Xin chào các bạn, lại là Hi đây :D Hôm nay Hi sẽ đề cập tới 1 vấn đề mà giới trẻ hiện nay chưa thực sự quan tâm tới. Đó chính là KỶ LUẬT BẢN THÂN.
Có ai ở đây đã từng:
+ Nói rằng "Thôi để mai làm, ngày mai mình sẽ chăm chỉ, bắt đầu một chặng đường mới, quyết tâm quyết tâm !!!"
+ Ngủ nướng, sáng nào cũng đặt đến chục lần báo thức mà vẫn không dậy ? Hơn thế nữa còn nhủ bản thân ngủ thêm chút nữa thôi ?? chưa kể rất nhiều bạn còn làm "Cú đêm" đến 2-3h sáng cày phim
+ Bắt đầu một việc gì đó với nỗ lực ảo? "Mình nhất định phải thành công". Không quá 3 ngày đã nản chí và nghĩ rằng việc mình làm không đi đến đâu, nó chẳng giúp ích được gì cho mình cả.
+ "Mày đợi t tý thôi, t đến ngay đây" nhưng đợi mãi không thấy bóng đâu :))
+ Hôm nào t với m hẹn đi cafe chém gió bla bla đi.... Nhưng không biết hôm nào :v
+ Lập ra kế hoạch nhưng chẳng bao giờ xem lại?
+ Đang học nhưng lại bị Facebook, instagram, tiktok,... thông báo làm phiền. Chắc chắn rồi, bạn sẽ cầm điện thoại lên và lướt. Thề thốt lướt 1 tý thôi nhưng hết buổi tối từ bao giờ không biết.
......
Nghe có quen không các bạn ? Chắc chắn các bạn cũng đã từng mắc những mistake trên rồi nhỉ. Hi cũng không ngoại lệ .Đơn giản là bản thân chúng ta chưa có KỶ LUẬT hoặc kỷ luật chưa cao. Theo quan điểm của Hi, kỷ luật vô cùng quan trọng để xây dựng nên tính cách của một con người. Nếu được thì Hi sẽ đề xuất thêm môn học "Kỷ luật bản thân" để giới trẻ nhận thức tầm quan trọng này càng sớm càng tốt.
Hôm nay Hi muốn truyền tải tới các bạn các cách để kỷ luật bản thân, đơn giản là Hi muốn các bạn nâng cao giá trị bản thân mình.
Trước tiên cần hiểu Kỷ luật bản thân là gì?
Kỷ luật bản thân là khả năng tự kiểm soát và tiết chế hành vi, tính cách của bản thân một cách có chủ đích và nhất quán với mục tiêu đã đề ra. Nó là hành vi chống lại những sở thích, mong muốn cá nhân và cám dỗ tức thời trong một khoảng thời gian dài. Buộc bản thân theo những quy tắc mục tiêu hành động đã đề ra từ trước. 
Như vậy chúng ta thấy có 2 đặc điểm cơ bản của kỷ luật bản thân bao gồm: Tính chống lại sở thích cá nhân, và kiên trì thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong thời gian dài. Một hành động mang tính bột phát trong thời điểm nhất định không được xem là kỷ luật bản thân. Kỷ luật bản thân không phải là một điều dễ dàng, bởi vì nó chống lại những ham muốn sở thích thường thấy của con người. Ai cũng biết rằng một người sống thiếu kỷ luật là một người thất bại kém cỏi. Tuy vậy không phải ai cũng sẵn sàng chống lại điều đó và có một cuộc sống kỷ luật. Nếu bạn sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chống lại cám dỗ, chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản trong kỷ luật bản thân. 

Tại sao cần kỷ luật bản thân?

1. Nhận được sự tin tưởng của người khác
2. Kiềm chế cảm xúc bản thân
3. Loại bỏ các thói quen xấu
4. Sớm đạt thành công
Dưới đây là 8 cách để rèn kỷ luật bản thân mà Hi muốn giới thiệu các bạn.

1. Sống có mục tiêu rõ ràng

Điều đầu tiên để có được tính kỷ luật bản thân đó là cần có một mục tiêu sống rõ ràng. Không ai sống và có động lực làm việc khi không biết mình đang làm gì cái gì. Vì vậy để có thể bắt đầu rèn luyện kỷ luật bản thân bạn cần có một mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu càng cụ thể chi tiết tới đâu thì động lực làm việc của bạn càng lớn tới đó. 
Khi lựa chọn một mục tiêu bạn cần lưu ý hai điều: Mục tiêu đủ lớn, và có thể làm được. Một mục tiêu đủ lớn là một mục tiêu vượt qua năng lực hiện tại của bạn. Nó phải vượt quá những gì bạn đang có ở thời điểm hiện tại. Có như vậy bạn mới có động lực để phấn đấu và phát triển bản thân theo hướng tích cực.

2. Làm việc với kế hoạch cụ thể

Nguyên tắc thứ hai trong rèn luyện kỷ luật bản thân đó là làm việc có kế hoạch cụ thể. Khi có một mục tiêu bạn phải có kế hoạch hành động chi tiết cụ thể. Việc này giúp bạn biết mình nên làm gì trước nên làm gì sau và cần nộp lại công việc gì. Một kế hoạch cụ thể phải đi kèm các kết quả và mục tiêu nhỏ. Mục tiêu nhỏ này được chia thành các giai đoạn khác nhau. Trải qua những giai đoạn bạn này bạn cần nhìn lại và đánh giá Xem kết quả mình đã đạt được như thế nào so với kế hoạch đã đề ra. Nó sẽ giúp bạn cải thiện những điều chưa tốt và tạo động lực lớn hơn cho bạn trong thời gian tới.
NOTE: Các bạn có thể tham khảo cách viết Bullet Journal về việc lập kế hoạch, hoặc đơn giản là app takenote có sẵn trong điện thoại để lập nhé. Và hãy sắp xếp các kế hoạch một cách hợp lý, lớn trước nhỏ sau.

