Dưới đây là bản dịch của bài viết “How Stoicism can inspire fearless leadership” từ website bigthink.com. Mình xin phép được đính link bài viết gốc tại đây:
Trong cuốn sách vừa ra mắt của nhà văn và cũng là người theo trường phái Khắc kỷ hiện đại - Ryan Holiday “Sự dũng cảm đang gọi tên ta: Vận may chỉ đến với người can đảm” (Bản gốc: "Courage is Calling: Fortune Favors the Brave"), anh đã đặt bút khám phá về tính đức hạnh của lòng can đảm, và theo đó là các cách làm sao để vượt qua những nỗi sợ hãi muôn hình. Dưới đây là một trích đoạn trong cuốn sách ấy.

Truyền cảm hứng thông qua sự dũng cảm

Để mà so sánh, thì giả sử đây là góc nhìn của một kẻ có tiếng trong giới cờ bạc, có lẽ vụ này phải liệt vào hàng ngũ được ăn cả, ngã để đời. Chuyện là vào ngày 30 tháng 8 năm 1945, Đại tướng người Mỹ Douglas MacArthur đã chạm chân đến đảo quốc Nhật Bản. So với tình thế nguy cấp lúc ông bị đột quỵ nặng nề tại Hàn Quốc vào thời điểm 1 thập kỷ sau, thì hành động của ông và tình hình lúc bấy giờ cũng được đánh giá là khốc liệt không kém. Lúc này, cuộc giao tranh giữa quân Đồng minh và phe Trục chỉ mới vừa chấm dứt. Và để cụ thể hơn về bức tranh chung, thì trong suốt 6 năm chiến tranh thế giới xảy ra, chưa từng có dấu chân nào của kẻ thù bén mảng đến đất Nhật.
Mọi thông tin từ phía tình báo đều cho hay nguy hiểm đang giăng ở muôn nơi trên vùng đất ấy. Mọi cố vấn đều đưa ra lời khuyên rằng Douglas MacArthur nên kiên nhẫn chờ đợi.
Và rồi MacArthur cứ vậy tiến vào trung tâm lãnh thổ của kẻ thù, không chút vũ trang. Từ khi trông thấy binh lính của mình trang bị thêm súng lục trước khi rời trụ sở để bay tới Tokyo, ông đã ra lệnh rằng: “Hãy cởi bỏ chúng”. Ông kiên quyết nói
“Nếu họ vốn có ý định giết sạch quân ta, những thứ vũ khí cầm tay cũng chỉ là vô dụng. Và sẽ chẳng có gì khắc vào tâm trí của họ mạnh được bằng việc thể hiện ra cái gọi là sự gan dạ tuyệt đối. Nếu như người Nhật chưa nhìn ra họ đã bại trận rồi, thì hành động này của ta sẽ khiến họ phải tin đó là sự thật”
Nếu ai đó từng thắc mắc, rằng làm cách nào mà Nhật Bản lại có bước chuyển mình nhanh chưa từng thấy đến thế, để từ một quốc gia cảm tử đầy hiếu chiến, sang một quốc gia hòa bình, cởi mở và là đồng minh vững vàng của chính đất nước đã làm chế độ của họ sụp đổ; thì đây, chính ngày này năm ấy là câu trả lời cho tất cả. MacArthur đặt chân xuống đây và chưa từng phản bội sự can đảm của ông dù chỉ là để lộ một chút sợ hãi hay ngờ vực. Mọi cử chỉ dù là nhỏ nhất của ông đều thong thả diễn ra - MacArthur ăn mà chẳng cần kiểm tra xem đồ ăn liệu có bị tẩm độc không, ông cũng cho dỡ bỏ lệnh thiết quân luật tại đây. Ông đến trong tinh thần hòa bình. Và ông hoàn toàn tự tin sải bước.
Bức ảnh chụp tướng MacArthur (trái) và Nhật hoàng Hirohito trong cuộc gặp mặt ngày 27/9/1945. (Ảnh: Lt. Gaetano Faillace, Wikipedia, Public Domain)
Bức ảnh chụp tướng MacArthur (trái) và Nhật hoàng Hirohito trong cuộc gặp mặt ngày 27/9/1945. (Ảnh: Lt. Gaetano Faillace, Wikipedia, Public Domain)
Tuy hành động như vậy chẳng là gì so với việc phải đối mặt với hỏa lực của pháo binh, nhưng vào thời điểm này, để có thể thực hành được sự gan dạ ấy, thì nó cũng từng trải qua biết bao khắc nghiệt rèn luyện của tính kỷ luật và cam kết tự thân mình. Tướng Churchill của Anh đã gọi đó là hành động can đảm nhất từng xảy ra trong thời kỳ Thế chiến thứ II. Chưa từng dù chỉ một lần MacArthur nghĩ đến sự an toàn cá nhân, tất cả những gì ông hướng tới là nền tảng cho hòa bình và sự tái thiết lập.
Hãy thử nghĩ mà xem, chỉ với hành động này mà bao nhiêu mạng người vô tội đã được cứu? Còn số lượng lính du kích từ đó bị răn đe là bao nhiêu? Và bao nhiêu sự phản kháng đã bị vô hiệu hóa từ khi chưa kịp nên dạng? Khi ấy, mọi hòn đảo ở vùng biển Thái Bình Dương đều đang diễn ra những cuộc chiến chết chóc, cam go, nhưng Tokyo và Nhật Bản đã vượt qua với không một tiếng súng nổ. Cách tiến vào của MacArthur đã cho họ thấy cuộc chiến đã kết thúc… và quân của Nhật đã tin tưởng ông. Nếu là một chỉ huy đầy gian trá, hoặc ngập tràn sự giận dữ và thù hằn, thì có lẽ cuộc chiến sẽ không bao giờ kết thúc theo cách này.
Có lẽ cũng từng có một vài khoảnh khắc rợn người, kinh hãi với MacArthur chăng? Chẳng hạn như khi quân Mỹ chuẩn bị hạ cánh xuống đường băng trên đất Nhật, khi ông lộ diện khỏi máy bay lần đầu tiên, hay là khi ông dùng bữa lần đầu trong một khách sạn được phục vụ bởi những người đã rất muốn “thanh toán” ông chỉ vài ngày trước đó. Những lúc như vậy liệu ông có ước thầm được trở lại trụ sở chính không? Nhưng tất nhiên, vì quân lính của mình, vì đất mẹ chờ đợi, và cả vì sự hòa bình thế giới, ông phải gạt tất cả những khoảnh khắc ấy sang một bên. Ông cần thể hiện sự gan dạ tuyệt đối. Ông biết ông phải lao về phía trước với tâm thế và tư thế đĩnh đạc hoàn toàn.
Mọi nhà lãnh đạo vĩ đại đều thấu hiểu điều đó. Vị tướng Pháp De Gaulle cũng vậy khi ông thực hành cái mà ông gọi là “bain de foule” - cụ thể là ông đã lao mình vào giữa đám đông đang cuồng nhiệt của dân Pháp, đắm mình trong tinh thần cộng đồng và tình yêu đồng bào, Tổ quốc. Cũng như cách mà các phụ tá của MacArthur cảnh báo về kiểu lộ diện như này, người của tướng De Gaulle cũng vô cùng lo lắng về sự an toàn của vị lãnh đạo, nhưng bản thân tướng De Gaulle lúc bấy giờ cũng biết rằng điều đó là đúng đắn, vì chính sự nguy hiểm khiến hành động đó cần thiết được hoàn thành.
Tướng De Gaulle bước trên đại lộ Champs-Élysées - 1944. Nguồn ảnh: www.lexpress.fr
Tướng De Gaulle bước trên đại lộ Champs-Élysées - 1944. Nguồn ảnh: www.lexpress.fr
Quyết định sải bước xuống đại lộ Champs-Élysées sau khi vừa giải phóng của De Gaulle, ngay cả khi ông biết các tay súng bắn tỉa vẫn còn đâu đó quanh đây ẩn nấp, và các cuộc đọ súng vẫn còn diễn ra dữ dội lúc ấy, đã giúp nước Pháp được giải phóng hoàn toàn. Nó là một canh bạc đen đỏ - với cái giá có thể phải trả là mạng sống của ông - để mang lại mối quan hệ giữa De Gaulle và người dân Pháp, những người mà sau đó ông đã dựa vào suốt sự nghiệp của mình. Và hành động đó cũng mang lại sự can đảm cho người Pháp, thứ mà khiến cuộc sống của họ được tiếp diễn vững vàng.
Là một người lãnh đạo, ai lại chỉ có thể ngồi trong tòa tháp ngà, giữa những bức tường lâu đài kiên cố. Họ cũng không thể là người chỉ biết bảo vệ bản thân khỏi những mối hiểm nguy trong khi bên ngoài bức tường, những người ủng hộ và cả quân đội của họ đang phải oằn mình trước gánh nặng mà thế giới kia ném vào tất cả.
Không, một người lãnh đạo phải dám chấp nhận rủi ro trong cuộc chơi của họ. Cho dù việc họ phải làm là dốc cạn tiền túi vào công ty trong thời điểm mọi thứ đang dần chạm đáy, thay vì chọn được đi trên con xe mui trần láng coóng; hay là phải giữ cho cánh cửa văn phòng của họ luôn rộng mở, mà nói cách khác là dám chia sẻ không màng nhận lại sự công kích về những điều nếu là người khác thì đã giấu nhẹm đi. Các mối liên kết được rèn giũa thành hình từ những cử chỉ như vậy chắc chắn an toàn hơn hẳn bất kỳ lời đảm bảo nào đến từ việc lẩn tránh rủi ro. Người sếp phải là người dám đứng trước micro và trả lời mọi câu hỏi dù có đầy căm phẫn tới từ đám đông - thậm chí cả khi họ động chạm vào những lỗi lầm cá nhân đầy xấu hổ của người sếp ấy, và chính anh ta cũng dám hứng chịu đòn roi đối với ngay cả những thứ không thuộc về tội lỗi của mình. Người đứng đầu không thể nào thuộc về phần hậu phương được, họ phải là người dẫn đầu tiến quân vào giữa vòng vây cuộc chiến. Và kể cả với các bậc phụ huynh nữa, họ không thể chỉ nói với con mình hãy đối mặt với nỗi sợ đi, họ phải thực hiện để chứng tỏ ý nghĩa của điều đó trong chính cuộc đời họ.
Bạn cần chăm sóc những người nằm trong vòng quan tâm của bạn. Bạn phải đặt những người đó lên hàng đầu. Bạn cần phải thể hiện cho họ thấy bằng hành động. Hãy cho họ một địa vị cao hơn.
Hãy nghĩ lại thời điểm khi Martin Luther King Jr. vào tù ngục, thời điểm mà những người dõi theo ông đã nhìn nhận ông vượt trên danh phận của một nhà thuyết giáo. Ông ấy đã ở bên họ. Ông ấy đã liều mạng họ. Và ông ấy đã là một phần của họ.
Nguồn ảnh: 1963 AP
Nguồn ảnh: 1963 AP
Chúng ta không được sợ hãi, hoặc nếu không chúng ta sẽ chẳng thể làm được những thứ ra trò. Nhưng đồng thời, với sự can trường này - sự sẵn sàng đại diện cho chính nghĩa, bằng toàn bộ thịt da, chống lại toàn bộ những mối nguy hiểm - chúng ta sẽ cho những người khác thấy là nếu họ dám làm điều tương tự, họ cũng sẽ ổn thôi mà.
Hãy nhìn những người lãnh đạo đã liều mạng biết bao chúng ta. Họ dấn bước về phía trước. Và họ khiến cho lòng dũng cảm được lây lan.

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ RYAN HOLIDAY

Nguồn ảnh: www.jordanharbinger.com
Nguồn ảnh: www.jordanharbinger.com
Ryan Holiday là cây bút người Mỹ sở hữu một số đầu sách best seller, và anh đồng thời cũng là host của chương trình podcast “The Daily Stoic”. 
Cuốn sách mới của anh “Sự dũng cảm đang gọi tên ta: Vận may chỉ đến với người can đảm” là cuốn đầu tiên trong loạt sách về các đức tính cơ bản của triết học cổ đại. 
“Sự dũng cảm đang gọi tên ta: Vận may chỉ đến với người can đảm” là sự kết hợp từ những câu chuyện trong lịch sử về lòng dũng cảm, trong đó gửi gắm những bài học từ chủ nghĩa khắc kỷ, để khám phá cách mà con người có thể vượt qua nỗi sợ hãi như thế nào.
Trên đây là trích đoạn từ cuốn sách “Sự dũng cảm đang gọi tên ta: Vận may chỉ đến với người can đảm” của tác giả Ryan Holiday, với sự đồng ý của Portfolio - một chi nhánh của Penguin Publishing Group, thuộc bộ phận của Penguin Random House LLC. Bản quyền thuộc về © Ryan Holiday, 2021.