Chuyện lịch sử cái bồn cầu
Thomas Lynch, trong cuốn sách của ngài, đã nhận định rằng: “Sự ra đời của bồn cầu “hiện đại” đã khai hóa cuộc sống nhân loại một cách...
Thomas Lynch, trong cuốn sách của ngài, đã nhận định rằng: “Sự ra đời của bồn cầu “hiện đại” đã khai hóa cuộc sống nhân loại một cách vĩ đại hơn bất kể một phát minh nào.”
Có lẽ phải nhắc lại sự thật rằng khi người Pháp đến Việt Nam vào thế kỷ trước, những kẻ xâm lược vẫn đầy ngỡ ngàng khi người Việt vẫn đại tiện một cách công khai với công cụ thô sơ. Họ đã đặt những viên gạch đầu tiên cho hệ thống vệ sinh hiện đại của nước ta. Vậy trước khi chúng ta sống không thể thiếu chiếc bồn cầu xả nước ngày nay, đâu là nơi ta từng giải quyết “nỗi lòng’, đâu là xuất phát điểm của chiếc bồn cầu? Chúng ta đang bàn đến tầm vĩ mô hơn, đi ngược về những ngày đầu bồn cầu ở thể nguyên sơ nhất, và còn có gì đó hơi “hoang dã’ nữa =)))).
Chúng ta trở về một buổi sơ khai sau công nguyên, dạo chân dưới cái nắng của thành phố cảng La Mã cổ đại Ostia. Tại đây ta bắt gặp những người đàn ông đang tán gẫu trên những băng ghế dài vô cùng rôm rả. Ôi thật nên thơ và hữu tình làm sao, BUT WAITTT, quan sát kỹ hơn một tí nữa, thực chất những người này đang không chỉ tán gẫu mà còn đang bận bịu giải quyết công chuyện gấp gáp hơn rất nhiều lần. Đúng như suy nghĩ của các Nhện đấy, họ đang “pooping” ( mà nói không tế nhị là người ta đang ị ??:D?). Những nhà xí này có thể cho phép tới 20 người cùng ị chung vào một lúc =)))) Chất thải của họ được xả thẳng vào hệ thống ống ngầm dưới lòng đất. Ngày nay chúng ta đi vệ sinh trong sự âm thầm và lặng lé, một cách tế nhị hơn rất nhiều (mặc dù những năm ngồi trên ghế nhà trường tôi vẫn hay quen rủ rê hội chị em đi vệ sinh cùng, tuy nhiên chúng tôi vệ sinh ở những buồng khác nhau với hệ thống bồn cầu độc lập). Tuy vậy chất thải của chúng ta vẫn có cùng một đích đến qua những ống xả thải được chôn ngầm.
Trong khi những văn bản của các tôn giáo cổ đại thường nhắc nhở cư dân lưu trữ chất thải ở xa khỏi nguồn nước và nơi cư trú, những hố chứa phân vẫn giữ nguyên hình hài và không có nhiều bước thay đổi từ năm 3000 trước công nguyên. Những cư dân khu vực Lưỡng Hà là cha đẻ của bồn cầu đất sét, tên gọi nghe hơi xa lạ nhưng thực chất ta vẫn có thể dễ dàng bắt gặp hình thức bồn cầu này ở nước ta. Đây là bồn cầu kiểu như xếp hai viên gạch ở trên cái hố, cho phép chúng ta thải phân đi trong tư thế ngồi xổm (squat is good for your butt =))). Và tương tự, loại bồn cầu này cũng đi qua rãnh nước ngầm để đi đến nơi tập kết. Đặc biệt trong thời đại đồ đồng, phát minh này trở nên phổ biến và xâm chiếm nhiều nơi trên Địa Cầu hơn bởi tính chất “đặc biệt riêng tư” của nó. Ở một số nơi trong nền văn minh lưu vực sông Ấn, bồn cầu kiểu “hai cục gạch” này đã kết nối người người, nhà nhà khi hầu như mọi hộ dân đều có hệ thống rãnh kết nối chung đến ống cống thành phố (đầy văn minh righttt =)))). Cư dân xứ Crete cổ đại thậm chí còn nghĩ ra cách trực tiếp xả thải thủ công bằng cách dội nước vào những hố phân để tiễn các em poop về hệ thống cống chung.
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn về cách các cư dân cổ đại đã tạo ra đột phá trong hệ thống xả thải, nhưng chúng ta chắc chắn một điều rằng quản lý poop là việc có ích cho sức khỏe cộng đồng. Một bãi phân không được xử lý là vùng đất hứa để sản sinh ra những con vi khuẩn vi sinh dơ bẩn và độc ác, những chất gây ra các căn bệnh như tả lị hay thương hàn. Phải mất rất nhiều thiên nhiên kỷ, cho đến năm 1860, các nhà khoa học mới có thể hoàn toàn thấu hiểu mối tương quan giữa chất thải và bệnh tật trong khi từ những năm 100 trước công nguyên, đã xuất hiện nhiều ghi chép về mối liên hệ của các bệnh tật và mùi hương thum thủm của phân. Và cho đến năm 100 Công nguyên, các giải pháp xử lý chất thải bắt đầu nở rộ. Đế chế La Mã đã không ngừng cải tiến cầu dẫn nước nhằm mang chất thải đi ra khỏi những bức tường của thành phố. Ở phía bên kia địa cầu, đế chế trung Hoa cổ đại cùng thời gian đó đã phát triển thành công những bồn cầu riêng tư và công cộng, NGOẠI TRỪ việc phân của họ được tái sử dụng ngay lập tức. Những cục poop này được xả thẳng xuống chuồng heo. Những thương nhân buôn phân thì tích trữ phân ở các nhà xí công cộng để đem bán dưới dạng phân bón phục vụ nền nông nghiệp cộng đồng.
Ở các triều đại Trung Quốc, hệ thống vệ sinh tiếp tục phổ biến thăng hoa trong khi cùng với sự sụp đổ của đế chế La Mã cổ đại, việc xử lý chất thải của châu Âu bước vào thời kỳ vô cùng đen tối (the Dark Age). “Gong’, một dạng ống thải phân, thống trị các hộ gia đình, và phân được đổ từ xô chậu ra thẳng ngoài đường (oh nooo). Các tòa lâu đài thì xả thẳng phân từ các cửa sổ cao xuống thẳng hố phân lộ thiên ở dưới. Và vào ban đêm, những nông dân ‘gong’ (cứ như một dạng nhân viên vệ sinh môi trường vậy) chở những xe tải phân từ các hố này ra khỏi rìa thành phố đến bãi phân tập kết khổng lồ.Bước thụt lùi trong xử lý chất thải ở Châu âu vẫn tiếp tục, trong khi các bồn cầu lại có những bước tiến lớn trong thiết kế. Vào cuối thời kỳ Trung Cổ, những gia đình thượng lưu có riêng ‘commode stool’ (ghế đi tiểu/ đại tiện), những chiếc ghế gỗ với nệm và nắp đậy. Trong những gia đình hoàng gia Anh, các chiếc ghế này ở dưới trướng kiểm soát của cả một Hội đồng Ghế tiểu tiện (họ là những người hầu canh giữ và bảo quản). Việc bảo vệ long thể của vua đã làm mối quan hệ của người hầu đối với hệ tiêu hóa của vua thêm thật mật, khiến chức vụ của họ có tầm ảnh hưởng lớn hơn.
Bước tiến lớn khác của bồn cầu vào năm 1596, khi mà Ngài John Harington đã phát minh ra bồn cầu xả nước đầu tiên cho Hoàng Hậu Elizabeth, gần như tương tự bồn cầu hiện đại bây giờ. Việc áp dụng hệ thống đòn bẩy và một chiếc van để giật nước từ chiếc bồn cầu này đã đặt nền tảng vững chắc cho những chiếc bồn cầu ta vẫn quen dùng ngày nay Tuy nhiên phát minh này làm bốc mùi chất thải, cho đến năm 1775 nhà phát minh người Scotland uốn cong rãnh cống ngầm, việc này giúp cho nước được dự trữ ở bên dưới và cuốn đi mùi thum thủm thôi thối. Phát minh này, hay được gọi là “S-trap” (hình chữ s) được thay thế bằng đường uốn hình chữ u “u-bend” của Thomas Crapper, được dùng phổ biến ngày nay.
Nhân loại tiến vào thế kỷ 19 với sự cải tiến rất lớn của hệ thống xử lý nước và chất thải vô cùng hiện đại. Và ngày nay, bồn cầu cùng những nền tảng cơ bản từ những nhà phát minh trước đó trải dài từ phân khúc bình dân đến cao cấp (hệ thống sưởi tự động hay vòi tự xịt =))))). Tuy nhiên, ngày nay vẫn có đến 2 tỷ dân không có bồn cầu riêng của họ, và đến 2,2 tỷ người khác không có hệ thống xử lý chất thải đúng cách. Những cộng đồng này bị đặt dưới hiểm họa của các căn bệnh vô cùng nghiêm trọng. Cùng với những trang sử từ trước này, chúng ta cùng hướng đến hiện tại và tương lai của chiếc bồn cầu. Trong tương lai gần, chúng ta trông chờ vào các phát minh xử lý chất thải tân tiến hơn để giải quyết triệt để các vấn đề hành vi, chính trị và cộng đồng- nguồn cơn của bất bình đẳng trong vệ sinh của người dân toàn cầu.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất