Đây một bài luận trong dự án “Con người và môi trường sống” có khung cơ bản gồm 7 phần được tác giả viết vào ngày 22/11/2020.
Bài luận gồm 7 phần:
- Tổng quan về kinh tế Việt Nam
- Hộ gia đình
- Xã hội internet và văn hóa Việt Nam
- Thị trường tài chính
- Doanh nghiệp
- Địa lý Việt Nam trong phát triển kinh tế
- Kết luận chung
I.    Tổng quan kinh tế Việt Nam
Việt Nam là một nước đông dân có lịch sử văn hóa và đặc trưng kinh tế, chính trị và xã hội lâu đời. Sau khi kết thúc chiến tranh Hoa Kỳ và thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam bắt đầu tập trung phát triển kinh tế. Trải qua hàng loạt cải cách từ nền kinh tế chỉ chủ yếu bao gồm khu vực nhà nước và tập thể, sang khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trong cao trong tổng sản phẩm quốc nội (nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).
Tháng 12/1986 được coi là “cột mốc” khởi đầu cho quá trình đổi mối ở nước ta, chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung (kinh tế chỉ huy) sang kinh tế thị trường. Trong đó có các thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cũng từ thời điểm đó, bộ luật về doanh nghiệp bắt đầu hình thành, phát triển và hoàn thiện trong hơn 20 năm thì LDN 2005 được thi hành hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
Bắt đầu từ các xí nghiệp quốc doanh do nhà nước cấp vốn từ đầu tới cuối, sau đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (1987) và công ty tư nhân (1990). Trước năm 1990, cá nhân muốn sản xuất kinh doanh cần rủ nhiều người khác lập ra tổ hợp sản xuất kinh doanh. Khi cần thêm vốn nó sẽ trở thành hợp tác xã và chịu sự quản lý của cơ quan công quyền. Nếu hợp tác xã cần thêm vốn nó sẽ trở thành xí nghiệp công tư hợp doanh, ở mô hình này việc quản lý thuộc về cơ quan công quyền. Nếu nó cần thêm vốn nữa thì nhà nước sẽ bỏ thêm vốn và trở thành Xí Nghiệp Quốc Doanh. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao trong giai đoạn 1990, có dấu hiệu trùng lại ở 2 giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á 1997 và khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008. Đối với khủng khoảng 2007-2008 thì tác động nhỏ hơn do các chính sách vĩ mô của Việt Nam. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng hàng năm đã trở lại mức trên 6%, điều đó đồng nghĩa với thu nhập của người dân đã tăng lên gấp hơn 10 lần so với năm 1987.
1.1 Nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là mô hình kinh tế người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu. Tín hiệu giá cả là căn cứ khách quan đối với các chủ thể kinh tế đưa ra các quyết định sản xuất, kinh doanh của mình. Kinh tế thị trường là giai đoạn tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải trải qua, để tiến tới những nấc thang cao hơn.
Nền kinh tế thị trường được chia làm 5 khu vực riêng bao gồm:
Doanh nghiệpTổ chức phi lợi nhuậnTổ chức tài chínhChính phủHộ gia đình
Mặc dù vậy thì đối với từng nước, cơ chế hoạt động của 5 khu vực này sẽ khác nhau, đặc biệt là những nước có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như Việt Nam.
Mọi nền kinh tế thị trường đều có các yếu tố cấu thành cơ bản: thị trường đất đai, thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường hàng hóa, thị trường khóa học công nghệ. Các thị trường này cần vận hành đồng bộ và có trật tự  xác định và phải dựa theo nguyên tắc cơ bản của thị trường (chủ thể sở hữu độc lập, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, cạnh tranh tự do, cơ chế phân bổ nguồn lực do thị trường quyết định…). Các nguyên tắc cơ bản được bảo vệ dựa trên các đạo luật cơ sở như: luật cạnh tranh, luật về các quyền sở hữu, luật chống độc quyền, luật chống bán phá giá…
Nền kinh tế thị trường là cạnh tranh tự do, điều này giúp thị trường có cơ chế tự điều chỉnh hay còn được gọi là “bàn tay vô hình”, điều này giúp nên kinh tế tạo lập sự cân bằng mỗi khi có trục trặc.
1.1.1 Con đường tư bản
Đây là hệ thống cho phép mọi người đều có quyền sở hữu tài sản riêng, dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: sở hữu tư nhân, hợp đồng và thượng tôn pháp luật. Con đường này bắt đầu hình thành từ việc một số người trong xã hội sở hữu tư bản dưới hình thức tiền, tài sản đất, trang thiết bị, hàng hóa và họ có quyền tự do khởi nghiệp kinh doanh. Họ có thể vay vốn từ ngân hàng hoặc những ai tin vào ý tưởng kinh doanh của họ.
Khi ý tưởng kinh doanh trở nên có tính ứng dụng, doanh nghiệp sẽ lớn mạnh và tạo ra việc làm mới, một số sẽ gặp khó khăn. Nếu quá trình thu hút và quảng bá của chủ doanh nghiệp trở nên thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ tăng trưởng và có lợi nhuận. Và tất nhiên là doanh nghiệp sẽ hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường, khách hàng là người quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp trở nên lớn mạnh, họ bắt đầu được hưởng lợi ích kinh tế nhờ quy mô, các chi phí được tối ưu. Mặt khác họ cũng có thể đạt được lợi ích nhờ phạm vi, mở rộng chủng loại sản phẩm để giảm các chi phí tiếp thị, chi phí cố định. Từ việc tích hợp các lợi ích về quy mô và phạm vi, các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ ngày càng phát triển và những tập đoàn này dần hình thành các rào cản kinh doanh – gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.
Con đường tư bản phản ánh chủ nghĩa cá nhân, tham vọng, tinh thần cạnh tranh, sự hợp tác và hệ thống quản lý tốt. Nhưng vô hình chung nó đang dần kéo dần khoảng cách xã hội, do vốn xã hội đang được kéo dài về hai cực. Đồng thời cũng đang tạo ra chu kỳ kinh doanh, sự bất ổn, bùng nổ và sụp đổ diễn ra thường xuyên hơn.
Vậy con đường tư bản hóa ở Việt Nam đang được tự do ở mức nào?
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tại Việt Nam
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Vừa được vận động theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên hai hình thức cơ bản là sở hữu công và sở hữu tư nhân. Hình thức sở hữu có thể đan xen hỗn hợp giữa hai hình thức trên, trong đó công hữu được định hướng là nền tảng đóng vai trò chủ đạo trong xã hội hóa và mang tính xã hội trực tiếp. Bản chất chủ đạo ở đây là về quy mô mức độ và phạm vi tác động.
Thời gian tồn tại của của mô hình này mới hơn ¼ thế kỷ, chưa được xác lập lâu và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, định hình cấu trúc và bản chất. Do nền kinh tế thị trường là cơ sở kinh tế của xã hội quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Điều này đã được khẳng định qua thực tế đời sống của các hộ gia đình trong những năm vừa qua (vấn đề này sẽ được nói nhiều hơn ở phần Hộ gia đình).
Vấn đề: Làm thế nào kiểm soát tham nhũng và lạm phát trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, khi sở hữu công đóng vai trò chủ đạo và dẫn dắt.
Đến năm 2017, sau những nỗ lực đàm phán các Hiệp định thương mại tự do song phương quốc tế, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo có 69 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường tại một phiên họp chính phủ. Tới 2/2020 đã có 71 nước công nhận Việt Nam là một nền KTTT.
1.2 Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là một quá trình bao hàm nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội… Tính tới thời điểm hiện tại có rất nhiều định nghĩa về toàn cầu hóa, được đưa ra từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, đôi khi là đối lập nhau.
Quá trình này đang tác động mạnh mẽ vào lực lượng sản xuất, tạo ra mối tương tác, gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và dân tộc khác nhau trên toàn cầu. Điều này được thể hiện qua luận điểm “…Những ngành công nghiệp không dùng những nguyên liệu bản xứ mà dùng những nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất đến và sản phẩm làm ra không những được tiêu thụ ngay trong xứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất nữa. Thay cho những nhu cầu cũ được thỏa mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thỏa mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”.
          Toàn cầu hóa làm các nước xích lại gần nahu về mọi mặt, nhưng nó cũng tạo ra tính phụ thuộc với nhau nhiều hơn. Mỗi nền kinh tế sẽ trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nên khi một mắt xích có vấn đề bất ổn sẽ ảnh hưởng tới những mắt xích còn lại, và tạo hiệu ứng domino. Đối với những mắt xích yếu hơn, ảnh hưởng sẽ nặng nề hơn.Vấn đề: Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong lĩnh vực nào trên thị trường cung ứng?
1.2.1    Cách mạng công nghiệp
Trong cương lĩnh khẳng định “Phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần” đặt mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Một nền kinh tế mở tạo ra nhiều cơ hội cho việc tiệp cận nguồn lực phát triển bên ngoài và nội lực bên trong để tạo ra động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam.
            Hiện thế giới đã và đang trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp mang tính đột phá, tác động tới năng suất lao động, xuất hiện ngành nghề mới và thúc đẩy giao thương. Ở phần này tôi xin phép được điểm qua những thành tựu nổi bật đó.
Cách  mạng công nghiệp lần thứ nhất – Cách mạng cơ khí hóa
Cuốc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là từ khoảng năm 1874, sử dụng sức nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Được khởi nguồn từ ngành dệt may của Anh, sau đó lan rộng sang ngành luyện kim và giao thông vận tải. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hoàn toàn hệ thống kỹ thuật sử dụng sức nước, sước gió, sức động vật bằng sức kéo hơi nước. Theo ghi nhận sự ra đời của các đầu máy hơi nước đã giúp tăng năng suất lao động tới 40 lần, đặt dấu mốc cho thời kỳ công nghiệp hóa.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 2
Cuộc các mạnh công nghiệp lần thứ 2 là điện khí hóa, với các phát kiến nổi bật như: động cơ đốt trong, điện, dầu mỏ, hạt nhân kéo theo đó là quy mô sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cơ sử của cuộc cách mạng lần thứ hai này là điện – cơ khí giúp tự động hóa hàng loạt công đoạn trong sản xuất.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 3
            Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 được thúc đẩy mạnh nhờ khoa học công nghệ cao bao gồm: máy tính, chất bán dẫn, internet, tổng hợp hạt nhân.
            So với cách mạng công nghiệp lần 2, máy móc chỉ đảm nhiệm một số chức năng lao động chân tay nhất định, thì sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 thì tự động hóa đã trở thành cục bộ, thay thế phần lớn chức năng của con người (cả đầu óc lẫn chân tay) trong những chức năng sản xuất nhất định và có tính chính xác cao hơn.
            Đối với nguồn năng lượng từ tổng hợp hạt nhân hay tổng hợp nhiệt hạch không kèm theo các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Nên đây được cho là nguồn năng lượng của tương lai cho nhân loại.
            Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 giúp tiết kiệm phần lớn các tài nguyên , từ chi phí sản xuất cho tới phân phối. Điều này đã kéo theo sự thay đổi của cả ba khu vực: Khu vực I (nông- lâm – thủy sản), khu vực II (công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ).
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
            Internet kết nối vạn vật, các ý tưởng đều hướng tới việc sản xuất trên thế giới ảo và máy móc sẽ hiện thực hóa quá trình sản xuất trong toàn bộ dây truyền sản xuất bằng công nghệ in 3D.
Thế giới đang ở giai đoạn đầu của kỷ nguyên 4.0, trong đó có thể điểm qua 21 thành tựu nổi bật đã xuất hiện và được kỳ vọng phát triển trong 10 năm tới:
10% dân số mặc quần áo được kết nối với internet.90% dân số có thể lưu trữ dữ liệu không giới hạn và miễn phí (có kèm quảng cáo).1 nghìn tỷ cảm biến kết nối internet.Dược sĩ robot đầu tiên tại Mỹ.10% mắt kính kết nói với internet.80% người dân hiện diện số trển internet.Chiếu ô tô đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D.Chính phủ đầu thay thế điều tra dân số bằng các nguồn dữ liệu lớn.Chiếc điện thoại di động cấy ghép vào người đầu được thương mại hóa.5% sản phẩm tiêu dừng được sản xuất bằng công nghệ in 3D.90% dân số dùng điện thoại thông minh.90% dân số thường xuyên truy cập internet.10% xe chạy trên đường ở Mỹ là không người lái.Cấy ghép gan bằng công nghệ in 3D.30% việc kiểm toán công ty được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo.Lần đầu tiên chính phủ thu thuế qua một blochain.Hơn 50% thiết bị truy cập internet ở nhà liên quan đến các thiết bị dân dụng.Trên toàn cầu, việc du lịch hay công tác sẽ được thực hiện qua các phương tiện chia sẻ nhiều hơn so với phương tiện cá nhân.Thành phố đầu tiên với 50.000 người không có đèn giao thông.10% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu được lưu trữ trên blockchain.Máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên được sử dụng cho một hội đồng quản trị công ty.
1.3 Kết luận
Lao động là nguồn gốc chính tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, tạo ra sự giàu có của quốc gia. Để công bằng, phải phân phối hiệu quả và năng suất lao động làm hình thức phân phối chính, người lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao phải có thu nhập cao hơn. Nhưng nó sẽ xu hướng vô hình kéo dài khoảng cách giữ con người với con người, nên cần có sự can thiệp và chung hòa.
Đây là một nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi người sẽ đóng một vai trò nhất định giúp xã hội tiến về phía trước mà vẫn duy trì được tính ổn định sự cân bằng.
Các sản phẩm tiện ích đóng vai trò nền tảng trong quá trình tiếp cận của người dân đối với đổi mới trong khoa học công nghệ đang đi vào từng hộ gia đình tại Việt Nam, trong đó phổ biến là mạng internet, điện thoại thông minh, TV lab…
            Quá trình thay đổi nhận thức, văn hóa diện rộng đang được thể hiện rõ ở nhiều khía cạnh. Hình thức lao động hứa hẹn sẽ có một bước chuyển lớn ở khía cạnh môi trường làm việc.
II. Hộ gia đình
Dân số trung bình năm 2019 của cả nước ước tính là 96,48 triệu người, trong đó dân thành thị chiếm 34,7%, dân số nông thôn chiến 65,3%, dân số nam chiến 49,8%, dân số nữ chiến 50,2%.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,8 triệu người tăng 417,1 nghìn người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 49,1 triệu người, tăng 527,7 nghìn người. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2019 là 54,7 triệu người, bao gồm 19 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 34,7% tổng số (giảm 3 điểm phần trăm so với năm trước); khu vực công nghiệp và xây dựng 16,1 triệu người, chiếm 29,4% (tăng 2,7 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 19,6 triệu người, chiếm 35,9% (tăng 0,3 điểm phần trăm).
Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 1,98% (quý I là 2,00%; quý II là 1,98%; quý III là 1,99%; quý IV là 1,98%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 1,51%.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2019 ước tính là 1,26% (quý I/2019 là 1,21%; quý II và quý III cùng là 1,38%; quý IV ước tính là 1,07%), trong đó khu vực thành thị là 0,67%; khu vực nông thôn là 1,57%.
Để đi sâu hơn trong phần này tôi xin phép sử dụng lại công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu thế giới về Kinh tế Phát triển của Đại học Liên Hợp Quốc (UNU-WIDER) kết hợp với Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Hoạt động khảo sát, nghiên cứu trên 2.162 hộ gia đình thuộc 466 xã của 12 tỉnh nông thôn Việt Nam từ năm 2006-2014 bao gồm: 4 tỉnh (Hà Tây cũ, Nghê An, Khánh Hòa và Lâm đồng) được tài trợ bởi Danida trong chương trình hỗ trợ khu vực kinh doanh; 5 tỉnh (Đăk Lăk, Đăk Nông, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu) được tài trợ bởi chương trình hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn; và 3 tỉnh (Phú Thọ, Quảng Nam và Long An).

Tại đây tôi sẽ sử dụng lại số liệu thống kê và các luận điểm đã được xác thực qua con số nghiên cứu của dự án, để thể hiện sự dịch chuyển ở khu vực kinh tế nông thôn kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
2.1 Cách lấy mẫu khảo sát
Bảng dữ liệu đầy đủ gồm 2.162 hộ gia đình thuộc 12 tỉnh và 464 xã, trong đó có khoảng 22% số hộ lấy mẫu thuộc tỉnh Hà Tây cũ, trong khi chỉ có ít hơn 3% hộ thuộc Lâm Đồng. Tuy nhiên, Lâm Đồng tiếp giáp với Đăk Lăk, Đăk Nông và Khánh Hòa, những tỉnh thuộc điều tra của nghiên cứu.
Các kết quả được phân gia làm 5 khu vực bao gồm:
Đồng bằng sông hồng: Gồm các xã thuộc tỉnh Hà Tây, do vị trị gần Hà Nội nên có các hoạt động liên quan tới khu vực đô thị như thủ công mỹ nghệ là một nguồn tạo thu nhập quan trọng. Các hoạt động nông nghiệp chủ yếu tập trung vào trồng các giống lúa năng suất cao và rau màu.Phía Bắc: Gộp cả khu vực phía Tây và Đông Bắc, gồm các xã thuộc tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu và Điện Biên. Ngoại trừ Phú Thọ thì các tỉnh còn lại tương đối nghèo, mật độ dân số thấp khoảng 50-100 người/km2, trừ Phú Thọ là khoảng 400 người/km2.Duyên Hải Miền Trung: gồm Duyên Hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, gồm các xã thuộc tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa. Các tỉnh miền núi ven biển này có địa hình phức tạp và có diện tích lớn được bao phủ bởi rừng. Họ dựa chủ yếu vào nông nghiệp, đặc biệt là lúa, và các cây công nghiệp như cao su, quế, lạc, điều, dừa. Gần đây một số tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp và du lịch tương đối nhanh. Mật độ dân số ở đây dao động từ 141 người/km2 ở Quảng Nam, 299 người/km2 ở Khánh Hòa.Tây Nguyên: bao gồm các xã thuộc các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Phân bổ ở các cao nguyên tiếp giáp nhau, xung quanh là các dãi núi cao bao phủ, các hộ dân ở đây sống chủ yếu dựa vào trồng lúa khô và các cây công nghiệp phừ hợp với địa hình cao và khí hậu cận nhiệt đới. Mặc dù diện tích không nhỏ trồng chè, ca cao và cao su, nhưng loại cây công nghiệp chính ở đây là ca phê. Mật độ dân số ở đây dao động 88 người/km2 ở Đăk Nông, 140 người ở Đăk Lăk.Đồng bằng sông cửu long: bao gồm các xã thuộc tỉnh Long An. Long An nằm ở phía tây TPHCM. Mặc dù được công nghiệp hóa nhiều như các tỉnh Đông Nam Bộ thuộc phía Bắc của TPHCM, ĐBSCL có sản lượng công nghiệp đứng thứ ba cả nước sau khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng. ĐBSCL thuộc khu duyển hải thấp, nên thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt nhưng đây lại là nơi có sản lượng ngũ cốc trên đầu người cao nhất Việt Nam. Khu vực này có mật độ dân số cao khoảng 329 người/km2.
2.1.1 Quy mô mẫu 
2.1.2 Bộ câu hỏi phỏng vấn xã
Các thông tin được hỏi bao gồm         
Phần 1: Thông tin về nhân khẩu học và tình hình chung của xã
Phần 2: Di cư
Phần 3: Các chương trình phát triển
Phần 4: Nông nghiệp: các loại cây trồng chính, việc mua bán, cho thuê đất, loại hình và diện tích đất.
Phần 5: Thu nhập và việc làm: các công việc tạo thu nhập chính và hoạt động của doanh nghiệp
Phần 6: Cơ sở hạ tầng: đường bộ, đường thủy, điện, chợ, trường học.
Phần 7: Các cú sốc
Phần 8: Quản lý thủy lợi, các công trình thủy lợi của nhà nước và hợp tác xã.
Phần 9: Tín dụng và tiết kiệm, các nguồn tín dụng và tiết kiệm.
Phần 10: Các vấn đề xã hội
Phần 11: Tiếp cận dịch vụ
Phần 12: Thông tin chung về người phỏng vấn
2.1.3 Bộ câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình
Phần 1: Thông tin chung và đặc điểm của các thành viên trong hộ và nhà ở
Phần 2: Đất nông nghiệp
Phần 3: Trồng trọt
Phần 4: Chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ nông nghiệp, tiếp cận thị trường và các nguồn lực chung.
Phần 5: Việc làm, nghề nghiệp, thời gian làm việc, và các công cụ tạo thu nhập khác.
Phần 6: Dịch vụ khuyến nông
Phần 7: Chi tiêu cho lương thực thực phẩm, các khoản chi tiêu khác, tiết kiệm, tài sản lâu bền của hộ.
Phần 8: Tín dụng
Phần 9: Rủi ro và đối phó rủi ro
Phần 10: Vốn xã hội và quan hệ xã hội
Phần 11: Di cư
Phần 12: Sự tin tưởng, kết nối chính trị, các nguồn thông tin và xã hội nông thôn.
2.2 Thu nhập hộ gia đình
2.3 Lao động và di cư
2.4 Công nghệ thông tin và truyền thông
2.4.1 Thống kê mô tả về tỉ lệ sở hữu điện thoại
2.4.2 Thống kê mô tả về tỉ lệ sở hữu máy tính và truy cập internet
Tại phần này tôi đã cắt và lược bỏ khá nhiều khi đăng lên đây - Nếu bạn nào quan tâm tới có thể inbox trực tiếp cho tôi.

2.5 Kết Luận
Trong các phần luận điểm tôi không có nhắc tới các yếu tố như: truyền tải điện, hệ thống thủy lợi, công trình công cộng, vốn xã hội… vì nó còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề chiến lược và định hướng quy hoạch. Còn đây đều là những yếu tố cơ bản quyết định tới thu nhập của dân cư vùng, bên cạnh các yếu tố về học thức, cơ cấu ngành nghề, tiếp cận tài chính, tỉ lệ lao động…
Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp định hướng phát triển công nghiệp, nên nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông thôn. Mặc dù vậy thì tỉ lệ phi nông nghiệp đang tăng lên theo thời gian, điều này thể hiện nông thôn đang được thương mại hóa.
Từ năm 1986 tới nay, Việt Nam duy trì mức tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6.9%, điều này đồng nghĩa với thu nhập trung bình một người tăng gấp hơn 10 lần. Do Việt Nam định hướng nền kinh tế thị trường, nên các hình thức sở hữu một mức độ tài sản nhất định bao gồm giáo dục, vốn xã hội, tư liệu sản xuất sẽ có mức độ chênh lệch khác nhau (ở thành thị mức độ sở hữu sẽ có mức độ chênh lệch lớn hơn). Khi mức độ sở hữu chênh lệch tài sản khác nhau thì khả năng tiếp cận với sản phẩm và tiện ích mới của thời đại cũng sẽ khác nhau, điều này được thể hiện qua những hộ gia đình tiếp cận với điện thoại, máy tính và internet (mặc dù những chất liệu này đều thuộc nhóm sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3).
Vấn đề đặt ra: Liệu việc một người sử dụng và sở hữu các sản phẩm tiệm cận với nhóm thuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 như: AI, Big Data, dây truyền sản xuất sử dụng công nghệ in 3D, người máy, Logistic, không gian làm việc chung 80% là trên các nền tảng platform, quỹ cộng đồng thì có gia tăng thêm khoảng cách với nhóm không sử dụng những sản phẩm, tiện ích này hay không?
Trong nghiện cứu VARH có chỉ ra rằng, việc tập chung hóa giúp tăng năng suất lao động. Điều này thể hiện qua thu nhập của các tỉnh thuộc Tây Nguyên và Long An (mặc dù là khu vực thấp, thường sảy ra lũ lụt nhưng vẫn có sản lượng lúa bình quân đầu người cao nhất trong 12 tỉnh) cao hơn hẳn so với vùng Duyên Hải Miền Trung, Miền Bắc và Đông Bằng Sông Hồng.
Triết gia Hy Lạp cổ đại, Plato đã nhận thấy sự khác biệt tương đối trong nhận thức của loài người, đó là mỗi người sẽ có góc nhìn và cách hiểu rất khác nhau trước cùng một sự việc.
III.    Xã hội internet và văn hóa Việt Nam
Năm 1978, năm cuốn sách “The Network Nation” xuất bản, có thể được xem là mốc đánh dấu điểm khởi đầu của các hoạt động nghiên cứu chính thức về xã hội và văn hóa Internet. Kể từ năm 1990, sự phổ biến nhanh chóng của Internet đã bắt đầu thu hút sự chú ý nhiều hơn của các nhà khoa học xã hội và nhân văn chuyên ngành, đặc biệt là giới nghiên cứu truyền thông.
Internet đã được gọi là “siêu phương tiện truyền thông”
Sự thay đổi quan trọng mà Internet đem lại cho đời sống văn hóa nhân loại là Internet đã thúc đẩy phát triển việc phân phối tri thức theo mô hình đa phương – đồng đẳng, chứ không phải chỉ phân phối tri thức theo mô hình định tuyến – phân tầng theo các thế hệ tri thức như trước.
Internet cũng trở thành “kênh phân phối” các giá trị và sản phẩm văn hoá. Sách báo, âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, văn chương,… đều đã được “phân phối” đến người thưởng thức thông qua Internet. Thậm chí Internet đang có xu hướng trở thành  “kênh phân phối chính” với một số trường hợp, tiêu biểu là âm nhạc và điện ảnh.
Khả năng hội tụ công nghệ của Internet cũng đã tạo ra một kịch bản mới về truyền thông văn hóa – đó là truyền thông đa phương tiện (multimedia). Các giá trị văn hóa trước đây vốn phụ thuộc rất nhiều vào các dạng phương tiện vật chất mang chứa chúng, thì giờ đây đều có khả năng hội tụ qua kịch bản số hóa và dễ dàng được chia sẻ trên Internet.
Một khía cạnh khác về vai trò cung cấp và phân phối các giá trị văn hóa của Internet là sự khởi động xu thế “văn hóa miễn phí” trên môi trường Internet. Đó là một xu thế của xã hội Internet ủng hộ và thúc đẩy sự tự do phân phối và sửa đổi các công trình sáng tạo dưới hình thức của “nội dung miễn phí” thông qua Internet. Nhờ Internet mà việc trao đổi thông tin trở nên hết sức thuận tiện, đặc biệt là khi Internet trở thành môi trường hội tụ các công nghệ truyền thông khác nhau, hoạt động trao đổi văn hoá giữa các nhóm người, giữa các dân tộc, quốc gia cũng được thúc đẩy. Internet là nhân tố làm cho bức tranh toàn cầu hoá về văn hoá trở thành hiện thực.
Internet có ba nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy nhiều thể nghiệm mới. Nhân tố đầu tiên là không gian tiếp xúc và giao lưu văn hoá toàn cầu của Internet. Nhân tố thứ hai là giới trẻ – chủ thể chính của xã hội Internet, nhóm xã hội có động lực mạnh mẽ và năng lượng bền bỉ trong việc tìm tòi các thể nghiệm của cuộc sống. Nhân tố thứ ba là công nghệ kỹ thuật số. Internet là môi trường hội tụ của công nghệ này chứa đựng nhiều khả năng và động lực cấp tiến nhất. Kỹ thuật số trên thực tế đang tạo ra một “nền văn minh” mới. Kỹ thuật số không đơn giản là cho phép đem đến những sản phẩm kỹ thuật mới, mà còn bổ sung một thay đổi về cơ bản cách thức con người sản xuất ra các giá trị, đặc biệt là các giá trị vật chất của con người.
3.1 Khái niệm Văn hóa Internet
Văn hoá cần được định nghĩa dưới nhiều góc độ. Chỉ với cách đó mới có thể khái quát hết bản chất đa diện và đa dạng của nó. Định nghĩa kiểu miêu tả kinh điển nhất về văn hoá được nhắc đến nhiều là của Edward B. Tylor (1832-1917), mô tả bao quát văn hoá như một tổng thể phức hợp những gì mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên xã hội. Edward Sapir (1884-1939) và những người cùng có cách nhìn lịch sử định nghĩa văn hoá như là một hệ thống phức hợp của quan điểm, tập quán và cách ứng xử mà con người bảo tồn được theo truyền thống. Các định nghĩa văn hoá từ góc độ tâm lý học thường nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường mà qua đó con người hình thành thói quen và ứng xử. Văn hoá theo góc nhìn đó, là tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống. Kiểu định nghĩa nguồn gốc về văn hoá thường tập trung vào việc nhận diện văn hoá như là kết quả của quá trình sáng tạo hay cải biến thế giới xung quanh bởi con người và có tác động trở lại chính con người. Kiểu định nghĩa cấu trúc về văn hoá tập trung vào việc nhận diện và phân xuất các thành tố của văn hoá, được xem là một hệ thống có cấu trúc xác định. Ngoài ra, còn có những định nghĩa xem văn hoá là các giá trị vật chất và tinh thần của các cộng đồng hay xem văn hoá như là một tập hợp các đặc trưng nhiều mặt của một xã hội hay một cộng đồng. Trần Ngọc Thêm định nghĩa “văn hoá là một hệ thống hữu cơ của các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Cách định nghĩa này thừa nhận văn hoá như là một hệ giá trị con người được sáng tạo và tích luỹ qua thời gian. Những từ khoá “con người”, “môi trường”, “quá trình”, theo Trần Ngọc Thêm, cũng giúp xác định mối quan hệ giữa văn hoá với một hệ tham số mà ông gọi là hệ toạ độ ba chiều Chủ thể – Không gian – Thời gian (C-K-T). Với cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc, Trần Ngọc Thêm còn phân xuất các thành phần của một hệ thống văn hoá với các bộ phận như: văn hoá nhận thức – văn hoá tổ chức cộng đồng – văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên – văn hoá ứng xử với môi trường xã hội.
Văn hoá Internet có thể được hiểu một cách đơn giản là những vấn đề văn hoá của con người với tư cách là người dùng Internet có “đời sống” trên môi trường mạng Internet. Đây là một bộ phận mới của nền văn hoá nhân loại nổi lên từ việc con người sử dụng mạng máy tính để giao tiếp – giải trí – làm việc, phát triển gắn liền với Internet và các hình thức mới khác của mạng lưới truyền thông hiện đại (mạng điện thoại di động, wifi-3G,…).
Trong giới nghiên cứu Internet, khái niệm “văn hoá Internet” (Internet culture) thường được quy về khái niệm “văn hoá ảo” (cyberculture). Theo đó, những bộ phận chính cần quan tâm trong lĩnh vực này là văn hoá của các cộng đồng trực tuyến (online community), game online (online multi-player gaming), truyền thông xã hội (social media), thực tại ảo (vitual reality – VR), thực tại tương tác (augmented reality – AR), văn hoá nhắn tin và những vấn đề liên quan đến nhân thân (identity) và riêng tư (privacy) trên môi trường ảo.
3.2 Văn hóa thể hiện bản thân
Văn hóa cá nhân được hiểu là những gì liên quan đến nhận thức về giá trị bản thân, hoạt động và tương tác của cá nhân, là lối sống, phong cách và giá trị riêng của cá nhân trong đời sống, là cách lựa chọn các giá trị văn hóa chung để mỗi cá nhân tham gia vào đó. Một khía cạnh khác, cực đoan, về văn hóa cá nhân, liên quan đến sự trỗi dậy của Cái Tôi, Cái Cá nhân trong tương quan với những gì được xem là Cái Chung, Cái Tập thể.
Internet “kiến tạo lãnh địa” để mọi cái Tôi cá nhân vượt qua các rào cản văn hóa hiện hữu và tự thể hiện bản thân một cách tự do. Internet đang khiến nền văn hóa Việt Nam vốn thiên về “tập thể chủ nghĩa” chuyển dịch ngày càng nhanh về phía “cá nhân chủ nghĩa”. Trước hết, Internet và sự phát triển công nghệ đã “vũ trang” cho các cá nhân những “vũ khí” lợi hại để sáng tác, trong đó bao gồm cả sáng tác về chính cá nhân mình, và xuất bản những sáng tác ấy lên môi trường Internet một cách hết sức dễ dàng.
3.3 Lối sống tập quán cá nhân
Tập quán ngủ sớm – dậy sớm của người Việt đang chịu ảnh hưởng bởi cách sử dụng thời gian trên Internet. Khảo sát của chúng tôi về thời gian truy cập Internet của người dùng cho thấy, tỷ lệ người dùng có truy cập Internet từ sau 22 giờ đến 24 giờ chiếm tổng cộng 77%, truy cập Internet sau 24 giờ chiếm tổng cộng 50% số người dùng Internet tham gia trả lời khảo sát. Việc truy cập Internet nhiều vào đêm khuya sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mốc thời gian thức dậy buổi sáng. Tỷ lệ người dùng Internet Việt Nam dưới 30 tuổi có thói quen truy cập Internet thường xuyên sau 22 giờ trong khảo sát của chúng tôi là 78,2%, trong đó 42,8% thường xuyên truy cập Internet sau 24 giờ. Tỷ lệ thời gian hoạt động ban đêm nhiều hơn trên thế giới ảo có thể dần dần sẽ tác động và chuyển đổi chu kỳ ngủ – thức “kiểu chiền chiện” của người Việt trẻ  sang chu kỳ “kiểu cú”. Nhưng xã hội truyền thống Việt Nam về cơ bản vẫn đang theo chu kỳ ngủ – thức “kiểu chiền chiện”. Thực tế này khiến cho những người chịu ảnh hưởng của chu kỳ ngủ – thức “kiểu cú” sẽ gặp khó khăn.
