Hôm nay tôi trông cửa hàng, có anh giáo nghèo vào đem sửa một món đồ. Anh ý nhìn tôi trình bày hoàn cảnh nhà nghèo mà đồ hỏng, cái đó thông cảm được, không sao cả, tôi cũng nghèo và cũng nghĩ như anh nhưng đột nhiên anh nhìn vào mắt tôi hỏi "EM vừa sinh con à?", tôi chỉ kịp nghĩ: "Mợ lão điên", xong mỉm cười nói, ''Không anh ạ''.

Người nghèo quan trọng nhất là phẩm giá. Thật ra trong xã hội này, chúng ta đa phần là nghèo cả. Lương 5 triệu là nghèo, trả tiền nhà xong chỉ có thể uống trà đá cười một mình. Không sao, tôi chưa lấy chồng, chưa có con, tôi trẻ và còn nhiều hi vọng.

"Em vừa sinh à?" Tôi trợn mắt nhìn đống giẻ đứng trước mặt. Cái ca-la-vát thắt lệch, kính đã sờn, áo com-lê tỏ vẻ đạo mạo giả mà tôi đã quá quen. Lần này tôi bất giác đưa tay lên sờ bụng (Mợ! Tại sao thế nhỉ?). Rồi nhìn anh ta gằn giọng: "À thì, em hơi béo phải không?". Anh ta lắc đầu: "Em hẳn là vừa sinh". Tôi mỉm cười tự nhiên như một phản xạ chỉ ngón tay vào cánh cửa: "Xéo". Anh ta vội ôm đống hồ sơ nghèo khổ cắm đầu đi thẳng.
Tôi thật vĩ đại, hi vọng thế!

Đó quả là câu chuyện đau lòng vào ban sáng một ngày đẹp trời, đúng hôm tôi tô son vì chắc chắn mình quá xinh đẹp.

Tuy vậy có vài điểm nghi vấn:

1. Tại sao tôi lại bất giác vì câu nói của anh ta mà sờ bụng và sau đó thì bị kích động nổi điên lên?

2. Anh ta trình bày xong vấn đề và tôi ok rồi sao vẫn cứ quẩn quanh hỏi chuyện đẻ (đồ khốn nạn!)?

Trời, hai vấn đề đó liên quan đến 2 loại nói dối: Hoán dụ và Lặp từ! Đúng là thế mà!

Đây nhé, hoán dụ là người ta lấy một bộ phận để nói chuyện toàn thể (vốn đừng bao giờ lôi các bộ phận nhạy cảm như bụng (tốt bụng, xấu bụng) ra để khen hay chê, bởi tâm lí con người rất ''căm thù' điều đó). Đặc biệt là trước lời nói dối hoán dụ này, con người ta thật sự chịu tác động. Dù muốn hay không, dù tự tin vào cái vẻ ngoài của mình đến đâu chăng nữa, tôi cũng sẽ bất giác sờ bụng mình, vừa cảm thấy mình vẫn ổn vừa cảm thấy ''chột dạ'' ấm ức ''Hay đúng là nhìn mình trông có-vấn-đề?!''. Một trạng thái điên-ngấm-ngầm vừa nảy lên chỉ từ một câu nói, sau đó không tránh khỏi là cái kích động, tôi nổi điên lên. Thế đấy, hừm!

Ủa, anh ta phải dùng đến phép nói dối hoán dụ này để làm gì nhỉ? Bản chất thật sự anh ta đã bị thôi đẩy mãnh liệt bởi những động lực khó gọi tên, nhưng dòng đời đều xô đẩy vào trạng thái rối bời, hỗn loạn, muốn tìm đến một sự tương tác theo kiểu rất bản năng và dục vọng của mình.

Khi còn đang băn khoăn sợ hơn thiệt về món đồ cần sửa kia, mà khốn nỗi khổ sở không biết làm sao để nói ra, anh ta phải quay ra tìm kiếm một mối liên kết, ấy là khi phép điệp từ lên tiếng (bạn có để ý không, những 3 lần hỏi tôi chuyện sinh với chả đẻ đấy!). Chắc chắn anh ta đang sợ bị ''chặt chém'', sợ không được bảo hành, sợ bị ăn quỵt, sợ không đủ tiền, sợ vân vân và mây mây về món đồ cần sửa. Giống thế này, khi bạn thấy khách hàng hỏi đến lần thứ ba ''Cái này có bền không?'', đơn giản là vì họ cảm giác bị moi tiền và sợ thiệt. Thế thôi!

Tôi chỉ là một cô bé có ước mơ cũng khá bé nhỏ: Ấy là được mọi người yêu thương. Hôm nay, gã giả nghèo đã làm tôi đau đớn chỉ bằng một câu hỏi...

Lẽ ra tôi phải buồn lắm, nhưng đọc xong bộ đôi VẠCH MẶT THIÊN TÀI NÓI DỐI và HÓA RA SỰ THẬT SAU CÙNG LÀ TỔN THƯƠNG, tôi chợt mỉm cười hiểu rằng: À thì, một chàng trai đầy tổn thương. Chàng trai đầy những hoang tưởng (hoán dụ) và lúc nào cũng cảm giác mình thua thiệt người đời vì không giàu có, rằng ai cũng đang chực lừa dối cướp lấy mọi thứ của mình. Ôi, anh ấy chưa kịp trưởng thành, dù đã già mà vẫn sống trong khoảnh khắc thanh xuân kéo dài.

Còn tôi, hôm nay, dù tức giận và xinh đẹp, đã biết cảm thông cho một người khổ đau.

Tôi thật vĩ đại, hi vọng thế!

- Thường An - 
Bài viết đã được đăng trên fanpage OOPSY, đọc thêm tại: https://www.facebook.com/oopsy.vn/photos/a.1113369758750011/1898559286897717/?type=3&permPage=1