Tôi vừa bước xuống thì bà chị bảo, đây chú V đây rồi, chú la kìa, ăn đi không để chú đánh đòn!
Nào tôi có đánh con nít chỉ vì nó không ăn cơm bao giờ, nó ăn cứt cũng vậy tôi cũng không đánh được. Với tôi chẳng bao giờ la hay doạ nạt được, đó là trách nhiệm, và có thể là lỗi lầm của các anh chị không chịu học cách cho con ăn đúng cách. Những lúc như thế này tôi chỉ tội nghiệp cho những ông Công An và ông Kẹ, người ta lo đi lấy lại vẻ hè đầy mệt nhọc, rồi lập biên bản xử lý người bị cướp (vì tội để xe cho ăn cắp mất làm mất thi đua phường) chưa đủ hay sao mà phải lôi người ta vào những cuộc chiến nồng nhiệt này?
Cách đây vài tuần, tôi rốt cuộc cũng bị "thuyết phục" một cách vô thức, là phải nạt nộ thằng cháu nó đang ngồi õng ẹo, nhăn nhó, khóc lóc (nó học gần hết cấp I rồi đấy). Lần đầu tiên trong đời tôi phải nạt nộ một đứa nhóc vì nó không ăn cơm của nó. Chứng tỏ là các bà mẹ đang cho con ăn mà tôi chứng kiến đời thường đã gieo rắc được một thói xấu phản cảm vào trong một người tự chủ như tôi, tôi thấy hãi hùng và kinh khiếp, sao, la mắng nó, rồi sao nữa, bạo lực với nó, hay đánh đòn, hay chửi bới nó? Cái gì sẽ diễn ra tiếp theo, không khéo mình hỏng luôn cả phương pháp dạy học mà mình đang theo đuổi, vì nó xém đi vào tiềm thức, việc này không thể và không bao giờ được lặp lại!
Có một câu chuyện vui thế này, anh kia đứng đợi mãi sốt ruột, sắp có việc phải đi, nên hỏi bà mẹ đang cho con bú một câu, chị hỏi cháu quyết định lẹ lên không bú thì còn để tôi bú chứ hết cả giờ. Tất nhiên là câu chuyện bịa, nhưng rõ ràng là có thể cười trong nước mắt, ám ảnh, và nhồn nhột.
Quyển sách này không chỉ hướng dẫn cách chúng ta giúp con cái mình "thoát ly" ra khỏi cảnh khổ sở khi ăn uống, mà còn tỷ ty vấn đề khác không chỉ trong việc nuôi con, dạy cháu.
Nó không hẳn chỉ dừng ở đó. Hẳn là rất nhiều người trong chúng ta lớn lên với những kiểu mặc định trong tư duy, tổn thương tâm lý đến từ sự vô tình (chứ không cố ý) của cha mẹ trong lúc nuôi dạy chúng ta từ thuở nhỏ, mà lớn lên chúng ta lại di truyền những thứ "bệnh tật" đó cho thế hệ sau một cách vô thức. Ví dụ như trước giờ tôi cứ nghĩ cha mẹ hi sinh nhiều cho mình, nên mình phải tìm mọi cách để báo hiếu, mọi lúc, có lẽ nhiều người nghĩ vậy, chuyện này thực ra không hoàn toàn như vậy, vì đó là gánh nặng cho con cái, đến từ việc cha mẹ quá bảo bọc con, quá lo lắng những thứ không cần thiết, rồi xem việc nuôi con như việc muốn con sống một cuộc đời nối dài của chính mình mà khi xưa mình không thực hiện được, rồi kỳ vọng nhiều, và rồi rốt cuộc dẫn đến nhiều tổn thương, cũng như sai lầm trong việc giáo dục con mình, đặc biệt là dạy về lòng biết ơn sẽ không bao giờ hiệu quả bằng việc kể công.
Vấn đề không phải là bám theo việc lúc trẻ thì bám cha mẹ, lúc già để cha mẹ bám lại, như vậy tôi thấy hỏng hết nửa đời của người khác. Vấn đề là phải làm sao cho lúc trẻ đủ tuổi thì ra đời tự lập, lúc cha mẹ gần già, báo hiếu tốt nhất bằng cách giúp cha mẹ tự lập, an nhàn, tự do, có cuộc sống riêng của họ sau 18 năm vất vả nuôi con, chứ không phải 30 năm rồi sau đó con cái lên 40 thì lại gánh luôn một đùm, như vậy thì không đủ sức để làm việc gì cả, mà chỉ sống tạm bợ những cuộc đời của nhau.
Ta đọc để tránh cái không tốt này, trước hết là cho mình, sau là ngừng việc để lại di chứng cho thế hệ sau. Tất nhiên 1 quyển không đủ vì nó cũng là một đời người mẹ không quy chụp được cho tất cả, nhưng dù sao đó cũng là cảm tưởng khởi đầu của tôi khi đọc quyển sách hay thế này, nhiều thứ hay ho đáng tham khảo trong 75% sách.