Ba, trong ký ức tôi, là con người C ách m ạng, thậm chí đến ... ngờ nghệch. Thời ấy - cách đây đã hơn 20 năm, một trong những cái thú của tôi là quan sát hai thái cực trong cảm xúc của ba mỗi lần tiếp khách trong nhà. Khi mấy ông bạn lính - đồng đội cũ đến chơi, nhà cửa cứ gọi là rôm rả thôi rồi, học bài trên nhà mà nghe tiếng các cụ hàn huyên đủ thứ chuyện cảm giác như có trận bóng hay không được xem ấy, cứ bồn chà bồn chồn mong nhanh xong bài còn xuống, bảo hóng hớt thì chẳng phải, mà chỉ để được lây chút cái không khí âm ấm tình đồng chí ấy. Ở thái cực khác, hầu hết khách của mẹ tôi là những người làm kinh tế mà lại "tay to", cứ được đôi ba câu chuyện là thế nào cũng lại quay về thực tế phũ phàng của những "b ôi t rơn bộ máy", "nhà d ột từ n óc, còn chỗ nào mà nước không nhỏ vào ... túi". Những lúc ấy, thái độ của ba khác hẳn. Nó không chỉ là đôi mắt sụp xuống, im ỉm chẳng nói năng gì, mà tôi cảm giác như ba cứ cố xây lên một bức tường vô hình - nhưng bằng thép, mà bất cứ thế lực nào cũng đừng hòng động được đến ánh sáng ấm áp của Đ ả n g, của c hính q uyền của ông. Ông nể vợ, ông bỏ vào nhà thôi đó. Không thì đừng trách anh l ính b ộ đ ội c ụ H ồ này.
Ngày ấy, tôi cứ đần thối ra với câu hỏi chẳng thể tìm được câu trả lời: Tại sao bức tường tinh thần ấy, nó lại "thép" đến vậy?
Cái cảm xúc thời cuộc ấy, được đạo diễn Trương Nghệ Mưu phản ánh trong "Phải sống" rõ lắm bạn ạ! Từng chi tiết nhỏ: những người dân nghèo đói khổ với cán bộ mặc chung chiếc áo khoác màu xanh sờn; đến đứa trẻ tìm mọi thứ có kim loại trong nhà lôi ra cho cán bộ trong cuộc kêu gọi công nghiệp hoá; đến cả bài hát mà già trẻ gái trai đều thuộc lòng:
Nothing compares to the Party’s benevolence Chairman Mao is dearer than father and mother There’s nothing as good as socialism No ocean as deep as class feeling Mao’s thought is revolution’s treasure trove Whoever opposes it, we take as our enemy (ace chịu khó tự dịch nhé, dịch ra dễ bỏ mie Spiderum lắm)
Dân với cán bộ mặc chung kiểu áo, xanh sờn, cu cũ, mà ấm tình người
Dân với cán bộ mặc chung kiểu áo, xanh sờn, cu cũ, mà ấm tình người

Cái tinh thần toàn dân ấy, tôi tin, chỉ cần được sống trong nó thôi, cũng đã là một điều tuyệt vời!

Nhưng bạn biết không, điều mà "Phải sống" nhắc tôi nhớ là, chính cái c hế đ ộ, lẽ sống mà ta tôn thờ, ta hạnh phúc, ta trân trọng vì được hoà mình trong tập thể, được là một phần của lý tưởng c ách m ạng ấy, cũng có thể sau này lại chính là thứ sẽ làm ta thất vọng, hay gián tiếp cướp mất của ta những gì quý giá nhất. Như cách vợ chồng Phú Quý trong "Phải sống" mất đi cả hai đứa con; ông trưởng thôn nhiệt tình, tốt bụng, hết lòng tận tuỵ vì bà con thôn xóm bị gán tội tư sản; hay bác sĩ Vương, con người đại diện cho tri thức, cho trình độ, cũng bị buộc tội tư sản và bị bắt nhốt không cho ăn 3 ngày đêm.
Nhưng, sau tất cả những thất vọng ấy, con người ta cũng vẫn cứ "Phải sống" mà thôi!
...
Thời gian dần trôi, trận đấu cảm xúc của ba tôi cũng dần ngã ngũ. Chẳng phải vì phía “đối phương” mạnh lên, mà là vì những đồng đội xưa cũ, dù vẫn trong cùng thành phố, cũng chẳng còn mấy khi tạt qua thăm anh em. Thậm chí có người còn trở mặt lừa lọc, chỉ vì chút tư lợi mà quên mất tình cảm cao cả thiêng liêng ngày nào.
Để ba tôi ngày càng lặng lẽ hơn, khi có khách lại bỏ vào nhà trong nhiều hơn, và đôi mắt cứ càng ngày càng cụp xuống hơn xưa.
Thật may, anh lính b ộ đ ội c ụ H ồ chân chất ngày nào, sau này lúc về hưu lại tìm được một vị trí nho nhỏ ở phường, để anh lại được cống hiến, chẳng còn là cho thứ gì đó vĩ mô, to tát, mà là cho chính cái quần thể nho nhỏ xung quanh mình. Để đôi lần về nhà, đến đầu ngõ tôi lại nghe được tiếng nói âm ấm quen quen đang rõng rạc phát biểu trước bà con cô bác. Xong còn hát.

Và cũng giống như "anh lính" ấy, tôi mong bạn cũng sẽ tìm được cho mình cách để đóng góp, để là một phần của cái gì đó lớn lao hơn bản thân, trong cuộc chiến đại dịch lần này.

Dù những bất cập vẫn tồn tại, và thậm chí là ngay trước mắt đi ta đi chăng nữa.
A Dreamer
Link phim: