnh của SONY "Into the spiderverse" vậy
Tạm kết
Bài này tôi đề cập phần lớn đến những vấn đề, thực trạng của nền công nghiệp giải trí ở nước ta nói chung để mở ra bài viết chi tiết hơn ở P2 về công nghiệp hoạt hình. Ở đó tôi sẽ đào sâu hơn là bề nổi của một ngành công nghiệp mà tôi xem là nó đã chết, hoặc ít nhất là vẫn còn đang ngắc ngoải, gượng ép.
Bài viết có những ý kiến, quan điểm cá nhân và những dẫn chứng back up cho những ý kiến đó. Nếu cảm thấy chưa đúng hoặc thiếu sót, hãy vui lòng góp ý với tinh thần cầu thị và xây dựng. Tôi sẽ luôn lắng nghe và sẵn sàng sửa bài nếu cần thiết.
Phần 2 sẽ được hoàn thiện và đăng tải sớm nhất có thể!
Cảm tạ!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất