Coi Grab là taxi, đúng hay sai?
Dạo này chủ đề Grab (Taxi công nghệ) và Taxi truyền thống lại bắt đầu hot. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang đề xuất rằng phải coi...
Dạo này chủ đề Grab (Taxi công nghệ) và Taxi truyền thống lại bắt đầu hot. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang đề xuất rằng phải coi Grab và các loại hình đặt xe trên điện thoại khác như GoViet, Go-ixe, … phải được coi như taxi, tức là có gắn mào, có quản lí và dán chữ to đoàng lên như xe taxi truyền thống. Và điều này, thật sự không phải là không có căn cứ, mặc dù Grab hay Uber, … sinh ra không phải là một hãng taxi, nhưng về Việt Nam thì là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Trước hết, hãy nhìn đến mô hình như Uber ở các nước phát triển. Uber, là một dịch vụ giúp cho những người có xe nhàn rỗi muốn kiếm thêm tiền mà không phải bỏ vốn, trong thời gian rảnh của họ. Điều này được phó tổng giám đốc phụ trách chính sách và chiến lược của Uber – David Plouffe chia sẻ:
"Our goal is eventually you don't even think about becoming an Uber driver, that you say I'm going to do this when I'm running errands or running to the airport, I'll just make a little bit of money," he said.
"Think about that. I'm not an Uber driver per-say, but on those ten times a week when I'm driving to work I'll press the button on my phone and if there's someone in my neighbourhood I'll take them in.
Tạm dịch:
“Mục tiêu của chúng tôi là bạn không cần phải nghĩ về việc làm một tài xế uber, mà bạn nghĩ rằng “tôi đang rảnh, hoặc là tôi đang tới sân bay, và tôi sẽ kiếm thêm chút ít. Tôi không phải là một tài xế uber, nhưng 1 tuần tôi lái xe đi làm 10 lần, tôi sẽ bật app và xem có ai ở cùng khu với tôi, và tôi sẽ đưa họ đi”.
Đó là mục đích mà các hãng xe công nghệ, và tiên phong là Uber hướng tới. Cắt giảm xe hơi bằng việc bạn chia sẻ những chỗ trống trên xe của bạn trên 1 cung đường, hay nói cách khác là 1 win-win situation, bạn vừa kiếm được thêm chút tiền mà không phải bỏ thêm sức, và người đi cùng thì được đi xe.
Lấy ví dụ đơn giản như Hà Lan – nơi mình đang sống. Ở đây nếu bạn đặt 1 cuốc Uber, bạn có thể gặp 1 chiếc Mercedes, 1 chiếc BMW hay thậm chí cả Tesla, và đôi lúc có khi chỉ là một chiếc Toyota cũ. Tài xế thì có thể là một bạn sinh viên, một nhân viên công sở vẫn còn sơ mi cà vạt, hay thậm chí là một người phụ nữ trung niên. Đơn giản là vì, họ rảnh, họ có xe, và họ muốn kiếm thêm.
Còn về Việt Nam thì sao? Uber và Grab, trong thời gian đầu vào Việt Nam, đã tung các chính sách thu hút tài xế và khách hàng bằng việc chiết khấu thấp, phát mã giảm giá như phát tờ rơi, và nó là những chính sách hiệu quả. Họ nhanh chóng có một lượng khách hàng trung thành cực lớn và đội ngũ tài xế hung hậu, kể cả trong mảng xe máy hay ô tô. Tuy nhiên, vấn đề bắt đầu ở đây.
Nhiều người bắt đầu nhìn Uber và Grab là một nghề nghiệp. Thật vậy, khi bạn đặt một cuốc Grabbike hay Grabcar ở Việt Nam, bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp những người chạy toàn thời gian như là một lái xe taxi truyền thống. Họ bao gồm những tài xế đã bỏ công việc lái taxi cho các hãng cũ, hay những người đang có công việc ổn định mà lương không cao, họ bỏ việc, vay tiền mua oto và bắt đầu chạy Grab toàn thời gian …
Vì vậy, xe Grab hay Uber ở Hà Nội hay Tp.Hồ Chí Minh phần lớn là những chiếc xe hatchback hạng A – giá rẻ - nhỏ - tiết kiệm xăng. Grab không phân ra nhiều loại taxi, như khi anh lái một chiếc Vios có giá 600 triệu không khác gì anh lái 1 chiếc i10 hay Morning chỉ loanh quanh 3-400 triệu. Điều này khiến cho những chiếc xe cỡ nhỏ, giá rẻ lên ngôi, và khi đó, Grab và Uber ở Việt Nam đã bị biến tướng. Biến tướng một cách trầm trọng, bởi vì khác với mục đích đề ra là một dịch vụ chia sẻ xe, tài xế Grab tự bao giờ đã trở thành một nghề, ngang với tài xế xe tải hay tài xế xe bus vậy. Ứng dụng Grab trên điện thoại đóng vai trò là tổng đài, còn những chiếc xe Grab là những chiếc taxi. Đố bạn chỉ rõ ra được điểm khác biệt giữa taxi truyền thống và Grab ở Việt Nam hiện tại đấy?
Quay lại vấn đề ban đầu. Việc quy Grab và Uber trở thành taxi truyền thống, không phải là không có lí lẽ của nó. Lí lẽ như nào, thì mình đã giải thích ở trên. Cái vấn đề chính ở đây, là việc đó giống kiểu nhà dột tường nhưng bạn lại đi vá nóc vậy. Ứng dụng chia sẻ xe công nghệ đang bị biến tướng, và việc cần làm chính là đưa nó về đúng hướng, chứ không phải gộp chung nó lại.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất