Cùng nhìn lại cuộc khủng hoảng 20 năm trước dưới góc nhìn của ICO và nhìn nhận riêng về Việt Nam trong thời kì này.
Phần 1. Dưới góc nhìn của ICO
Đây là một phần bản tường trình của ICO (tổ chức cà phê thế giới) lên Hội nghị thượng đỉnh Quốc tế về phát triển bền vững năm 2002.
Cuộc khủng hoảng cà phê.
Nhìn chung ngành cà phê tại các nước phát triển được coi là lớn mạnh và là điều không thể tranh cãi. Nhưng mặc dù ngành cà phê phát triển mạnh ở các nước tiêu thụ, nhưng giá cả rơi xuống tới đáy tạo nên gánh nặng cho các nước mà cà phê là hoạt động thương mại quan trọng, cũng như là người nông dân làm ra cà phê.
Trong những năm đầu thập kỉ 90, các nước sản xuất cà phê ( xuất khẩu f.o.b) kiếm được khoảng 10-12 tỉ US$ và giá trị của sản phẩm cà phê bán lẻ, phần lớn ở các nước công nghiệp vào khoảng 30 tỉ US$. Hiện tại giá chị của sản phẩm bán lẻ vượt quá 70 tỉ US$ nhưng các nước sản xuất cà phê chỉ nhận 5,5 tỉ US$. Giá trên thị trường thế giới trung bình khoảng 120 US cent/lb vào những năm 1980 thì bây giờ rơi vào khoảng 50 cent, giá thấp nhất trong vòng 100 năm. Sự tụt giá trong vòng năm năm qua là cực kì khủng khiếp và được biểu thị trong biểu đồ dưới đây. Sự “sập” giá này cực kì nặng nề với những nước như là Uganda nơi mà cà phê là nguồn thu nhập xuất khẩu chính (trong trường hợp này là hơn một nửa)

Tình hình này xuất hiện bởi sự mất cân bằng giữ cung và cầu trong cà phê. Tổng sản lượng cà phê năm 2001/02 (từ tháng 10 đến tháng 9) là vào khoảng 113 triệu bao (60kg/bao) trong khi đó mức độ tiêu thụ của thế giới là 106 triệu bao. Và trên hết, lượng dự trữ thế giới vào khỏang 40 triệu bao. Tốc độ gia tăng trung bình của việc sản xuất cà phê mỗi năm là 3,6% tuy nhiên tốc độ gia tăng của nhu cầu chỉ có 1,5% mỗi năm. Nguồn gốc của sự dư thừa này nằm ở sự “bùng nổ” sản xuất cà phê ở Việt Nam và những đồn điền mới của Brazil, nơi mà vụ mùa vừa rồi đạt sản lượng kỉ lục.

Khoảng 125 triệu người trên khắp thế giới mà cuộc sống của họ dựa vào cà phê. Nhưng không dễ để chuyển đổi sang cây trồng thay thế khi mà trồng cà phê đã là một công việc lâu đời, ngay cả khi giá xuống thấp như hiện tại. Hệ quả của tình trạng hiện tại là rất rộng trong đó nhiều trường hợp giá bán thâm chí không đủ cho chi phí sản xuất. Hệ quả có thể phân thành 3 mục lớn:
A) Trường hợp mà chi phí xuất thấp, công nghệ phát triển mạnh và xu hướng thương mại nghiêng về xuất khẩu, nông dân trồng cà phê vẫn có đủ chi phí. Hầu hết trường hợp này nằm ở Brazil. Ngay cả ở đây thì khi lãi thấp có những tác động xấu kinh tế nông thôn như là thắt chặt chi tiêu của nông dân và gia tăng thất nghiệp.
B) Trường hợp cà phê là nguồn thu chính trong các trang trại tự cung tự cấp thì các chi phí cho y tế, liên lạc – truyền thông và giáo dục bị cắt giảm. Trường hợp này nằm nhiều ở châu Phi và vài nước châu Á.
C) Trường hợp mà nguồn thu của nông dân phụ thuộc vào lớn và cà phê, bao gồm chi tiêu cho thức ăn và các khoản nợ, nông dân rơi sâu hơn vào các khoản nợ và bị buộc phải từ bỏ trang trại của họ hoặc đổi sang cây trồng khác. Các lựa chọn càng ngày càng ít và thậm chí nông dân phải trồng thuốc phiện như coca. Ở Việt Nam, có nhiều báo cáo nông dân phải bán của cải để trang trải các khoản nợ. Ở Guatemala, vụ mùa 2001/02, công nhân thu hoạch bị buộc phải cắt giảm từ 500.000 còn 250.000. Ở Colombia, các đồn điền trồng coca được tìm thấy trong khu vực trồng cà phê. Nông dân ở Mexico sống chết cố vào được Mỹ một cách bất hợp pháp sau khi từ bỏ trang trại của họ và những nông dân thiếu nợ thậm chí phải tự tử ở Ấn Độ. Nhìn chung tình trạng này thúc đẩy việc di dân dến những thành phố lớn và nước công nghiệp.
| chúng ta có thể thấy trong biểu đồ tỉ lệ xuất khẩu co với tổng sản lượng cà phê và rất lớn, và sự thay đổi về giá và tổng giá trị khấu |

Sự đe dọa tới việc phát triển bền vững
Tổ chức cà phê thế giới (ICO) tồn tại để duy trì Thỏa thuận cà phê Quốc tế, một trong những mục tiêu đó là khuyến khích các thành viên phát triển một nền thương mại cà phê bền vững. Tổ chức ICO cho ra sự phát triển bền vững có một nền kinh tế và công đồng cũng như một môi trường kiểu mẫu. Và có một điều là sự di dân từ những khu vực nông thông và sự gia tăng nghèo khó ở những khu vực trồng cà phê gây ra bởi khủng hoảng giá hiện tại thực sự là đe dọa lớn tới việc phát triển bền vững.
Trong hội nghị Thượng đỉnh thiên niên kỉ của liên hợp quốc vào tháng 9 năm 2000, các nước thành viên đặt ra các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ nhằm giảm tỉ lệ người có thu nhập dưới 1$/ngày vào năm 2015 bằng nửa so với năm 1990.
Nhưng qua Hội nghị phát triển tài chính thế giới năm 2002, báo cáo hằng năm của Ngân hàng thế giới về tài chính quốc tế các nước đang phát triển, tốc độ phát triển ở những nước nghèo vẫn quá thấp để có thể nhanh chóng giảm tỉ lệ nghèo. “Rất nhiều nước nghèo đã cải thiện chính sách, thể chế và vận hành trong thập kỉ qua. Bởi vì gia tăng viện trợ tới những nước này nên những khoản viện trợ trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết” Giám đốc Ngân hàng Quốc tế Nicholas Stem nói. “Tuy vây, kể cả những nước thành công bởi viện trợ cũng bị tổn thương bởi sự suy giảm phát triển toàn cầu, những xu hướng bất lợi của giá của mặt hàng phổ thông và suy giảm viện trợ”. Thông qua báo cáo, kinh tế toàn cầu suy giảm đặc biệt sâu, rộng và những nước dựa vào xuất khẩu các mặt hàng phổ thông như cà phê bị tổn hại rất lớn.


Hệ quả tới người tiêu dùng .Tưởng như người tiêu dùng có thể nó lợi ích từ việc giá thấp nhưng không phải trong trường hợp của cà phê. Đầu tiên, số tiền lãi nông dân nhận được từ giá bán lẻ của một cốc cà phê trong các coffee shop là thấp hơn 2%. Thứ hai, giá bán quá thấp dẫn tới chất lượng thấp. Một ví dụ là người nông dân bình thường sẽ chi trả để người thu hái các cây cà phê 3 lần trong thời gian thu hoạch để hái những quả chín. Nhưng bây giờ chỉ có thể cho thu hái 1 lần, thu hái cả quả xanh, quá chín, quả chín quá cùng nhau. Một thực tế nữa là những hạt Arabica chất lượng cao có chi phí sản xuất cao hơn những hạt Arabica hay Robusta thông thường nên tỉ lệ blend so với các mẫu trước đây sẽ giảm khi mà nông dân cảm thấy khó khăn khi duy trì nó.