Buồn nhỉ, gia đình đông con nhà lại nghèo nhiều khi cái nghèo khiến con người ta nghẹt thở thật. Cuộc sống khiến người ta mệt mỏi thật sự, gia đình đông con, bố mẹ nghèo làm gì có tiiền nuôi tôi ăn học chứ. Đúng thật, bố mẹ tôi cũng không thể chỉ lo cho một đứa con, hai ông bà cũng quá nghèo khổ, gia đình có 5 chị em thì tôi đã là người cực kì may mắn rồi.
Chị cả tôi đã lấy chồng bố mẹ tôi nuôi chị 12 năm ăn học để giờ đi lấy chồng ở một nơi xa xôi cách trở , mỗi lần mẹ muốn gặp con gái là cả một quá trình. Tôi vẫn còn nhớ lúc đi ăn cưới chị tôi về mẹ tôi đã ốm liệt giường vì bà bị say xe. Một người đàn bà cả đời quanh quẩn núi rừng như bà làm sao mà quen đi xe ô tô xa như vậy. chị tôi cũng đã hai cái tết không về, năm nay chị lại có thai tôi biết chị sẽ lại không về về.
Còn chị hai tôi kém may mắn hơn khi không đc đi học lại lấy một người chồng nghèo vô tâm giờ đã 1 con và mang thai đứa thứ hai chị lại càng khổ. Ngày chỉ có đi làm nương rẫy mà sống. Bé con chị tôi bây giờ mới đc có 2 tuổi rưỡi còi cọc vì không đủ chất. Nhiều lúc nhìn thằng bé mà tôi đau lòng quá. Hai em tôi chúng nó còn ham chơi chưa biết suy nghĩ hay thương cho bố mẹ tôi. Còn có tôi nữa, đi học xa chưa bao giờ giúp đỡ bố mẹ tôi được việc gì tử tế, có một kì nghỉ cuối cùng mà cx chẳng giúp bố mẹ tôi đc gì, đã thế tôi còn phải suốt ngày xin tiền bố mẹ đóng học phí và phí sinh hoạt. Thật sự nhiều lúc tôi bất lực không còn muốn ns gì nữa, tôi mệt mỏi chỉ muốn từ bỏ ước mơ để bản thân thanh thản, đỡ lo, đỡ phải đắn đo suy tính. Nhưng thật sự tôi không biết phải làm sao nữa. Chẳng lẽ tôi lại an phận làm một đứa con gái bình thường lây chồng sinh con rồi cuộc đời cứ thế gắn liền với ruộng nương?
Không! tôi không làm đc điều đó.
Tôi nhiều lúc cảm giác mình là một đứa trẻ vô gia cư, tại sao lại nói vô gia cư? đơn giản thôi! tôi thiếu thốn tình cảm. Tôi nhớ có một buổi chiều năm tôi còn học cấp 3 ở thị trấn, bố bị bệnh gout, hôm ấy bố đi xuống thành phố khám nên đã đi vào trường thăm tôi. Tôi thấy bố tôi thật sự quá đáng thương, bộ quần áo của ông chẳng khác gì giẻ lao chân của các bạn phòng tôi. Khắp người ông bẩn thiu, chân tay nứt nẻ, đôi dép đen rẻ tiền bố đi trông thật thảm hại. Lúc đó trông bố tôi xanh xao gầy gò, khuôn mặt ông khắc khổ. Ông chìa ra cho tôi 300 nghìn duy nhất. Tôi lúc đó hồn nhiên không cảm nhận được sự khó nhọc của bố. Tôi lúc đó chỉ cảm thấy xấu hổ vì bố tôi không giống bố người ta ăn mặc sạch sẽ, chỉn chu, đi ô tô sịn. Tôi vội vã cầm tiền rồ chạy nhanh về lớp bỏ mặc người đàn ông ấy bơ vơ giữa sân trường.
Một lần khác, tôi cũng không nhớ rõ lắm đó là năm lớp 11 thì phải, bố tôi đưa tôi xuống trường, tôi đã đòi mua cho bằng được một cái điện thoại. Lúc đó tôi đòi mua cái điện thoại 2tr, mà 2tr là tất cả số tiền bố tôi có trong túi. Tôi và bố đi vào Điện Máy Xanh thì các chị nhân viên nhìn hai bố con như "ăn mày". Tôi hiểu bởi vì trông hai bố con tôi lúc đó đúng thật là rất thảm, bố mặc chiếc áo phông sờn bạc có dính vài vệt nhựa cây, một chiếc quần cũ kĩ có dính bùn đất và đôi dép tổ ong màu vàng sờn cũ có vài vết rách. Tôi thì trông ổn hơn một chút vì mặc trên người 1 bộ cánh đồng phục trường cấp 3 khá là chỉn chu. Một chị nhân viên ra mời chúng tôi xem hàng, chị nhìn chúng tôi một lúc rồi đưa thẳng ra quầy điện thoại dưới 2tr. Tôi thật nhắm trúng chiếc điện thoại 2 tr, chị nhìn tôi có vẻ khinh khỉnh nhưng tôi mặc kệ, quay sang nhìn bố đòi mua. Bố tôi lúc đó chỉ hỏi " con thích không, có thấy dùng ổn không" mà không hề có ý ngăn cản, bố tôi mà! lúc nào cũng vậy chỉ cần là tôi cần cho việc học tập thì bố luôn luôn cố gắng để đáp ứng. Và hôm ấy ông đã nhịn bữa cơm trưa đi hết 80km về nhà. Mà khi ấy tôi cũng không thấu hiểu cho nỗi lòng của bố, tôi thật sự đã quá ích kỉ. Nếu quay lại hôm ấy, tôi chắc chắn sẽ không đi vào cửa hàng điện thoại và cũng sẽ chẳng đòi mua điện thoại.
Một buổi sáng năm lớp 12, đó lần cuối họp phụ huynh cho cả cuộc đời học sinh của tôi, bố mẹ tôi không xuống trường họp, tôi cảm thấy mình như là một đừa trẻ bị vứt bỏ, người ta ai cũng hớn hở đón bố mẹ. Tôi thật cảm thấy thương xót cho chính mình, nhưng thương hơn cả là bố mẹ tôi. Lúc tôi ngồi đây ở sân trường than trách bố mẹ không đi họp phụ huynh, thì ở đâu đó bố mẹ tôi đang dầm mưa dãi nắng lên nương, làm việc kiếm từng đồng bạc cho tôi đi học. Lúc đó tôi cũng sắp chụp kỉ yếu rồi nhưng không có gì để chụp cả. Vài tuần trước đó, tôi có hỏi xin tiền chị tôi mua váy và cắt lại kính mắt thì chị tôi nói rằng chị cũng đang rất là khó khăn, chị tôi cũng không thể trợ cấp cho tôi. Tôi không biết chị tôi nói thật không hay chỉ đơn giản là chị cảm thấy không cần thiết phải chu cấp cho tôi. Tôi không thể đi đòi hỏi bố mẹ bởi vì tôi biết việc này giống như rút xương của bố mẹ, hai ông bà còn cần tiết kiệm để xây lại căn nhà đất đã nứt tường và khi tôi đỗ đại học rồi thì tôi còn rất nhiều khoản tiền cần đóng vì thế những thứ như kỉ yếu này thì tôi biết không nên đòi hỏi. Nghĩ thì nghĩ thế nhưng tôi vẫn cảm thấy rất tổn thương , nghe bạn bè bàn bạc kỉ yếu tôi chỉ biết cười trừ cho qua thôi. Thật sự dù bạn có là người lạc quan đến đâu nhưng cũng sẽ có lúc bất lực với cái nghèo. Đúng là bi ai mà!\
Khi trưởng thành rồi thì ta thật sự cô độc. tôi bây giờ đã chuẩn bị bước sang tuổi 20 rồi nhưng vẫn còn phù thuộc vào bố mẹ còn phải ăn xương hút máu của bố mẹ, tôi thật quá bất lực.
Lớn lên rồi tôi cũng hiểu ra một điều không có gì là "điều hiển nhiên" cả, bố mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành và trở thành một công dân tức là khi bạn đã bước qua tuổi 18 rồi thì tất cả mội thứ bạn phải tự lo hết, không một ai có nghĩa vụ gánh vác cuộc đời bạn và bạn không thể coi những việc người khác giúp đỡ bạn là một điều hiển nhiên nữa. Bạn không thể ấm ức chút là khóc lóc, nhõng nhẽo, bạn không thể cứ mãi hồn nhiên như một đứa trẻ, bạn cần
phải biết suy nghĩ, biết lắng lo, biết nghĩa vụ chăm sóc gia đình, biết chăm chút cho bố mẹ , biết đền ơn đáp nghĩa và đặc biệt là biết điều.
Gần 20t rồi cũng nên lớn thôi! không thể coi bố mẹ như trụ cột tài chính lúc nào cũng đi đòi hỏi. Người khác giúp đỡ bạn chỉ vì yêu thương bạn nhưng bạn không thể coi đó là một điều hiển nhiên để đòi hỏi, dựa dẫm và lệ thuộc. Gia đình là tổ ấm tinh thần để ta trở về chứ không thể mãi mãi trở thành” ngân hàng “ để ta rút tiền