Kiểu làm việc phổ biến trên Internet hiện nay của nhiều người là kiểu làm việc đa nhiệm (multitasking), nhưng là kiểu đa nhiệm đồng thời (concurrent multitasking – CMT), nghĩa là người làm việc trên mạng thường có xu hướng cùng một lúc làm nhiều việc, mà phổ biến nhất là kiểu vừa làm việc – vừa giải trí – vừa giao tiếp.
Lối sống di động là một dấu hiệu nhận diện khá điển hình đối với các “công dân” của xã hội Internet, hậu thuẫn cho sự hình thành những nếp nghĩ mới và thói quen văn hoá kiểu “du cư”, trở thành một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm cho tinh thần cá nhân ngày càng phát triển hơn.
3.4 Biến đổi văn hóa giao tiếp xã hội
Trong bối cảnh mà Internet có thể tạo ra một môi trường kết nối xã hội toàn cầu thì kịch bản các nền văn hoá khác nhau của các cộng đồng, của các dân tộc khác nhau có sự kết hợp với nhau để tạo nên một nền văn hoá chung cũng là một xu hướng tất yếu. Tác nhân quan trọng của quá trình phát triển này cũng là các hoạt động giao tiếp được thực hiện ở quy mô toàn cầu nhờ một số nhân tố kỹ thuật đặc biệt như mạng Internet. Bối cảnh toàn cầu hoá giao tiếp – bối cảnh mà các phương tiện truyền thông mới (new media), đặc biệt là Internet, nổi lên như một tác nhân trọng yếu thúc đẩy sự hình thành một thực tế mới về văn hoá mà đến nay có thể tạm gọi là “văn hoá thế giới” (world culture).
Internet cũng tạo ra một bối cảnh giao tiếp xã hội có nhiều biến đổi so với trước. Lĩnh vực giao tiếp điện tử phát triển vượt bậc, làm thay đổi sâu sắc tập quán giao tiếp của con người. Những mô tả về sự biến đổi này có thể hình dung như sau: 1) Giao tiếp xuyên không gian giữa cá nhân với cá nhân được mở rộng tối đa ; 2) Kết nối giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân trở nên dễ dàng hơn rất nhiều ; 3) Giao tiếp nhập vai (in-role communication) đã tạo điều kiện cho các cá nhân có thể có những trải nghiệm mô phỏng đời thực ; 4) Giao tiếp ẩn danh (anonymous) được hậu thuẫn bởi môi trường Internet, trở thành một trong những vấn đề về văn hoá giao tiếp qua mạng ; 5) Giao tiếp qua mạng xã hội trở thành một trào lưu mới
3.5 Một số tập quán mới trong giao tiếp và ứng xử cộng đồng của người Việt trên internet
Kết bạn trên mạng là một trong những xu hướng nổi bật của giao tiếp trên Internet. Sự hậu thuẫn của Internet cho việc phát triển các kết nối giữa cá nhân với cá nhân trên Internet đã dẫn đến một sự thay đổi quan trọng trong nhận thức của người Việt về kết bạn.
Một trong những hành vi xã hội phổ biến trong đời sống mạng hiện nay là hành vi bấm nút Like . Nút bấm này trở thành một công cụ để cộng đồng Internet góp phần xây dựng và ủng hộ những chuẩn mực “dân gian” của xã hội Internet.
3.6 Ý niệm mới của người Việt về nhà và cứ trú trên internet
Ý niệm về cư trú dường như không chỉ có trong xã hội thực. Nhiều biểu hiện cho thấy ý niệm này cũng hình thành ngay trong xã hội Internet của người Việt. Không phải ngẫu nhiên mà những người tham gia xã hội Internet được gọi là “cư dân mạng” (Internet inhabitant). Tuy nhiên, ý niệm này trong cộng đồng người Việt dường như rõ ràng hơn rất nhiều. “Nhà” là từ ngữ trực tiếp phản ánh ý niệm về cư trú. Khái niệm “nhà” được phát triển trong xã hội Internet với những ý nghĩa gần gũi như trong đời sống thực. Đã có ý niệm về “nhà” trên Internet thì cũng sẽ có ý niệm về “hàng xóm” trên Internet.
3.7 Mở rộng mối quan hệ trên internet
Giới trẻ hiện nay có xu hướng chấp nhận những mối quan hệ mà họ gọi là “quan hệ gia đình” trên môi trường ảo. Đó là những mối quan hệ không liên quan đến huyết thống, mà liên quan đến mức độ cố kết xã hội và chia sẻ cá nhân giữa họ với ai đó trên môi trường giao tiếp Internet. Những kiểu quan hệ gia đình trên môi trường ảo thật ra chỉ là một kiểu quan hệ có tính ước định mà nhiều người xác lập để chuyển tải những mức độ chia sẻ cá nhân với nhau mà thôi. Những mối quan hệ kiểu này cũng dễ thay đổi. Nó là kiểu ánh xạ của các mối quan hệ bạn bè giữa người này với người kia ở trên mức bạn thân tại thời điểm nào đó. Đây là một hiện tượng mới phát sinh những năm gần đây.
3.8 Sự thoát ly của trẻ vị thành niên khỏi gia đình qua “cánh cổng” Internet
Có những dấu hiệu rõ ràng về phương diện xã hội cho thấy, hiện tượng trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi teen, thông qua “cánh cổng” Internet, đang thoát ra khỏi sự kiểm soát và che chở của người lớn để bước vào một cuộc sống tự lập trên mạng, trong khi ngoài đời thực, nhiều người trong số họ vẫn là những đứa trẻ muốn kéo dài tuổi thơ để tận hưởng hiệu ứng “gấu bông”.
Máy tính ngày càng rẻ, kết nối Internet dễ dàng và điều kiện kinh tế được cải thiện đã đem đến cho trẻ vị thành niên cơ hội Internet phòng riêng. Với Internet phòng riêng, giới trẻ có nhiều điều kiện hơn để thâm nhập sâu vào xã hội Internet, tự trải nghiệm nhiều chủ đề thông tin, nhiều hoạt động giao tiếp, nhất là giao tiếp với người lạ, mà người lớn xem là nhạy cảm và có xu hướng muốn ngăn cấm.
3.9 Kết luận
Sự xuất hiện của internet đang làm thay đổi nhận thức và lối sống của đại đa số người tiếp xúc và sử dụng, trong đó có các sản phẩm nổi bật: Ứng dụng trình duyệt web (Chrome, Coccoc, Firefox..), Công cụ tìm kiếm (Bing, Google…), WordPress (giao thức của các website), Mạng xã hội (Facebook, Instargram, Zalo, Gmail…), Sàn thương mại (Grab, Tiki, Amazon, Taobao, Lazada…).
Số lượng người tiếp xúc và sử dụng các sản phẩm kỹ thuật số (miễn phí và trả phí) đang ngày càng tăng thông qua máy tính, điện thoại thông minh, TV, Ipad… và tất cả các sản phẩm này đều có một điểm chung là tính gây nghiện. Đối với những sản phẩm kỹ thuật số trả phí, người sử dụng đang mua tiện ích của nhà cung cấp. Còn đối với những sản phẩm kỹ thuật số miễn phí, thì người sử dụng được xem như một sản phẩm và sẽ được bán cho nhà quảng cáo thương hiệu nào trả giá cao hơn (bạn đổi càng nhiều thời gian của mình cho các tiện ích của sản phẩm số, bạn càng có giá trị).
Nội dung truyền tải của các sản phẩm công nghệ đều tồn tại dưới dạng âm thanh và hình ảnh (mà người Việt Nam thường có câu mắt thấy tai nghe).  Khiến internet đang làm bình thường hóa, đôi khi trở thành yêu thích các vấn đề được cho là không bình thường trước đó, bằng việc cho người dùng nhìn và nghe nhiều lần một thứ gì đó. Văn hóa nổi bật nhất đi kèm sự ra đời của internet là văn hóa phẩm đồi trụy, đặc biệt là đối với nhóm tuổi sinh năm 94+, khi nhóm tuổi này tiếp xúc với internet từ rất sớm.
Các sản phẩm kỹ thuật số đang ngày gắn liền với đời sống của mỗi con người từ học tập, giải trí, khám phá và công việc. Đặc biệt là bước tiến của công nghệ 5G, tốc độ xử lý của chip, internet vạn vật mở ra một thế giới vạn vật thông minh bao trùm mọi ngóc ngách cuộc sống. Điều này đang làm tăng quyền lực mềm của ngành truyền thông, nhóm ngành công nghệ cao, những người hoạt động trong nhóm lĩnh vực này sẽ nhận được nhiều quyền lợi hơn so với những ngành nghề khác (một phần là do đặc thù công việc). Do tác động của internet tới việc đưa ra các quyết định của con người ngày càng lớn.
Gần đây, văn hóa du mục công nghệ đang dần phổ biến ở các nước phương tây, và cũng đang dần phổ biến tại Việt Nam. Đây là nhóm lao động có công việc ổn định, nhưng không phải lên văn phòng, môi trường làm việc thuần internet và tính theo hiệu suất công việc. Đây là phương diện cần được quan tâm và theo dõi.
IV. Thị trường tài chính
Trong xã hội, luôn có các nhân, hộ gia đình tích lũy được một số tài sản nhưng không có nhu cầu trong tiêu dùng cũng không muốn tham gia hoạt động kinh doanh truyền thống. Trong khi đó có nhiều người khác thiếu vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, họ cần vay vốn, đầu tư. Để giúp kết nối hai nhu cầu này lại với nhau thì thị trường tài chính ra đời. Mở rộng hơn thì đây là nơi trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính.
Cơ cấu thị trường tài chính được chia làm 2 nhóm: thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Trong đó, thị trường tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát vĩ mô, bằng lượng cung tiền mặt thông qua phát hành Giấy tờ có giá. Thị trường vốn thì cung ứng vốn dài hạn giúp phát triển nền kinh tế. Ở đây tôi sẽ tập chung vào thị trường vốn, đặc biệt là thị trường tài chính.
4.1 Sự tăng trưởng vốn của các quỹ đầu tư tại Việt Nam trong những năm qua
Sau gần 20 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, nganh quản lý quỹ đã có sự thay đổi cả về chất và lượng. Được ghi nhận đầu tiên vào năm 2003, công ty Liên doanh Quỹ đầu tư Việt Nam được thành lập, đánh dấu mốc cho loại hình đầu tư dạng tổ chức. Tới năm 2012, hầu hết các quỹ hoạt động trên thị trường đều là quỹ thành viên, chỉ có 4 quỹ đóng đại chúng, chiếm 20% số lượng quỹ. Đến tháng 6 năm 2020, thị trường có 51 quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó có 41 quỹ đại chúng, chiếm 80% bao gồm 2 quỹ đóng, 33 quỹ mở, 5 quỹ ETF, 1 quỹ đầu tư bất động sản.

Hiện tại có 45 công ty quản lý quỹ đang hoạt động và 4 quỹ đang tái cấu trúc. Tổng tài sản quản lý thừ 86.000 tỷ năm 2012 lên 358.000 tỷ 6/2020. Vốn chủ sở hữu của các công ty quản lý quỹ cũng tăng đều qua các năm, từ hơn 3.600 tỷ năm 2015 lên 4.300 tỷ tháng 6/2020. Kết quả hoạt động kinh doanh của phần lớn các công ty quản lý quỹ đều hoạt động ổn định, có doanh thu và tăng trưởng đều qua các năm.

Bên cạnh đấy, quy định về việc tách biệt về tài sản của khách hàng ủy thác trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. Hình thức ủy thác chỉ là hoạt động lưu ký và không phải là tài sản của công ty quản lý quỹ, và đây cũng là loại hình đầu tư phổ biến tại Việt Nam sau hình thức tự doanh và tư vấn đầu tư.
4.2 Cổ phiếu
Cổ phiếu là danh từ chỉ cổ phần của các công ty đại chúng. Đầu tư cổ phiếu là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu, đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Cổ phiếu được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
Có thể hiểu đơn giản: Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
4.1.1        Mệnh giá của cổ phiếu
Mệnh giá của cổ phiếu được quy định trên sàn chứng khoán có một mức giá chung ban đầu là 10.000vnđ. Sau khi lên sàn, qua hoạt động kinh doanh của công ty, mệnh giá sẽ thay đổi theo theo thời gian. Giá thay đổi theo cung cầu và nội tại của công ty, cổ đông sẽ góp vốn theo mức giá này, ngoại trừ cổ phiếu ưu đãi về giá. 
4.1.2        Các loại hình cổ phiếu
Theo luật doanh nghiệp, cổ phiếu được chia làm hai loại chính: Cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Đối với mỗi loại cổ phiếu sẽ có quyền hạn và nghĩa vụ khác nhau.
Cổ phiếu phổ thông
Tham dự, phát biểu và biểu quyết trong các đại hội đồng cổ đông. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.Được nhận cổ tức Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần đang nắm giữĐược tự do chuyển nhượng cổ phần Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp sổ biên bản họp đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của ĐHĐCĐ. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được công nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty. 
Cổ phiếu ưu đãi
Các cổ đông nắm cổ phần ưu đãi ở ta không có quyền quản trị, do cổ phần này được ưu đãi về tiền.Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty mua lại hoặc người khác mua lại cổ phần.
4.3 Trái phiếu
Trái phiếu được hiểu đơn giản là việc vay tiền, chủ nợ sẽ được trả lãi và vốn theo luật dân sự. Đó là món tiền chắc chắn chứ không lên xuống như cổ phần. Hơn nữa, việc vay nợ được thực hiện bằng hợp đồng giữa con nợ và chủ nợ theo luật dân sự. Món nợ được bảo đảm bằng thế chấp hay bảo lãnh. Nên về mặt lý thuyết, chủ nợ đã được đảm bảo rồi. 
Trái phiếu là một món hàng, và nó chỉ tồn tại khi một hệ thống pháp luật hữu hiệu đảm bảo cho chủ nợ đòi được nợ. 
4.3.1 Các loại trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu chuyển đổi 
Đây là loại có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của cùng một tổ chức phát hành. Các điều kiện được xác định trong phương án phát hành. Thời hạn chuyển đổi trái phiếu do công ty ấn định. Tại thời điểm thực hiện chuyển đổi, nếu giá cổ phiếu biến động quá biên độ biến động giá cổ phiếu được công bố khi phát hành trái phiếu, chủ sở hữu công ty có quyền điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi cho phù hợp. Trái phiếu chuyển đổi có thể là trái phiếu có đảm bảo hoặc trái phiếu không đảm bảo. 
Trái phiếu không chuyển đổi 
Đây là trái phiếu không thể chuyển đổi thành cổ phiếu.
Trái phiếu có bảo đảm 
Đây là loại trái phiếu được bảo đảm trả nợ gốc và lãi khi đến hạn, bằng tài sản của tổ chức phát hành hay của bên thứ ba hoặc được bảo lãnh trả nợ của tổ chức tài chính, tín dụng. 
Đối với trái phiếu bảo đảm, khi tổ chức phát hành không trả được nợ, các tài sản bảo đảm sẽ được phát mại để hoàn trả nợ vay khi đến hạn. Nếu tổ chức tài chính, tín dụng bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu thì họ sẽ phải dàn xếp nguồn vốn để trả nợ cho người sở hữu trái phiếu. Tổ chức phát hành sẽ nhận nợ và thanh toán lại cho tổ chức đã trả nợ thay họ theo các điều kiện đã cam kết. 
Trái phiếu không đảm bảo
Đây là loại trái phiếu không được bảo đảm là sẽ được trả nợ gốc và lãi như trái phiếu có bảo đảm. 
4.4 Quỹ đầu tư
Đây là hình thức đầu tư tập thể được quản lý chuyên nghiệp, danh mục đầu tư đa dạng. Các quỹ tương hỗ có cả ưu và nhược điểm so với đầu tư trực tiếp chứng khoán cá nhân. Ngày nay, chúng đóng một vai trò quan trọng trong tài chính hộ gia đình, đặc biệt là trong lập kế hoạch nghỉ hưu.
