Cơ bản về nến và cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán
Nền tản cơ bản của một nhà đầu tư thực thụ bắt nguồn từ việc đọc hiểu nến và biểu đồ giá trong chứng khoán. Bài viết này đem đến cách tiếp cận sơ khởi nhất cho cả những nhà đầu tư mới cũng như đã có kinh nghiệm trong thị trường về nó.
Nến là một công cụ được sử dụng rộng rãi hiện nay để biểu diễn sự biến động giá của một loại tài sản hay chỉ số trong một khoảng thời gian nhất định. Trong phân tích, có nhiều loại biểu đồ mà nhà đầu tư có thể sử dụng nhưng phổ biến nhất là biểu đồ nến Nhật.
Bắt nguồn từ Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 18, biểu đồ nến Nhật (candlesticks chart) được sử dụng lần đầu tiên trong những giao dịch hàng hóa gạo. Về sau, khi thị trường toàn cầu và sự trao đổi giữa các thị trường phát triển, biểu đồ nến được phổ biến trên khắp thế giới và đem đến một công cụ hiệu quả giúp trực quan hóa sự biến đổi của giá cho nhà đầu tư trong các giao dịch.
Cấu tạo của nến
Biểu đồ nến bao gồm nhiều cây nến khác nhau, mỗi nến thể hiện sự biến động của giá trong một khung thời gian nhất định
+ Giá mở cửa (Open price) kí hiệu là O
+ Giá đóng cửa (Close price) kí hiệu là C
+ Giá cao nhất (Highest price) kí hiệu là H
+ Giá thấp nhất (Lowest price) kí hiệu là L
Các phần của một nến
Một cây nến luôn được xác định trong một khoảng thời gian. Nó bao gồm 2 phần chính: thân nến và bóng nến.
+ Thân nến (phần có màu xanh hoặc đỏ) thể hiện phạm vi dao động giá giữa hai thời điểm đóng cửa và mở cửa.
+ Bóng nến (hay còn gọi là râu nến) thể hiện phạm vi mức giá trên và dưới của sản phẩm giao dịch.
Màu của nến được quyết định dựa trên giá mở cửa và giá đóng cửa. Nếu giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa thì nến sẽ mang màu đỏ (nến giảm). Nếu giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa thì nến sẽ mang màu xanh (nến tăng).
Các loại nến cơ bản thường gặp trong phân tích
Nến tiêu chuẩn (Standard)
Ý nghĩa: thể hiện xu hướng hiện tại đang diễn ra (nến xanh đang là xu hướng tăng, nến đỏ là xu hướng giảm)
Nến Doji tiêu chuẩn
Đặc điểm: giá mở cửa và giá đóng cửa xấp xỉ nhau
Ý nghĩa: thể hiện sự do dự trong việc xác định vị thế (mua hay bán) của nhà đầu tư, không phe nào định đoạt được thị thị trường.
Nến cường lực (Maruozu)
Đặc điểm: Thân nến dài (giá mở cửa và đóng cửa cách xa nhau), hoàn toàn không có bóng nến hoặc có nhưng không đáng kể
Ý nghĩa: thể hiện lực mua (đối với nến xanh) hay lực bán (đối với nến đỏ) đang rất mạnh và áp đảo bên còn lại
Nến búa (Hammer)
Đặc điểm: nhìn giống chiếc búa là được, có thể có bóng nến trên nhưng rất nhỏ không đáng kể
Ý nghĩa: thường báo hiệu cho sự kết thúc và đảo chiều của xu hướng. Đối với nến xanh, xu hướng giảm sẽ kết thúc để chuyển qua xu hướng tăng. Ngược lại đối với nến đỏ, xu hướng tăng sẽ dừng lại và nhường cho xu hướng giảm.
Nền tảng cơ bản của một nhà đầu tư bắt đầu từ việc nhìn những cây nến và xa hơn nữa là đọc biểu đồ giá. Các yếu tố cơ bản để thành thạo biểu đồ nến Nhật đã được tôi tóm tắt và giải thích một cách dễ hiểu nhất để các nhà đầu tư mới hoặc đã có kinh nghiệm đều có thể tiếp cận. Nếu bạn thấy có những thiếu sót trong bài viết hoặc thắc mắc bất cứ vấn đề nào về bài viết, hãy để lại bình luận hoặc gửi ib trực tiếp cho tôi. Cảm ơn bạn vì đã xem bài viết này và chúc các nhà đầu tư đang đọc sẽ sớm thành công trên thị trường trong tương lai.
Tài chính
/tai-chinh
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất