Hôm nay bên chỗ mình mới có chỉ thị mới từ UBND tỉnh là sẽ không cho bán hàng ăn tại chỗ nữa.
Mấy quán cơm, phở,.. chỗ mình gần như là chết đói. Bà bên cạnh nhà mình đang tính phải cho người ta thuê lại quán để bán để còn phải trả tiền kiot cho chủ chợ nữa chứ.
Chuyện là chiều nay thì có một đoàn xuống kiểm tra quay phim chụp ảnh này nọ kia để tối đăng lên là chợ thực hiện như thế nào.
Thế nhưng mà người xem làm gì biết cái cảnh mà những chú quy tắc giật từng rổ rau của các bà bán hàng, hay là săm xoi từng cái cân, các tiểu thương phải chạy bán sống bán chết vì đã lỡ nhổ rau đi bán rồi nếu không bán hết mang về ăn sau sao mà hết được. Tất nhiên mọi người biết là nếu như không làm gắt như thế thì các chú mất việc, thế nhưng các chú còn có " quỹ" này " quỹ" khác thế còn các tiểu thương không bán được hàng còn bị giật hết đồ.
Mình đã từng nhìn thấy những bà mới bán được mở hàng cho một người thế nhưng bị các chú giật hết đồ cho hết lên xe tải, bà đứng nài nỉ van xin mãi đến mức bật khóc mà các chú cũng không trả đồ cho bà.
Đầu tiên mọi người vẫn nghĩ chắc do dịch bệnh nên mới làm căng đến như thế cho đến khi biết chuyện ông chủ tịch nọ đòi thêm tiền từ ông chủ chợ kia. Thế nhưng ông chủ chợ kia không đưa đủ số tiền đó nên mới xảy ra trận chiến cướp đồ lớn nhất từ lịch sử bán hàng của mình.
Mấy người đứng đầu cứ muốn ăn cho ai cũng mỡ máu, gout,.... còn người chịu thiệt vẫn là những tiểu thương. Bán hàng để chạy ăn từng bữa cộng với trả đủ tiền nhà. Dù thời phong kiến đã qua đi thế nhưng vẫn đang còn tồn tại giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, và người phải chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là những người nông dân ở giai cấp thấp hơn.
Đấy cũng là một phần nguyên nhân dân tỉnh X không khá giả là bao dù điều kiện rất tốt. Suy cho cùng cũng là người hại người cả thôi. Mang tiếng cả một vùng quê, một tỉnh và cả một đất nước khi mà những "con sâu" ấy vẫn còn tồn tại thì bao giờ quê hương đất nước mới giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc năm châu.