Ưu điểm và nhược điểm
Quỹ tương hỗ có lợi thế so với đầu tư trực tiếp như:
Đa dạng hóa danh mục đầu tưThanh khoản hàng ngàyQuản lý đầu tư chuyên nghiệpDịch vụ và tiện lợiGiám sát Chính phủDễ so sánh
Quỹ tương hỗ cũng có nhược điểm, trong đó bao gồm
Tốn phíThu nhập ít dự đoán được
Có ba loại quỹ tương hỗ là: mở, tín thác đầu tư đơn vị và đóng. Trong đó quỹ mở là phổ biến nhất, sau đó là tín thác đầu tư đơn vị đây là loại hình đang được phổ biến trong những năm gần đây.
Quỹ mở
Đây là loại phổ biến nhất, các quỹ mở phải sẵn sàng mua lại cổ phần của các nhà đầu tư bất cứ khi nào. Quỹ này được một nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp giám sát danh mục đầu tư, mua bán cổ phiếu cho phù hợp. Đầu tư trong quỹ mở sẽ khác nhau dựa trên mua cổ phần, mua lại cổ phần và biến động giá trị thị trường. Không có giới hạn pháp luật về số lượng cổ phần có thể được phát hành.
Quỹ đóng
Các quỹ đóng thường phát hành cổ phần ra công chúng chỉ một lần, thông qua IPO. Cổ phần được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Khi đầu tư vào quỹ đóng, thì giá nhận được sẽ khác đáng kể so với giá trị tài sản dòng.
Tín thác đầu tư
Đây là hình thức ủy thác tài khoản cho một người có chuyên môn mà bạn tin tưởng quản lý. Họ sẽ toàn quyền mua bán cổ phiếu dựa trên cam kết và thỏa thuận ban đầu, mà mỗi nhà quản lý sẽ có các điều khoản khác nhau.
4.5 Kết luận
Hiện tại hình thức quỹ đầu tư đang được sự gửi gắm của người dân đang ngày càng tăng lên, nổi bật có thể kể tới quỹ đầu tư tài chính và quỹ đầu tư bất động sản. Quỹ  nhân sự chưa nổi bật tại Việt Nam, nhưng đây là hình thức đang khá phổ biến và tăng trưởng tốt tại thị trường các nước phát triển, và liệu hình thức quỹ này có chiếm được lòng tin nhất định của người lao động rằng nếu mình tham gia họ sẽ đảm bảo được lợi ích của mình như các hình thức quỹ khác tại Việt Nam được kể ở trên hay không? Và hình thức quỹ này sẽ phục vụ cho nhóm đối tượng nào?
Đối với doanh nghiệp, câu hỏi “tiền ở đâu” luôn là câu hỏi hóc búa đối với doanh nghiệp ở giai đoạn mầm và phát triển giai đoạn 2 (giai đoạn chuyển mình, đưa công ty lên một tầm cao mới). Một số đến từ hoạt động tích lũy, một số thì đến từ tài trợ (nguồn lực bên ngoài).  
V. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân hay còn gọi là doanh thương là một tổ chức kinh tế có tên riêng, trụ sở giao dịch và được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp được thành lập bởi cá nhân, tập thể là công dân nước Việt Nam và không bao gồm các công dân và tài sản nước ngoài.
5.1 Các loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Đây là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định. Do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. 
Công ty hợp danh
Đây là đơn vị kinh doanh có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu. Ngoài chủ sở hữu, công ty hợp danh có thể có nhiều thành viên góp vốn. Thành viên của hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về số vốn đã góp vào công ty. 
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân hay một tổ chức là chủ sở hữu. Chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phần góp vốn. Hình thức này thường là loại hình doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi. 
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Đây là doanh nghiệp có các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp. Và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phần vốn góp. 
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.
5.2 Vốn trong doanh nghiệp
Vốn là số tiền mà công ty nắm trong tay trong suốt thời gian tồn tại để thực hiện công việc kinh doanh. Tiền mà người sở hữu công ty bỏ vào lúc ban đầu sẽ tạo nên vốn điều lệ của công ty. Số vốn này cộng với tiền đi vay trở thành nguồn tài chính của công ty. Việc cung cấp cho công ty số vốn, hay công ty làm sao để có số vốn ấy được gọi làtài trợ công ty. 
Khi nhắc đến các tính chất của vốn trong công ty, thì vốn có hai tính chất cơ bản. Về mặt pháp lý, vốn là số tiền để đảm bảo trả nợ. Vốn này do người sở hữu công ty bỏ vào lúc ban đầu sẽ tạo nên vốn điều lệ của công ty. 
Về mặt tài chính, vốn là phương tiện trong kinh doanh. Vốn kinh doanh được chia làm nhiều mục đích và thời gian. Nó có thể bao gồm: vốn đi vay, lãi chưa chia, quỹ dự trữ, cổ phiếu, trái phiếu… 
Tất nhiên là đối với mỗi loại vốn, sẽ được pháp luật đối xử khác nhau. Để trả nợ, vốn bị giới hạn chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Nhưng đối với vốn kinh doanh, luật cho phép công ty được sử dụng vốn một cách mạnh tay. Công ty có thể thu nó vào, trả nó ra, tăng lên, giảm xuống, đảo nợ… tùy theo nhu cầu kinh doanh. 
Vốn pháp định
Khi bắt đầu thời kỳ kinh tế mở cửa , khu vực kinh tế tư nhân hình thành. Đi kèm với đó là các quy định về vốn pháp định cho từng lĩnh vực ngành nghề và coi như đó là điều kiện để kinh doanh. Do đó, khi thành lập công ty, vốn phải được bỏ vào một tài khoản tại một ngân hàng, để ngân hàng cấp cho một giấy xác nhận để hoàn tất thủ tục thành lập. 
Ở thời kỳ này, đồng vốn đang không hoạt động theo đúng ý nghĩa của nó “vốn là đồng tiền được đưa cho người cần nó”. Làm giảm đi tính lưu động của đồng tiền, không chú ý tới tính sinh lời đẻ lãi của vốn để trả nợ. 
Từ luật doanh nghiệp năm 2000, các quy định về vốn đã có thay đổi nhiều. Đặc biệt là vốn pháp định, luật đã thông qua và bãi bỏ vốn pháp định, ngoài một số nhỏ ngành nghề vì sự an toàn của chúng đối với sinh hoạt xã hội. Những người thành lập công ty không còn bị buộc phải có một số vốn nhất định bỏ vào một tài khoản thì mới được lập doanh nghiệp. Mà chỉ phải khai báo rặng công ty mình sẽ có bao nhiêu vốn.
Vốn trong kinh doanh
Về mặt tài chính, khi dự định bắt đầu một dự án kinh doanh, công ty cần vốn. Vốn trong kinh doanh là vấn đề quan trong khi bắt đầu hoạt động nghiên cứu, phương thức khi bắt đầu kinh doanh. Tức là giải quyết các vấn đề đồng vốn, vay mượn cách nào, chi trả ra sao để có lời lãi. Trước hết sẽ cần lập ra một bản nghiên cứu tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Trong đó, các yếu tố sau được sử dụng cho việc quyết định: 
Tổng tiền phải bỏ ra để đầu tư
Ước tính tổng số vốn lưu động cần có Ước tính tổng số vốn cố định Tổng vốn đầu tư
Nguồn tài trợ 
Cấu trúc vốn vay là bao nhiêu/mình bỏ bao nhiêu, lấy từ đâu. Lãi phải trả
Chi phí sản xuất, chia theo chi phí khả biến và bất biến 
………………
Đánh giá tài chính dựa vào các yếu tố doanh thu, nhằm xem tính thương mại của ý tưởng
Thời gian hòa vốnTỉ suất lợi nhuận đơn giảnĐiểm hòa vốn Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ 
Công việc này dành cho các chuyên viên tài chính. Còn về cơ bản, kinh doanh phải có lời thì công ty mới tồn tại được. Lời lãi ở đây sẽ được hiểu doanh thu trừ chi phí là con số dương đúng nghĩa. 
5.3 Cách thức hoạt động của dòng vốn
Cách thức hoạt động của dòng vốn trong kinh doanh
Công ty tạo ra sự dịch chuyển của đồng tiền và sinh ra lợi nhuận. Ở đây tôi sẽ mô tả các yếu tố cơ bản để từ đó bạn có thể tính ra tỷ suất lợi nhuân trên vốn bỏ ra
Các nguồn gây ra lời lỗ của công ty
Chi phí điều hànhKhấu haoTrả lãi Tổng chi phí sản xuấtDoanh thuLợi tức
Nguồn thu của công ty 
Chi phí phân phối và bán hàng Doanh thu kế hoạch
Các chi phí hoạt động của công ty 
Vốn tự có – Nguyên vật liệuChi phí lao động trực tiếp Chi phí chung (cơ sở hạ tầng, văn phòng)Khấu hao
Vốn chủ đầu tư đã bỏ ra, số tiền vay phải trả được 
Vốn lưu động Vốn cố định Chi phí trước khi đầu tưTổng vốn đầu tưĐi vayVốn tự cóLợi tức
Kết quả lời lãi của dự án
Tỷ lệ hoàn vốn Lãi/Lỗ
Khi dự án có lời, đơn giản là doanh thu trừ tổng chi phí và có lãi trước khi đóng thuế. Thì người chủ sẽ lập công ty, gom vốn và thực hiện dự án. Trong giai đoạn đầu, cổ đông phải bỏ tiền ra để công ty có vốn điều lệ. Sau này kho công ty đã hoạt động thì có thể huy động vốn ngắn hạn từ ngân hàng. Hoặc vốn dài hạn từ công chúng trên thị trường trái phiếu hoặc chứng khoán. 
Cách thức hoạt động của dòng vốn từ thị trường tài chính
Việc công ty sử dụng trái phiếu hay cổ phiếu để huy động vốn, thì tôi sẽ gọi đây là dòng tiền từ thị trường tài chính, dòng tiền này sẽ đi vào công ty. 
Công ty sẽ dùng tiền này để làm vốn cố định và vốn lưu động. Những vốn này sẽ tạo ra tiền mặt. Một phần của số tiền mặt được tạo ra từ dòng vốn sẽ được dùng để trả thuế. Một phần tiền mặt thu được sẽ dùng để đầu tư thêm vào máy moc, cơ xưởng của công ty. Số còn lại sẽ về thị trường tài chính để trả lãi, nợ và cổ tức cho những người đã cho vay hay hùn vốn vào công ty.
Từ cách thức hoạt động của hai dòng vốn cho công ty, ta có thể hiểu đơn giản: Mặt luật pháp chỉ quan tâm ở phần lời lãi của dự án, nguồn gốc của vốn và lợi tức. Thông qua các quy định về cổ phiếu và trái phiếu, luật pháp đã tạo điều kiện cho doanh nhân đẩy nhanh chu trình luân chuyển của vốn. 
VI. Địa lý Việt Nam trong phát triển kinh tế
Sự phát triển của 7 vùng kinh tế dựa trên thế mạnh, tôi xin phép được cắt và không public tại đây.
VII. Kết luận Chung
Trong nền kinh tế thị trường, khu vực tư nhân gắn liền với định hướng phát triển của quốc gia về phân phối phúc lợi và quá độ lên CNXH. Chính vì thế mà Việt Nam cần những doanh nghiệp lớn mạnh, có sức ảnh hưởng ở tầm vóc quốc tế hướng tới chủ trương “dân giàu, nước mạnh”.
Việt Nam là một nước có tiềm năng về phát triển Logistic, khi có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, đặc biệt là có đường biển – một “cầu nối” thương mại đặc biệt quan trọng trên bản đồ hàng hải thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet hoạt động giao thương lại càng trở nên dễ dàng hơn.
Sự xuất hiện của internet và mạng xã hội đang tác động mạnh vào tâm lý định cư và di cư của người Việt, thông qua hình thức kết nối số. Chính vì thế mà vấn đề ở cạnh người thân, hay các bộ phận trong một công ty phải ở gần nhau không còn là một biến quan trọng hàng đầu trong việc lựa chọn môi trường sinh sống hay làm việc nữa. Ở nước ngoài, xu hướng này đã bắt đầu cách đây khoảng 10 năm, khi một sinh viên ra trường họ sẽ trải nghiệm cuộc sống ở nhiều nơi trước khi quyết định mình sẽ sinh sống và làm việc ở đâu (đặc biệt là người Đức).  
Qua hoạt động di cư của các hộ gia đình nông thôn cho thấy, lực lượng lao động có sự dịch chuyển tới các thành phố, đặc biệt là HCM và HN nơi tập chung các tổ chức kinh tế. Nhóm đối tượng quản lý cấp trung có sự tăng lên rõ rệt, cho thấy một tín hiệu tốt trong nhận thức của người dân về vấn đề đi làm thuê, cũng như cơ hội việc làm, phúc lợi ở các doanh nghiệp vừa và lớn đang trở nên tốt hơn.
Hà Nội, HCM và một số thành phố lớn những năm gần đây, để đảm bảo an cư lạc nghiệp cho người lao động nên tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng rất nhanh. Nhưng, bên cạnh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng thì tốc độ ô nhiễm môi trường, cảnh quan cũng tăng không kém. Điều này đang phản ánh  “các thành phố lớn tập trung quá nhiều thành phần ngành nghề” do tập trung quá nhiều tinh hoa. Môi trường sống ở đây tôi muốn nhắc đến là văn hóa – con người – cảnh quan – tiện ích công cộng – cơ hội phát triển.
Ở các nước phát triển, mô hình công ty “hội nhân viên chuyên nghiệp (PEO professional employee organization)” đang trở nên rất phổ biến. Bạn đầu các PEO chỉ đảm đương các công việc liên quan tới sổ sách và kế toán, thì tới nay các PEO đã có thể đảm đương được hầu hết các nhiệm vụ  trong hoạt động của doanh nghiệp và mối quan hệ với nhân viên. Mặc dù vậy, thì một phần PEO lớn mạnh là do các chính sách về sử dụng lao động tại các nước phát triển đang làm rào cản gia nhập thị trường của các doanh nghiệp SMEs (PEO phần lớn là các lao động thời vụ).
Đối với doanh nghiệp luôn tồn tại hai khía cạnh kinh doanh và văn hóa, điều này hoàn toàn tương đồng như một quốc gia cần phát triển kinh tế để cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời duy trì các nét đẹp văn hóa tăng tính đại đoàn kết dân tộc. Chính vì thế, để bắt đầu một doanh nghiệp trước tiên cần bắt đầu từ văn hóa quốc gia, con người Việt Nam. Hiện tại hình thức văn hóa và kinh doanh đang  tồn tại ở hai nơi “internet” và “địa phương”.  Chính vì thế tôi tin rằng “Du mục công nghệ” là hướng đi đầu tiên để tìm hiểu về kinh tế và văn hóa con người là hoàn toàn cần thiết.  Đây cũng là một nét đẹp mở đầu cho xu hướng con người và môi trường sống giúp giới trẻ, những người chủ tương lai của đất nước này trả lời được câu hỏi “ĐÂU LÀ NƠI CHÚNG TÔI MUỐN SINH SỐNG VÀ LÀM VIỆC” trong nền kinh tế thị trường đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng 4.0 đề cao hiệu suất công việc. Và Việt Nam đã bắt đầu đáp ứng đủ tiềm lực cho phát triển cơ sở hạ tầng để giới trẻ chúng tôi được hưởng đặc quyền này.
Internet kết nối vạn vật, trong khi đó Việt Nam luôn có những vẻ đẹp riêng mà không một xứ sở nào có, tôi nhận thấy đây trở thành cơ hội tuyệt vời đưa văn hóa và tư tưởng của Việt Nam tới bạn bè quốc tế cũng như mọi người dân Việt Nam.
Về khía cạnh kinh doanh, tôi nhận thấy mối liên hệ khăng khít giữa Tài chính – Văn hóa – Nhân sự – Ligistic – Lợi thế cạnh tranh vùng (sản phẩm) – Vốn xã hội. Điều này làm tôi quan tâm đặc biệt tới 2 hình thức tổ chức: ….. Mặc dù vậy thì mọi hoạt động và định hướng của doanh nghiệp đều dựa trên sản phẩm cốt lõi.
Du mục đã là một nét văn hóa đã có từ lâu trên thế giới, nhưng du mục công nghệ lại là một văn hóa mới nổi những năm gần đây. Đa số dân “Du mục công nghệ” hiện tại đều là các lao động có việc làm hoặc thu nhập ổn định thuộc những ngành như: Phóng viên, nhà báo, marketing, phát triển nền tảng platform, doanh nhân… Tôi nhận thấy, việc phát triển một …. là hoàn toàn phù hợp.