3. Hành động ngay lập tức

Một trong những kẻ thù của kỷ luật bản thân là “nốt”: Nốt hôm nay, nốt lần này, nốt ngày mai. Nếu bạn còn trì hoãn đồng nghĩa với việc bạn còn thất bại. Hãy hành động ngay lập tức khi bạn đang mong muốn cải thiện điều đó. Không có “nốt” và bạn phải hành động ngay lập tức. Chỉ cần bạn trì hoãn thì năng lượng tích cực của bạn sẽ dần dần biến mất. Bạn sẽ không còn muốn tiếp tục hành động trong những khoảng thời gian tiếp theo; bởi vì bạn đã cho phép mình làm sai 1 lần.

4. Hình thành một thói quen

Cùng với hành động ngay lập tức Đó là hình thành một thói quen liên tục. Để có thể rèn luyện tính kỷ luật bản thân bạn cần phải hành động liên tục và không bị ngắt quãng. Bất kể Lý do là gì Nguyên nhân từ đâu bạn cần phải hành động liên tục và liên tục. Khi gặp một khó khăn nào đó cản trở thành động của bạn. Ngay lập tức bạn cần tìm cách để khắc phục chữ không phải tìm lý do để đổ lỗi. Có như vậy bạn mới có thể rèn luyện cho mình một tính kiên trì và kỉ luật tốt.

5. Rời xa những cám dỗ

Nguyên tắc thứ năm trong kỷ luật bản thân là rời xa những cám dỗ. Là con người ai cũng có những mong muốn sở thích cá nhân. Và ngoài kia có vô số những cám dỗ khiến bạn dễ dàng bị cuốn theo. Bạn không thể tự tin vào bản thân ăn có thể vượt qua mọi cám dỗ của cuộc sống. Vì vậy thay vì việc đợi chúng đến và chống lại thì bạn hãy rời xa chúng càng xa càng tốt. Bởi lẽ ngay cả khi bạn đủ sức mạnh để vượt qua thì bạn cũng mất thời gian vì nó. Bạn sẽ bị phân tâm và không còn tập trung vào công việc mà bạn đang làm.
NOTE: Trong lúc học, nếu như nghĩ ra việc gì đó thì hãy note lại vào 1 tờ giấy, khi học xong thì giải quyết một thể. Các bạn có thể áp dụng thêm phương pháp pomodoro để học hiệu quả hơn nhé.

6. Tập trung vào một việc nhất định

Nguyên tắc Thứ Sáu trong kỷ luật bản thân là hãy tập trung vào một hoặc một số công việc nhất định. Chúng ta là con người vì vậy chúng ta chỉ có thể hoàn thành tốt một số công việc nhất định. Tránh tham lam ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc. Nếu bạn cố gắng để hoàn thành quá nhiều việc cùng một lúc có thể bạn sẽ mất đi tính kỷ luật bản thân. Bạn dễ dàng bị xao nhãng buồn chán và sa đà vào những thú vui thường ngày.

7. Cân đối thời gian và sức khỏe

Kỷ luật bản thân là một quá trình lâu dài và cần có phương pháp. Bạn không nên cố gắng vượt qua giới hạn bản thân trong một khoảng thời gian ngắn. Bởi lẽ nếu bạn làm như vậy bạn sẽ không có thể tiếp tục kiên trì trong những khoảng thời gian kế tiếp. Hãy cố gắng cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bạn đảm bảo giữa các quãng nghỉ và sức khỏe của mình trong một cuộc chiến trường kỳ. Tất nhiên bạn không được phá vỡ quy tắc mà mình đã đặt ra. Hãy để cho mình những khoảng thời gian tự do nhưng quãng nghỉ và sức khỏe được đảm bảo tối đa. 

8. Tìm một người bạn đồng hành

Nguyên tắc thứ tám cũng là nguyên tắc cuối cùng trong kỷ luật bản thân đó là hãy tìm cho mình một người bạn đồng hành. Bạn hãy nhớ nguyên tắc muốn đi xa thì đi cùng nhau. Vì vậy không ai đơn độc sống trong một thế giới chỉ có mình họ. Hãy tìm cho mình những người đồng quan điểm, đồng chí hướng và sống có cùng một mục đích để làm việc cùng nhau. Họ sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần và động lực làm việc cống hiến cũng như kỷ luật bản thân trong một khoảng thời gian dài. Hãy chắc chắn rằng họ cũng là một người có khả năng kiểm soát bản thân tốt. Có như vậy bạn mới có động lực để phấn đấu và phát triển bản thân một cách tốt nhất. Nếu bạn lựa chọn một người nhanh chóng từ bỏ mục tiêu thì có thể bạn cũng sẽ làm tương tự như họ.
Kỷ luật cũng là một công việc và công việc này vô vô cùng KHÓ nếu như bạn không thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm. Đừng bao giờ than thở rằng "Không ai dạy mình thì sao mình biết làm". Đừng bao giờ phụ thuộc vào người khác, hãy tự thân vận động, tìm hiểu.
Trên đây là điều Hi muốn chia sẻ về KỶ LUẬT. Hi vọng bạn đọc có thể thấy được KỶ LUẬT quan trọng như thế nào. Đừng coi thường nó nhé, sức mạnh của Kỷ luật có thể thay đổi cuộc sống của bạn đó. Hãy xây dựng cho bản thân kỷ luật vững chắc và ngày càng phát triển. Chúc các bạn thành công!