Chửi bậy để thể hiện điều gì?
Chào các ông, nghe câu này tôi thề tôi hứa tôi đảm bảo có ông giật mình thon thót, số khác tức tối, số khác biện minh. Nhưng, hỏi thật,...
Chào các ông, nghe câu này tôi thề tôi hứa tôi đảm bảo có ông giật mình thon thót, số khác tức tối, số khác biện minh. Nhưng, hỏi thật, mấy ông có chửi bậy không?
Ô kê, tôi cũng như mấy ông, là người bình thường, không phải ngôi sao hay người nổi tiếng, tức là có thể chửi mà không bị dư luận chụp ảnh, ghi chép đăng lên báo. Tức là anh chị em ta có lúc chửi, chửi xả stress, chửi vì uất ức ngẩng mặt lên trời hận đời vô đối, chửi khi đi chơi, đi cùng anh em bạn bè vui vẻ, nhưng có chừng mực. Cho đến đây, chửi bậy vẫn chưa sao.
Thế nó sao khi nào? Khi phạm vi tiếp cận tiếng chửi của mấy ông vượt ra ngoài phạm vi bản thân và đám bạn hay những người thân quen !
Để tôi kể cho mấy ông nghe, có hôm tôi ngồi trà đá, gặp một tốp thanh thiếu niên từ sinh viên đến học sinh, từ nam tu cho đến nữ thánh ngồi nói chuyện văng nước bọt tứ tung, chém gió phần phật xung quanh là rất nhiều người, người cao tuổi, người trung niên, già có trẻ có, lớn có bé có, trong một câu tôi không biết phải dùng chữ “bíp” bao nhiêu lần để thể hiện tiếng chửi, chửi rất to, như thể sợ không ai nghe thấy.
À đấy nói mỗi bọn trẻ thì lại sợ không công bằng, được mấy ông trung niên ngồi xe khách, mấy bà bán nước oang oang chửi Đảng, chửi nhà nước, chửi công an, chửi từ trên trời xuống dưới đất. Chửi trong trường hợp này là dành riêng cho những người thích “thể hiện”.
Và thực tình túm cái quần lại là, tôi không rõ rằng những người đó thể hiện được điều gì qua tiếng chửi ngoài sự vô văn hoá và thiếu tôn trọng người khác nơi công cộng?
Ô kê, tôi cũng như mấy ông, là người bình thường, không phải ngôi sao hay người nổi tiếng, tức là có thể chửi mà không bị dư luận chụp ảnh, ghi chép đăng lên báo. Tức là anh chị em ta có lúc chửi, chửi xả stress, chửi vì uất ức ngẩng mặt lên trời hận đời vô đối, chửi khi đi chơi, đi cùng anh em bạn bè vui vẻ, nhưng có chừng mực. Cho đến đây, chửi bậy vẫn chưa sao.
Thế nó sao khi nào? Khi phạm vi tiếp cận tiếng chửi của mấy ông vượt ra ngoài phạm vi bản thân và đám bạn hay những người thân quen !
Để tôi kể cho mấy ông nghe, có hôm tôi ngồi trà đá, gặp một tốp thanh thiếu niên từ sinh viên đến học sinh, từ nam tu cho đến nữ thánh ngồi nói chuyện văng nước bọt tứ tung, chém gió phần phật xung quanh là rất nhiều người, người cao tuổi, người trung niên, già có trẻ có, lớn có bé có, trong một câu tôi không biết phải dùng chữ “bíp” bao nhiêu lần để thể hiện tiếng chửi, chửi rất to, như thể sợ không ai nghe thấy.
À đấy nói mỗi bọn trẻ thì lại sợ không công bằng, được mấy ông trung niên ngồi xe khách, mấy bà bán nước oang oang chửi Đảng, chửi nhà nước, chửi công an, chửi từ trên trời xuống dưới đất. Chửi trong trường hợp này là dành riêng cho những người thích “thể hiện”.
Và thực tình túm cái quần lại là, tôi không rõ rằng những người đó thể hiện được điều gì qua tiếng chửi ngoài sự vô văn hoá và thiếu tôn trọng người khác nơi công cộng?
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất