The sleeper cells that Russia said we had in the United States ...

Với một đứa quá chán một Marx từng phê phán sự mất tính người trong xã hội tư bản, tôi quyết định tìm cho ra nhẽ một Marx bài xích sự mất tính người trong xã hội cộng sản.


Crude Communism



Crude Communism hay xã hội cộng sản thô sơ được đề cập lần đầu tiên trong Economic & Philosophic Manuscripts of 1844. Một tác phẩm của Marx thời trẻ. Một tác phẩm đầy sự phản dame cho những người mơ mộng về xã hội không tưởng Communism vì Marx thừa nhận sự thiếu sót của nó và khẳng định Communism không phải đích cuối cùng của nhân loại. 
Trong đó, Marx cho một định nghĩa súc tích về Communism.
Communism is the positive expression of annulled private property – at first as universal private property.
Dịch: Xã hội cộng sản là sự biểu hiện tích cực của tài sản tư hữu được thanh lọc - hình thái đầu tiên của nó là tài sản tư hữu của toàn thể.
Hỗ trợ diễn dịch: Từ Annulling (động từ) mô tả hành động loại bỏ tính tiêu cực của một sự vật mà không huỷ diệt vật đó.
Từ đó, ông đề cập một Communism đen tối, thứ phát triển lệch lạc với Communism ông ca ngợi. Đó chính là Crude Communism (xã hội cộng sản thô sơ). Tôi có thể tóm tắt 3 đặc điểm của xã hội này: 1.Không giai cấp, 2. Sự cào bằng và 3. Sự thống trị
Sau khi cách mạng vô sản thành công, xã hội lập tức tiến hoá lên Communism. Với sự hào hứng từ việc diệt trừ giai cấp tư bản, con người vẫn tiếp tục nhìn nhận mọi thứ một cách nông cạn: dưới dạng hữu hình, vật chất và phi vật thể cơ bản (vd: khoái cảm). Trong xã hội mà sự tư hữu bị coi là một con quỷ và sự cào bằng được xem là đối lập với sự tư hữu thì con người thực thi sự cào bằng ấy một cách mù quáng.
Như một lẽ thường tình, sự cộng sản hoá thực hiện sự cào bằng về mọi mặt. Nó chia đều của cải cho tất cả mọi người và muốn chia năm xẻ bảy những thứ riêng tư nhất của một cá nhân cho những người khác.
The dominion of material property bulks so large that it wants to destroy everything which is not capable of being possessed by all as private property. It wants to disregard talent, etc., in an arbitrary manner
Dịch: Sự kiểm soát tài sản vật chất lớn tới nỗi, nó coi những thứ không thể sở hữu được bởi tất cả là tài sản tư hữu, và nó sẽ huỷ diệt những thứ đó. Nó xem thường năng lực, vv với thái độ độc tài.

Một đối tượng Marx đưa ra để hình dung sự chia sẻ tiêu cực đó chính là phụ nữ. Ông cho rằng dấu hiệu cho sự đo lường độ alienation của xã hội chính là mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ. Nó là "sự kết nối tự nhiên nhất giữa người với người" và nếu mối quan hệ giữa họ bị tha hoá hay ngập chìm trong dục tính thì alienation, thứ xã hội tư bản từng cổ suý, vẫn còn tồn tại trong xã hội cộng sản thô sơ này và ngăn cản con người sống như một con người thực sự.
Trong xã hội đó, phụ nữ có thể biến đổi từ tài sản riêng của người chồng trong hôn nhân 1 vợ 1 chồng (exclusive private property) thành tài sản chung của xã hội (universal private property). Nói cách khác thì sẽ là từ exclusive marriage đến universal prostitution. Xã hội thay thế người chồng để tư hữu người vợ và có thể gây áp lực lên họ vì lợi ích chung của tất cả. Xã hội trở thành một nhà tư bản mà Marx gọi là Universal Capitalist. 
Nói cũng kì lạ vì xã hội không hề có hình thù nhất định thì làm sao ta có thể xác định chúng để mà diệt trừ. Chẳng lẽ phải giết hết tất cả mọi người thì mới có thể chấm dứt xã hội cộng sản thô sơ ? Tôi nghĩ rằng điều Marx muốn nói đến chính là những định kiến xã hội và những tư tưởng cằn cỗi mặc định trong trong đầu của tất cả con người.
Dù đó được xem là nỗ lực xoá bỏ sự tư hữu nhưng Marx cho rằng nó chỉ là sự phát triển quy mô của tư hữu và sự hung tợn của tư hữu đội lốt "lợi ích tốt đẹp cộng đồng". Nó tiếp tục sự mất tính người trong xã hội tư bản. Nó chỉ kích thích sự tham tham của mọi con người, đưa họ từ hạ đẳng lên thượng đẳng chứ chả phải bình đẳng. Sự tham lam ấy cao tới mức thôi thúc con người đòi quyền sở hữu của mình lên mọi thứ dù không trực tiếp hay gián tiếp tạo nên thành phẩm.
General envy constituting itself as a power is the disguise in which greed re-establishes itself and satisfies itself, only in another way. The thought of every piece of private property as such is at least turned against wealthier private property in the form of envy and the urge to reduce things to a common level, so that this envy and urge even constitute the essence of competition.
Dịch: Sự đố kị của tất cả mọi người tự tái tạo nó thành một dạng quyền năng mà ở đó, lòng tham tự tái cấu trúc và tự thoả mãn nó dù không bằng cách thì cũng là cách khác. Cái suy nghĩ "muốn có phần trong từng món đồ, vật dụng" ít nhất ngăn chặn sự tư hữu lớn hơn (ý nói tài sản có tính chất tập trung trong tay một số cá nhân) của đố kị; và là sự thôi thúc muốn dàn trải mọi thứ trên một mặt bằng chung, vì thế sự đố kị và thôi thúc này đã tạo nên một cuộc tranh giành. 

The first positive annulment of private property – crude communism – is thus merely one form in which the vileness of private property, which wants to set itself up as the positive community system, comes to the surface.
Dịch: Sự thanh lọc đầu tiên tài sản tư hữu  - Crude Communism- thực chất là một trạng thái mà ở đó sự xấu xa của tư hữu mang lốt sự tốt đẹp trồi lên bề mặt. 
Khác với xã hội tư bản truyền thống của Marx mà ở đó tư sản bóc lột vô sản, Crude Communism biến các nhóm phi giai cấp như đàn ông, phụ nữ, trẻ em trở thành nô lệ của sự tham lam và từ đó bóc lột và ăn sống lẫn nhau. Điều này giống như khi việc nhà bạn bị một người khác ngang nhiên vô ở và tự tiện dùng đồ của bạn, thì thay vì bạn đuổi người đó đi thì bạn tự cho mình cái quyền để đi sang nhà người đó ở và làm điều tương tự. Bạn không hề giải quyết sự xấc xược của kẻ chiếm nhà bạn và vô tình biến thành một người y chang kẻ đó. 
The relationship of private property persists as the relationship of the community to the world of things
Dịch: Mối quan hệ tư hữu tiếp tục tồn tại dưới dạng mối quan hệ giữa cộng đồng với những thứ khác. 


Sự hai mặt của tư hữu



Alienation (sự xa lạ, hờ hững) là nguyên nhân Marx phê phán sự tư hữu trong xã hội tư bản. Sự tư hữu sản sinh ra sự vật hoá hay sự đơn giản hoá và gói gọn toàn bộ giá trị sự vật trong một thứ gì đó có thể nhận thức được trong giới hạn con người, và người thực hiện nó không quan tâm quá trình này có bỏ sót những giá trị nào không. Nó ngăn cản con người đánh giá sự vật một cách đa chiều nhất. Khi không có đầy đủ sự kết nối với các giá trị, alienation bắt đầu được sinh ra. Nó khiến ta hờ hững, xa lạ với những thứ đáng lẽ ra phải đẹp.
Hai thứ này không thể giải quyết chỉ bằng sự cào bằng hay sự phân chia đồng đều - những gì mình có thì người khác cũng có. Vậy ta phải nhìn lại mối quan hệ giữa lao động và tài sản tư hữu. Tại sao Marx trân trọng cái trước mà hay phê phán cái sau?
But labor, the subjective essence of private property as exclusion of property, and capital, objective labor as exclusion of labor, constitute private property as its developed state of contradiction". 
Dịch: "sức lao động"- phần lõi trong tài sản tư hữu (không bao gồm tài sản) và "thành phẩm"-phần hình (không bao gồm lao động), cả hai cùng tạo nên tài sản tư hữu trong quá trình tạo nên của sự mâu thuẫn.
Trông khó hiểu nhưng nếu dùng thuyết Hegel thì có thể lí giải được. Thesis là Labor-Capital, Antithesis là Private Property (PP) và Synthesis là Communism.
Private property is first considered only in its objective aspect – but nevertheless with labor as its essence. Its form of existence is therefore capital, which is to be annulled “as such”. Or a particular form of labor – labor leveled down, fragmented, and therefore unfree – is conceived as the source of private property’s perniciousness and of its existence in estrangement from men.
Dịch: tôi sẽ diễn dịch ở dưới
Dựa trên đoạn trích trên, Marx đã nói tới Leveled down hay Unfree Labor và chính nó là nguồn gốc tạo nên sự ác tính của PP và sự estrangement hay alienation của con người.
Vậy nếu tổng hợp các ý trên, tài sản tư hữu sẽ không bao giờ tiêu biến nếu như sức lao động và thành phẩm còn tồn tại. Việc alienation nảy sinh từ tài sản tư hữu là do tài sản tư hữu bị tác động bởi sự biến chất của sức lao động. Chính tài sản tư hữu xấu xa này lại được tái sử dụng thành nguồn năng lượng cho Unfree Labor, và vòng lặp được tạo ra. 
Bản thân tài sản tư hữu không hoàn toàn nguy hiểm tới mức phải bị loại trừ như Marx từng nói với thái độ cứng rắn trong các tác phẩm khác như Manifesto. Trong Manuscripts 1844, ông cho nó một cái nhìn đa chiều hơn. 
Tài sản tư hữu được sinh ra khi một người chiếm đoạt thành quả của người khác làm tài sản riêng. Nhưng đồng thời, tài sản tư hữu cũng là những gì mang lại sự bản sắc và niềm vui của con người. 
The meaning of private property – apart from its estrangement – is the existence of essential objects for man, both as objects of enjoyment and as objects of activity.
Dịch: Ý nghĩa của tài sản tư hữu - bên cạnh sự xa lạ -  là sự tồn tại thiết yếu của con người, dưới dạng một vật thể của sự tận hưởng và hoạt động
Marx có đưa một ví dụ về tiền, một đại diện hoàn hảo của tài sản tư hữu và ông chỉ ra tiền có thể mang lại được niềm vui, nếu như người sở hữu hoàn toàn nhận thức được giá trị của bản thân là tách bạch với giá trị tiền. Bản chất tài sản tư hữu là hai mặt. Marx thừa nhận sự đi lên của xã hội luôn đi kèm với sự phát triển tư hữu. Không cần dùng thuyết Marx để giải thích thì bằng quan sát đời thường, ta cũng nhận ra tư hữu cũng mang mầm mống của sự tranh giành không đáng có.
Money is the procurer between man’s need and the object, between his life and his means of life. But that which mediates my life for me, also mediates the existence of other people for me. For me it is the other person.
Dịch: Tiền chỉ là trung gian giữa nhu cầuđối tượng bị tác động, giữa cuộc sống con người và thành tố cấu nên cuộc sống. Nó chỉ là thứ điều hoà cuộc sống của một cá nhân và cuộc sống của những người khác. Nó là một thứ nằm ngoài cá nhân đó.
Trong xã hội tư bản, tài sản tư hữu bị cổ suý để dưới dạng alienation hay estrangement. Tương tự, tài sản tư hữu trong quá trình đạt tới Communism tích cực phải được chuyển hoá thay vì huỷ diệt ngay lập tức. Mục tiêu tối thượng của việc cải thiện tài sản tư hữu chính là chuyển hoá nó dưới dạng lành tính và không tạo nên sự alienation. Dùng nó để tìm lại cái người của mình và từ đó giải phóng những cản trở của các giác quan dễ dãi để cảm nhận cái chân thật nhất trong mối quan hệ giữa người với người.
Communism as the positive transcendence of private property as human self-estrangement, and therefore as the real appropriation of the human essence by and for man; communism therefore as the complete return of man to himself as a social (i.e., human) being
Dịch: Cộng sản là bước chuyển hoá tích cực của tài sản tư hữu hay hiện thân của sự xa lạ, vì thế là sự giành lại tính người được thực hiện bởi con người; cộng sản vì thế là sự tìm lại bản thân của một cá thể xã hội (vd con người). 

The transcendence of private property is therefore the complete emancipation of all human senses
Dịch: sự chuyển hoá của tài sản tư hữu vì vậy là sự giải phóng toàn diện các giác quan và nhận thức con người.


Vô thần liệu có vô thần?



Nếu như sự cộng sản hoá muốn cải thiện tư hữu thì quá trình đó sẽ như thế nào trong tôn giáo? Tôn giáo, một đại diện tư hữu về mặt tinh thần mà Marx hay phê phán là "thuốc phiện của nhân dân", nay được ông nhìn một cách mềm mỏng hơn.
Marx cho rằng sự vô thần mà ở đó con người chối bỏ sự giả dối sẽ là vô nghĩa nếu nó không chối bỏ Chúa. Bản chất sự vô thần đã mang ý nghĩa đối nghịch một cái gì đó và nó cần sự tồn tại của tôn giáo để tồn tại. Niềm tin tôn giáo sinh ra sự vô thần. Nhưng sự vô thần này chỉ chống lại những vị Chúa của những tôn giáo không có thật hay chưa được kiểm chứng. Sự vô thần kích thích sự tìm kiếm một phương tiện tốt hơn tôn giáo. Nó giống như việc bạn nâng cấp phần mềm của một máy tính có phần cứng siêu mạnh. Window 7 giới hạn rất nhiều tiềm năng máy tính nhưng khi bạn nâng lên Window 10 thì lúc đó máy mới được phát huy hết công dụng. 
Trong phạm trù của Marx nói, nó như việc thay thế Chúa của tôn giáo bằng một thực thể hay đại diện không phải Chúa, nhưng có tính chất thần thánh như Chúa và quan trọng, là hoàn hảo hơn Chúa. Để dễ liên hệ thì các bạn có thể lấy Dr. Manhattan trong Watchmen. Ông ta là đấng tối cao thực sự tồn tại và có khả năng tác động vật lý hay phi vật lý tới con người. Sự hiện diện quá chân thật của Dr. Manhattan đã khiến con người không còn tin vào các tôn giáo trước đó.
Để chỉ ra sự phát triển tương quan giữa sự vô thần và Communism, Marx đưa một phép so sánh: sự vô thần là sự nhân bản (lấy con người làm trọng) được tạo ra khi con người không dùng góc nhìn chật hẹp của tôn giáo để đánh giá lẫn nhau; và Communism (tích cực) là sự nhân bản tạo ra khi con người không dùng hệ giá trị còn nhiều bất cập của tư hữu. Với Marx, các hệ thống tôn giáo và tài sản tư hữu là không đủ để nhìn nhận giá trị toàn diện của một con người. 
Atheism, as the denial of this unreality, has no longer any meaning, for atheism is a negation of God, and postulates the existence of man through this negation
Dịch: Sự vô thần mang nghĩa phủ nhận sự hư ảo, là vô nghĩa, sự vô thần phải là sự chối bỏ Chúa, và gián tiếp thừa nhận sự tồn tại con người thông qua sự chối bỏ này.

...atheism is humanism mediated with itself through the supersession of religion, whilst communism is humanism mediated with itself through the supersession of private property
Dịch: diễn giải ở đoạn trên
Nhưng suy nghĩ đó dù đúng là có xoá bỏ những mặt xấu của tôn giáo, đồng thời đặt những bước đi đầu tiên của quá trình tìm kiếm sự thật, nhưng vẫn không thể nào xoá bỏ được sự vật hoá. Bản chất trong chính cái suy nghĩ đó đã mang sự vật hoá - quy hết mọi tội lỗi của tôn giáo cho một vật hay một danh tính nào đó và ở đây chính là niềm tin vào sự tồn tại của Chúa. Với Marx, đây là một suy nghĩ mâu thuẫn nhưng là suy nghĩ cần thiết để xúc tiến quá trình thoát khỏi sự kiềm hãm của giáo lí về mặt tinh thần. Nhưng liệu sự phủ nhận Marx ủng hộ có đánh mất tất cả các giá trị tích cực được xây dựng bởi tôn giáo hay không? Tôi không rõ nữa.
But atheism and communism are ... no loss of the objective world created by man – of man’s essential powers born to the realm of objectivity
Dịch: Sự vô thần và cộng sản không đặt dấu chấm hết cho thế giới vật hoá được tạo bởi con người - hay những quyền năng tạo nên thế giới vật hoá đó.


Mâu thuẫn lớn = Marx ba phải?!



Marx đẻ ra Communism rồi chê Communism thì đây là fake news hay ba phải? Fake news là không nhưng ba phải thì có. Từ "ba phải" xét về nghĩa là đúng nhưng xét về thái độ là tiêu cực. Marx vẫn có nhiều lỗ hổng có thể phản biện, nhưng công lớn nhất của ông là tạo nên một hệ thống các khái niệm để ta có thể xây dựng sự nhìn nhận có trật tự với những thứ quá hỗn loạn trong đời thực. 
Dù sao tư tưởng Marx cũng chỉ là những con chữ trên trang giấy và là nền tảng xây dựng hệ thống cho các tư tưởng vô tình hay cố tình có tính chất gần giống nhưng còn rời rạc và thô sơ. 
Một lỗi nặng của các môn đồ của tư tưởng đó chính là tôn thờ lý thuyết đến từng câu từng chữ và áp dụng nó một cách máy móc. Họ thiếu sự tĩnh lặng và sáng suốt để tiếp nhận những tinh hoa của chúng.
Khái niệm Crude Communism Marx cảnh báo, nơi sự cào bằng bắt đầu thâm nhập khắp các ngõ ngách và cuối cùng tước đi tính người, đã được hiện thực hoá. 


Love for everyone



I. Mục đích ban đầu
Gia đình được nhìn nhận rộng rãi là đại diện của tài sản tư hữu và là tàn tích của xã hội tư bản. Lòng hăng hái của các nhà tư tưởng biến nó thành cuộc bức phá giới hạn để đảm bảo "sự tự nhiên" của mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ.
Thế là cuộc cách mạng tình dục 1920s ra đời tại một đất nước bị dán nhãn "bảo thủ" và "phi tự do" bởi phương Tây. Nó được xem là nỗ lực để giải phóng phụ nữ khỏi vai trò cứng nhắc nội trợ-sinh con, cho họ cơ hội để tham gia vào lực lượng lao động quốc gia. Để phụ nữ có thể làm việc, chính quyền Liên Xô phát triển các quy định về hôn nhân-gia đình. Đồng thời, họ cũng cho rằng sự giải phóng về phương diện tình dục (giáo điều và định kiến trinh tiết) là điều không thể thiếu trong việc tháo bỏ xiềng xích tư bản khỏi phụ nữ. 
Về hôn nhân-gia đình, chính quyền hợp pháp hoá phá thai, đơn giản hoá quy trình kết hôn-li hôn, bải bõ sự tồn tại con ngoài giá thú trên pháp luật, chu cấp bắt buộc cho con sau li hôn, quyền để đứa trẻ chọn lựa ba mẹ nuôi và ruột nếu cả hai đang tranh chấp. Về mặt tình dục, kê gian và quan hệ đồng tính không còn phạm pháp nữa. 
Nhưng một thảm hoạ đã xảy ra. Nó dẫn tới sự lạm dụng những điều tiến bộ này mà mấy chục năm về sau, phương Tây mới biến chúng thành biểu tượng và bằng chứng cho sự văn minh cấp tiến của họ so với nửa bên còn lại thế giới. 
II. Mục đích biện minh cho phương tiện
Nói có sách mách có chứng, không phải tự nhiên tình dục được đưa vào trong cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ.
Bắt đầu từ những dòng chữ của Engels: 
With the transfer of the means of production into common ownership, the single family ceases to be the economic unit of society. Private housekeeping is transformed into a social industry. The care and education of the children becomes a public affair; society looks after all children alike, whether they are legitimate or not. This removes all the anxiety about the “consequences,” which today is the most essential social – moral as well as economic – factor that prevents a girl from giving herself completely to the man she loves. Will not that suffice to bring about the gradual growth of unconstrained sexual intercourse and with it a more tolerant public opinion in regard to a maiden’s honor and a woman’s shame? And, finally, have we not seen that in the modern world monogamy and prostitution are indeed contradictions, but inseparable contradictions, poles of the same state of society? Can prostitution disappear without dragging monogamy with it into the abyss?
Origin of the Family, Private Property, and the State
Dịch: Khi tư liệu sản xuất thuộc sở hữu chung, gia đình sẽ không còn là đơn vị kinh tế của xã hội. Việc riêng của gia đình thành việc của xã hội. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em trở thành mối quan tâm của xã hội, xã hội xem tất cả trẻ em đều như nhau, kể cả chúng có là con ngoài giá thú. Điều này loại bỏ sự quan ngại về "hậu quả", thứ quan trọng trong phạm trù đạo đức xã hội và kinh tế của ngày nay, thứ có thể ngăn cản một người con gái toàn tâm toàn ý với người con trai cô ấy yêu. Liệu điều đó có đủ để khuyến khích sự tự do giao hợp sự du di của xã hội về phẩm hạnh của người con gái chưa kết hôn và sự tủi nhục của phụ nữ? Cuối cùng, liệu ta có nhìn thấy sự mâu thuẫn giữa hôn nhân 1 vợ 1 chồng với mại dâm, thậm chí còn là sự mâu thuẫn không thể tách rời? Liệu mại dâm có biến mất mà không kéo theo hôn nhân 1 vợ 1 chồng theo?
Poster, băng rôn, slogan, diễu hành "Down with shame" và thuyết Glass of Water- tình dục như một li nước khi khát thì uống tràn ngập khắp đất nước. Chúng là lời tuyên ngôn hùng hồn của chính quyền nhân danh sự diệt trừ tư bản. Và ai là người hưởng ứng chúng mãnh liệt nhất? Người trẻ đầy hormone.
Những mục đích tốt đẹp ban đầu được vũ khí hoá để phỉ nhổ lại di sản của xã hội cũ và là cái cớ tuyệt vời cho sự sa đoạ. Hiếp dâm, bệnh đường tình dục, li dị, nạo phá thai và trẻ em bỏ bụi thành một vấn nạn của toàn xã hội Liên Xô. Rồi tất cả chợt tắt, những người bảo thủ của chính quyền Liên Xô dập toàn bộ những thứ tự do được khởi xướng trước đó bởi nhóm "cấp tiến".
"Communal lust" của Marx ít nhất đã tồn tại theo nghĩa đen: "đứa này ngủ với thằng kia thì nó phải ngủ với tao" hay "khoả thân ở nhà thì có quyền khoả thân ở nơi công cộng". Sự cào bằng tình dục phá tan mọi sự phân biệt phải trái. Phụ nữ bước ra từ kiềm hãm gia đình của xã hội tư bản để thành một vật thể (object) thoả mãn dục vọng thú tính của chính họ và những người khác. Dù trai hay gái, tất cả trở thành nô lệ của tình dục. Sự thoải mái quá đà khiến tất cả giá trị con người bị quy hết vào cái hạ bộ, ngực, mông và cơn hứng tình. 
Đọc chi tiết hơn trong hai bài báo đính kèm cuối bài.
Free the Nipple

Một cách thần kì, cuộc cách mạng ấy được lặp lại ở phương Tây. Tình dục = cộng sản có lẽ là công thức méo mó được thực hiện lũng loạn nhất của làn sóng Hippie - làm tình và khoả thân để phản chiến. Từ bài dịch của DuyDreamer, tôi mới biết rằng cái "sự tự nhiên" đã lan san trẻ em, thứ mà ngay cả Nga thời khủng hoảng nhất còn không dám động vào. 

Vậy Communism được diễn dịch trong đầu các tín đồ "thổ tả" là như thế nào? Tập thể hoá tài sản - chia sẻ bạn tình; phá bỏ tư hữu - con cái không phải tài sản của bố mẹ và xã hội phải nuôi chúng; và sự cào bằng- trẻ con có quyền phổ cập về tình dục như người lớn. 

"The end justifies the means" liệu là câu mô tả đúng nhất trường hợp này? Sau khi biết tới khái niệm này, tôi mới nhận ra lịch sử đã lặp lại biết bao nhiêu lần trước khi cách mạng vô sản diễn ra, nhất là khi một cuộc cách mạng "tiến hoá" thành cuộc săn phù thuỷ chỉ vì muốn đốt cháy giai đoạn. 


Nhị nguyên và Lê Dương Bảo Lâm 



Một xã hội mà phần lớn đau khổ thì phần còn lại phải đau khổ theo là một suy nghĩ ỡm ờ vì đơn giản chỉ cần lật ngược nghĩa của câu: "Hạnh phúc phải được chia sẻ". Đó cách suy nghĩ nhị nguyên và triệt tiêu sự tồn tại cần thiết của mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn là tiền đề cho sự phát triển và sự linh hoạt.
Marx sai lầm thì cũng có Marx đúng đắn. Ông xác định khá chính xác sản phẩm của tư bản hoá hay sự thương mại hoá nhanh chóng, và đặt cho nó cái tên: sự vật hoá. Hội Hippie nghĩ rằng chỉ cần sở hữu album Imagine và đống quần áo tua rua và trưng diện nó trên người là có thể thấm nhuần tư tưởng "No religion. No country". Nếu liên hệ tới ngày nay thì Antifa là sự lặp lại của Hippie nhưng khác ở chỗ đám này được trả tiền.
Đồng thời, ông dự đoán được đặc điểm của sự cộng sản tiêu cực: sự cào bằng. Cách mạng tình dục 1920s chỉ là một trong hàng loạt các sự kiện mà sự cào bằng càn quét ở Liên Xô. Ngày nay thì có một đại diện khá phổ biến chính là Universal Basic Income. Bản thân tôi khá thích nó nếu như tôi được nhận (haha) nhưng nó là phương tiện tuyệt vời cho những kẻ lười lao động bóc lột những người lao động chân chính và xa hơn nữa, là mầm mống của sự sướng quá hoá rồ. 
Các bạn có bao giờ nghe câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" chưa? Rất nhiều người chú ý tới vế trước nhưng chưa bao giờ tự hỏi ý nghĩa của vế sau là gì. Nhất là ý nghĩa của chữ "sàng". Và tôi nghĩ không ai giải thích từ này kĩ càng hơn Lê Dương Bảo Lâm (phút 9:41).

Bài này được đáng lẽ ra phải dựa trên lời phản biện của bạn Surphi10 từ bài Marxism trước nhưng cuối cùng thành ra vậy. Dù mình siêu lười nhưng trong tâm hi vọng bài này trả lời những thắc mắc của bạn. 
Nguồn tham khảo:
Marx and Alienation: Essays on Hegelian Themes by Sean Sayers