Chúng ta vừa được tin, 600m đường gốm sứ ở Hà Nội sẽ bị phá bỏ để làm lối lên cầu Nhật Tân. Thực ra cũng là điều tốt, vì nhà mình ở Long Biên mà, đi đoạn này chiều nào cũng thấy tắc. Trước đây thì nhà mình ở Cầu Giấy, cũng có cái tắc khác.Đoạn đường gốm sứ bị phá.
Nói đến Cầu Giấy, chắc các bạn còn nhớ trạm trung chuyển Cầu Giấy chứ? Trạm này khá lớn, đối diện trường GTVT, được xây năm 2005. Hình như dùng được 9 năm, đến năm 2014 thì phá bỏ hoàn toàn để làm trụ cho đường sắt Hàng Cỏ, Nhổn. Trạm này nổi tiếng là bẩn thỉu, nhem nhuốc. Rồi nữa là mấy hàng cây ở Kim Mã, nghe đâu cũng phải sớm cắt bỏ lấy chỗ làm cầu.
Lại nói về nhà, thì trước đây nữa nữa, mình ở Lê Duẩn. Hôm nọ đọc báo, thấy hu gần Lê Duẩn này có nhiều nhà, chắc xưa kia cũng gọi nhau là hàng xóm, giờ phải sống dưới những mái nhà xập xệ, rung lắc dữ dội, các dàn thép sẽ sập trong sớm chiều. Và họ phải chịu đựng cảnh đó.
Mình chuyển nhà khá nhiều. Trước lê Duẩn là đường Hai Bà Trưng, sống ở một tập thể thậm chí không cần đồng hồ bởi nhìn qua cái khung cửa sổ bé xíu xiu là thấy đồng hồ của Bưu Điện Hà Nội. Bây giờ, nhiều dịp bà nội mình đi thăm khu tập thể cũ kĩ đó, vẫn những người cũ, và giờ là con cháu của họ, thế hệ thứ hai, thứ ba sống ở đấy.
Mình từng hỏi bà, tại sao họ chẳng chuyển đi? Tại sao con cháu họ chẳng chuyển đi? Bà mình bảo, vì họ không thể. Giá thuê nhà khu trung tâm vừa đắt lại vừa… rẻ. Nó rẻ đủ để thu nhập một hộ gia đình vừa đủ trả. Nhưng nó lại đủ đắt khiến họ không thể để dành thêm chút tiền nào. Vì công việc thường là buôn bán nhỏ lẻ hoặc viên chức nhà nước, tập trung làm trong khu vực trung tâm, nên họ cũng chẳng thể mua một miếng đất giá rẻ ở ngoại ô được. Vậy là, một vòng lặp đáng sợ của những con người Hà Nội, cứ lặp đi lặp lại ở những khu nhà tồi tàn đó.
Cả khu Lê Duẩn cũng vậy. Phóng viên hỏi, tại sao họ không sửa nhà mà chỉ vá víu tạm bợ bằng băng dính với tường giả? Đến công ty phát triển đô thị, thì người đại diện bảo tiền sửa nhà sẽ là tiền các hộ dân chung tay góp vào với một số sự trợ giúp của công ty. Nhưng mà, nhìn xem. Họ toàn là những ông bà già, sống bằng lương hưu. Họ làm gì có đủ tiền mà góp sức sửa móng hay sửa nhà? Tất nhiên chúng ta đều không mong chuyện gì xấu đến với họ cả, nhưng vậy là, vòng lặp đáng sợ đó cứ lặp đi lặp lại, cho đến một ngày họ chuyển đi, chết hay những mái nhà kia sập xuống.
Những sự chuyển dịch đô thị đang diễn ra hằng ngày. Nó đang… lan ra thì đúng hơn, như một vũng dầu loang. Những khu như Xuân Mai..v..v… ngày càng có nhiều khu đô thị hơn, và mình cho rằng có một hệ thống đô thị vệ tinh xung quanh một đô thị lớn hay còn gọi là metropolis là một điều tốt. Và chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng, Hà Nội đã là một metropolis như thế.
Và giữa những sự xây phá, những sự mở rộng như vết dầu loang của Hà Nội, đó là một cơn sốt, một nét văn hoá, một sự thượng đẳng để đi tìm chân lý về “người Hà Nội gốc”.
Sự liên quan giữa sự chuyển dịch về mặt vật lý như 600m con đường gốm sứ, bến bus Cầu Giấy, hay những khu nhà dột nát ở Lê Duẩn và sự đòi hỏi tìm sâu về tính chất “gốc” của Hà Nội thì có liên quan gì?
Có lẽ chúng ta phải nhìn vào tính chất của các đô thị hiện đại. Ở đây mình sẽ đánh giá Hà Nội, theo mức độ phân cấp nhỏ dần: Dưới góc độ một đô thị trong quá trình toàn cầu hoá, dưới góc độ từng cá thể sinh sống trong thành phố và cuối cùng, dưới góc độ của mối quan hệ liên cá thể.
Bản chất của đô thị, của metropolis trong thế kỉ 21 là bản chất của sự toàn cầu hoá, đô thị hoá. Hai điều này phải đi song song và không thể tách rời với bất kì đô thị nào, mà Hà Nội cũng nằm trong một chuỗi những đô thị như vậy, đúng như những gì đài báo vẫn ra rả hai ba thập kỉ nay. Một thành phố nằm trong mạng lưới toàn cầu hoá là một thành phố nằm trong mạng lưới của vòng quay tư bản hiện hành.
Trong cuốn “Quá trình đô thị hoá của vốn”, nhà xã hội học, địa lý học hướng Marxist David Harvey có đề cập tới cuộc chạy đua tích luỹ tư bản này. Trong đó, để chạy đua vốn với những thành phố trong mạng lưới đô thị hoá khác, một thành phố cần một là phá vỡ các rào cản không gian và hai là tăng tốc thời gian quay vòng vốn.
Để làm được điều thứ hai, tức là tăng tốc thời gian quay vòng vốn, một thành phố nhất thiết cần có những khoản đầu tư dài hạn. Những khoản đầu tư đó có thể là cơ sở hạ tầng công phu và ổn định để sản xuất, trao đổi và tiêu thụ. Đó cũng có thể là việc hấp thụ vốn dư thừa để tránh khủng hoảng bằng những công trình công cộng. Khủng hoảng này có thể lấy ví dụ như khủng hoảng nhà đất ở Mỹ năm 2008, mà sau đó dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng này xảy ra khi người Mỹ nhận ra họ không thể xây thêm nhiều nhà hơn nữa, tạo ra nhiều đô thị vệ tinh hay ở Mỹ là các khu ngoại ô hơn nữa để giải quyết nguồn vốn thặng dư. Tước đó nữa là khủng hoảng tài chính tại Pháp năm 1848, mà sau đó khi Napoleon lên ngôi đã giải quyết bằng việc xây thêm nhiều công trình công cộng tại Paris như những đại lộ lớn hay công trình lớn. Động thái tương tự có thể thấy ở các nước đang phát triển và ít chịu ảnh hưởng nhất bởi suy thoái 2008 như Trung Quốc hay Việt Nam.
Tuy nhiên, nghịch lý ở đây là, việc tạo ra các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn lại đi ngược lại với việc phá bỏ những rào cản không gian, một tính chất không thể thiếu trong quá trình toàn cầu hoá. Do đó, tính chất tư bản của đô thị tạo ra sự đối nghịch có hệ thống: Mạng lưới đô thị hoá liên tục tạo ra các quan hệ không gian, tổ chức lãnh thổ và hữu hình hơn là cảnh quan địa lý chỉ có tác dụng với chính nó, ở đây là quá trình toàn cầu hoá nhằm tích luỹ tư bản, trong một thời điểm cụ thể đó. Sau đó, chính nó, tức là quá trình này, lại phá huỷ những mối quan hệ và những cảnh quan vật lý kia đi để tạo ra những đặc điểm phù hợp cho một thời điểm cụ thể sau này.
Các quá trình sản xuất tổ chức lãnh thổ liên tục này được gọi là quá trình lãnh thổ hoá, phi lãnh thổ hoá và tái lãnh thổ hoá (territorialisation, de-territorialisation và re-territorialisation).
Các quá trình này hoàn toàn không được quyết định, tức là có một hoạch định rõ ràng và chiến lược, bởi các chính trị gia hay tiếng nói của con người trong thành phố, mà nó được quyết định bởi các mâu thuẫn nội tại trong quá trình tích luỹ tư sản. Không thể phủ nhận rằng mỗi tầng lớp, phe phái nội tại trong một thành phố sẽ có những mong muốn riêng để dịch chuyển hạ tầng của thành phố, nhưng, lớn và quan trọng hơn nữa, đó là sự cạnh tranh thu hút vốn, thu hút nguồn nhân lực ngày càng khủng khiếp giữa các thành phố trong mạng lưới đô thị hoá.
Một thành phố như vậy cũng không còn khả năng tự quyết, tức là những thay đổi chiến lược, định dạng cụ thể và có tầm nhìn, mà phải nương theo sự dịch chuyển của nguồn vốn và quá trình lãnh thổ hoá, phi lãnh thổ hoá và tái lãnh thổ hoá diễn ra liên tục.
Tóm lại, một thành đô thị hoá và toàn cầu hoá ở mức độ rốt ráo của nó, sẽ không thật sự tồn tại mà sẽ chỉ tồn tại như một định dạng duy danh, tức là chỉ mang trong mình cái tên của nó. Một thành phố như vậy sẽ chỉ tồn tại như một quá trình. Bởi quá trình là cơ bản hơn mọi thứ, là chất xúc tác trung gian cũng như nguyên nhân của những thứ nó tạo ra, duy trì và hoà tan. Vì vậy, thành phố như một bản thể vật lý chỉ tồn tại như một cái nền cho những cấu trúc quyền lực, cách suy nghĩ, thể chế cũng như các đối tượng vật chất của chính nó. Tức là, quá trình tạo ra các ý niệm và quan hệ quyền lực, để ở đó thành phố như vật thể vật lý tồn tại dưới nó, chứ thành phố không thật sự tạo ra con người cũng như không có một hồn cốt cố định.
Mình sẽ dừng lại với những mớ lý thuyết dài dòng này lại vì nghe mãi chắc cũng chán rồi, vả lại đoạn sau, sự lên ngôi của chủ nghĩa toàn trị, độc quyền, chắc cũng không còn quá liên quan tới Việt Nam và Hà Nội nữa
Quay trở lại với Hà Nội. Câu hỏi thường xuyên của mình là, thế nào mới là Hà Nội? Bỏ đi bao nhiêu thứ thì Hà Nội không còn là Hà Nội nữa? Giả sử, Hồ Gươm hay Hồ Tây bỗng dưng biến mất thì Hà Nội có còn là Hà Nội nữa không? Hay, như người hay nói, “dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”, mà giả sử người Hà Nội hiện tại không còn thanh lịch nữa, thì Hà Nội có bị mất đi cái bản sắc và hồn cốt của nó không? Đâu là linh hồn của Hà Nội?
Nếu chiểu theo cách suy nghĩ bên trên, Hà Nội trên con đường đô thị hoá, toàn cầu hoá, thì Hà Nội không còn thật sự tồn tại nữa, mà chỉ tồn tại như một quá trình. Hà Nội như một quá trình.
Thực ra, ngoài những chuyện mắt thấy tai nghe như mình đã nêu, như kiểu cái bến xe bus Cầu Giấy hay đoạn gốm sứ Yên Phụ, thì Hà Nội cũng đang thay đổi chóng mặt. Hồ Tây ngày một bé lại, và chúng ta có cả dẫn chứng thời gian cho điều đó. Những công trình công cộng xưa kia thì được phá bỏ, tháo dỡ, những ngôi nhà cổ bị phá huỷ, chẳng biết là tin vui hay buồn nhỉ?
Tuy nhiên, ta cũng không nên nhất thiết tiêu cực như vậy. Hà Nội vẫn còn giữ những thứ đậm nét văn hoá của nó. Như 36 phố phường này, như hồ Gươm… Hồ Tây cũng được đắp thêm bờ kè để tránh xâm lấn. Và thật ra, dù nói là phá huỷ và tái xây dựng liên tục, nhưng những điều mình lấy ví dụ như trạm xe bus hay 600m gốm sứ…v..v… nó vốn đều được dùng 9, 10 năm cả rồi.
Vậy, mình hy vọng, ở mức độ vật lý, thì Hà Nội vẫn chưa phải là một quá trình, chưa biến vào môi trường duy danh. Tuy nhiên, những con người thì sao?
Mình sẽ đến với chủ đề thứ hai: Câu hỏi Hà Nội gốc và con người trong thành phố.
Chúng ta đã nói quá nhiều thành phố, về những quy tắc vật thể của nó, mà quên mất đi những người dân ở đây. Người dân Hà Nội và một ẩn ức tìm kiếm thứ gọi là Hà Nội gốc.
Thật ra, thứ gọi là Hà Nội gốc này giống như một nghịch lý buồn cười. Nếu người ta đã biết ai là người Hà Nội gốc thì việc gì phải đi tìm nữa? Việc gì phải đi chửi bới, thượng đẳng với nhau, phải đề ra những danh sách 100 thứ phải làm mới là người Hà Nội để đi đú cùng nhau nữa? Việc thiếu vắng một định nghĩa rốt ráo cho câu hỏi này cũng có thể được lý giải từ quá trình đô thị hoá toàn cầu hoá kia.
Đá chút sang lịch sử, thì Hà Nội vốn là nơi tứ xứ tụ lại, thành phường, thành chợ. Nói Hà Nội gốc theo nghĩa gốc gác, vì vậy, nghe có phần hơi phản logic, và rõ ràng không phải đề tài mà các cụ từ thời đấy hay cho đến sau giải phóng sẽ quan tâm. Nói lịch sử nữa thì dài, nhưng mình chỉ muốn nói rằng, câu hỏi “thế nào là người Hà Nội gốc” là câu hỏi rất, rất mới, có lẽ phù hợp với mốc thời gian đô thị hoá, toàn cầu hoá. Câu hỏi đó dường như nằm trong một ẩn ức về một “thành phố bị đánh cắp” với những quy tắc và tính cách mà người ta cho rằng “người xưa phải như thế”. Trong khi đó, như đã đề cập,
Hà Nội là một đại đô thị với những tự sự mang tầm thế giới. Người Hà Nội sẽ dần dần không còn quyết định được danh tính của nó nữa. Cách giải quyết như việc tìm về câu hỏi “Hà Nội gốc” cũng giống như cách mơ tưởng về một thành phố như là ảo ảnh được xây dựng nên trên niềm tin của chính con người vậy.
Việc tìm về một ảo ảnh, một fantasy như cách để giải thoát là hình tượng chung của nhiều đô thị hiện tại. Nó thể hiện khát vọng về một thành phố công bình, một thành phố không có đói nghèo, lao khổ mà chỉ tập trung những tầng lớp tinh hoa, ưu tú nhất. Nhà xã hội học John Hannigan, trong một nghiên cứu về du lịch, gọi những thành phố như vậy là những thành phố ảo ảnh.
Điều nực cười ở những ảo ảnh này, đó là khi chúng ta ảo ảnh hoá một thành phố, chúng ta bắt buộc phải so sánh nó với những thành phố khác, với tính chất khác. Và trong một xã hội toàn cầu hoá, khi bất cứ tính chất nào đều có thể định giá được, thì việc định nghĩa riêng tính chất của một thành phố chỉ có thể tồn tại trong… ảo ảnh. Tức là, Hà Nội thật sự, cái thứ Hà Nội gốc khốn nạn mà mọi người đang đi tìm, nó chỉ là một ảo ảnh về một giá trị không thể thay đổi thôi.
Đằng sau lớp ảo ảnh đó, đằng sau những mơ tưởng về một định hình rốt ráo cho người Hà Nội đó là gì? Đó chính là những ông bà già sống ở khu tập thể xập xệ trong con ngõ nhỏ ở con đường to nhất Hà Nội. Đó là những ông bà già khác sống trong mái nhà không biết khi nào sập ở trên con đường mang tên vị Tổng bí thư vĩ đại Lê Duẩn. Đó là một thành phố với mức độ ô nhiễm top 10 toàn cầu.
Giờ nhớ lại, thật nực cười khi có người cho rằng “sẽ đánh đổi ô nhiễm, chênh lệch giàu nghèo trong thời gian ngắn ở Hà Nội để lấy sự phát triển”. Nực cười không phải ở chỗ phát triển là sai hay đúng. Nực cười ở chỗ, người ta nghĩ mình còn có quyền quyết định sự phát triển và thay đổi của thành phố. Không. Quá trình toàn cầu hoá mà dưới đó là quá trình tích luỹ tư sản sẽ tự nó tháo dỡ và phát triển một thành phố, không phải ngược lại.
Còn mối quan hệ giữa người với người thì sao? Đây là chủ đề thứ ba và cũng là kết luận mình muốn nhắm đến.
Mình sẽ không nói nhiều về Marx và sự xa lánh biệt lập giữa các tầng lớp và giữa con người với con người nữa. Nó đã là nền tảng. Mình muốn nói về một thứ gần gũi hơn nhiều. Đó là Ngọt Band.
Ban nhạc Ngọt từng ra bài hát Chuyển Kênh. Mình cho rằng, đây là bài hát hay nhất về mặt ý tưởng cũng như tinh thần tự phê phán của Ngọt. Trong bài hát và MV ca nhạc này, ta có thể dễ dàng nhận ra những đặc điểm của một đô thị khi mà người ta không tự chủ được cuộc sống của mình và bị kéo vào vòng xoáy chi tiêu. Khi quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh và mọi thứ ngày càng “có một mức giá”, thì, như Georg Simmel nói hơn 100 năm trước, con người ngày càng khép mình lại để đối mặt với sự chuyển dịch. Mà sự dịch chuyển, lãnh thổ hoá, phi lãnh thổ hoá và tái lãnh thổ hoá diễn ra ngày càng nhanh rồi. Do đó, con người với con người sẽ ngày càng xa nhau hơn, đặc biệt là ở những đô thị. Họ sẽ chỉ chú tâm tới những mặt hàng và những sản phẩm giải trí, ở đây Ngọt ví dụ là những chiếc Tivi và những bộ phim truyền hình và những cuộc đua tài vô nghĩa. Giữa cuộc sống đấy, con người không thật sự còn kết nối với con người nữa. Con người cũng không thật sự còn kết nối với thành phố nữa. Họ không còn có quyền lên tiếng nói với các mối quan hệ giữa tầng lớp đã đành, lại còn mất quyền quyết định lên chính những gì họ đang sống. Cũng giống như những vòng xoáy luẩn quẩn của những hộ dân ở ngôi nhà trên phố Hai Bà Trưng mà mình vừa chỉ ra vậy.
Ở đó, Ngọt đưa lên một câu hỏi đáng báo động: Nếu như bạn cô đơn sao không chuyển kênh đi? Sự chuyển kênh này có thể hiểu theo nghĩa, sao bạn không tiêu tiền đi, sao bạn không ảo tưởng trong những ảo ảnh của bạn đi? Sao bạn không chì đắm vào một fantasy nào đó, sao bạn không tiêu tiền đi? Bạn làm gì cũng được, nhưng bạn không thể thay đổi thành phố này. Bạn chỉ có thể tiêu và tiêu và tiêu và tiêu và tiêu và tiêu. Và bạn trở nên câm lặng.
Thiếu quyền quyết định trong một sinh thể lớn hơn chính mình, ở đây là thành phố, những thị dân đang dần trở thành những cá thể sống mòn. Thật tàn nhẫn, nhưng có vẻ Ngọt đã chỉ trích rất đúng: Mối quan hệ giữa chúng ta là gì, nếu không phải những ký sinh đô thị? Quả thật vậy, nếu chúng ta không là gì ngoài một con ốc trong quá trình độ thị hoá, toàn cầu hoá, câm lặng và nhỏ bé, chỉ có thể ăn (consume), thì chúng ta còn là gì?
Ngoài những ký sinh đô thị?
Mình… Thật sự không muốn chỉ trích toàn cầu hoá hay đô thị hoá. Mình coi nó như việc phải đến, với Hà Nội cũng vậy và Thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy. Mình chỉ thấy buồn, thấy tiếc cho những lớp người cứ chật vật mãi trong những khu phố đó, căn nhà đó mà chẳng bao giờ được nói lên tiếng nói của mình. Hồi ở Hà Nội, mình có một bà bán nước quen, ngồi cạnh hồ Gươm. Con bà bị dở hơi, chắc cũng 50 60 tuổi rồi. Không biết bà cụ giờ còn đó không, Hà Nội của mình giờ còn đó không?
Nghe thì hay hay thế thôi, chứ trồng rau nuôi cá 1 thời gian là lại quay lại với thành phố ngay. 1 chút bẩn thỉu và ô nhiễm nó khác với việc cứt gà đầy sân ruồi bay tán loạn. Mấy ông nhõi bạn tôi toàn kiểu thế, nghe nhạc nhẽo các thứ, kêu chán xô bồ này kia, cho về quê nuôi gà dọn cứt được vài hôm thì ốm người ngay.
Cái này công nhận nhé ::::)) Chả có gì khổ kiểu không tên như trồng rau nuôi cá mà sống. Trồng chơi chơi thì được chứ trồng để bán lấy tiền ăn thì có mà chết.
theo mình thì tùy quan điểm mỗi người thôi bạn, bạn phải làm cái việc mà bạn thích thì mới không than khổ. chứ mình thấy mọi thể loại công việc đều có mặt khổ và mặt sướng của nó :3
Tôi ở SG về quê sống đây, thấy bình thường, có lẽ do điều kiện sinh ra khác nhau thôi. Tôi còn phải hốt cứt chó trong nhà :V có bữa nó làm 3 đống gần nhau nữa chứ :v haha
Với tư cách là người Hà Nội, sinh ra và lớn lên tại đây, sống qua hơn 2 thập kỷ ở thành phố này, tôi tự tin nghĩ rằng tôi hiểu thành phố này hơn những người chỉ biết đến nó qua hoài niệm. Đọc bài viết của bạn, xin lỗi vì tôi không đọc kĩ từng câu, nhưng cũng đọc đủ ý lướt qua, và cảm nhận của tôi thấy thật khó hiểu. Thứ nhất, tôi chẳng rõ bạn là người Hà Nội gốc hay không, chỉ sống ở các khu tập thể cũ là chưa đủ để chứng tỏ điều gì, tại sao tôi cần xác minh điều này, bởi nói trắng ra những người không phải Hà Nội gốc sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác so với người gốc, góc nhìn này thậm chí còn truyền nối theo các thế hệ, và một khi góc nhìn đã khác, quan điểm sẽ khác, mà quan điểm khác thì... chắc ko còn gì để nói về vấn đề khách quan và chủ quan nữa đâu nhỉ. Thứ hai, về lý thuyết và những vấn đề xã hội hay mớ tư tưởng triết học mà chẳng biết bạn đọc được ở đâu, nghe ai nói, mà áp dụng vào như đúng rồi như vậy. Để tóm gọn dễ hiểu tức là ý bạn cho rằng một thành phố như Hà Nội đang dần bị dập khuôn giống các đô thị văn minh khác trên thế giới và bị đè bẹp bởi các thứ quyền lực và tài chính rồi đến một lúc nào đó nó sẽ lột xác và mất đi những giá trị vốn có của nó ? Đúng chứ ? Và bạn cho rằng điều này không thể có thế lực cụ thể nào cản lại được mà nó ắt sẽ xảy ra do tập hợp nhiều thế lực làm xoay chuyển nó ? Để tôi nhắc lại cho bạn một điều, đó là chính trị và kinh tế luôn đi đôi, nhưng quyền lực lớn nhất vẫn là chính trị. Bạn viết rằng các chính trị gia không thể làm gì được, vậy lại nhắc lại cho bạn nhớ về việc sát nhập Hà Đông, Hà Tây, một phần của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hòa Bình, đó là động thái cho thấy quyền lực hoàn toàn của các chính trị gia, chứ chẳng có cái gì như bạn nghĩ làm được cái việc kéo dãn diện tích Hà Nội to lên cả. Vấn đề nhức nhối ở đây nó là sự thật mà mỗi ngày, người người đi đường đều nhìn thấy, đó là Hà Nội đang quá đông, quá tải, người ngoại tỉnh đổ lên như nước sông, mang theo tham vọng thậm chí cả lòng tham, như kiểu "giấc mơ Mỹ" bị Việt hóa. Hà Nội thì gồng gánh trong khi các đô thị vệ tinh vẫn nằm trên giấy chưa được thực thi, điều đó khiến cho mảnh đất này có quá nhiều hệ lụy sinh ra, và một trong số đó chính là cái suy nghĩ như của bạn, đó là thành phố bị trôi theo lý thuyết kinh tế, đồng tiền lên ngôi, văn hóa bị chà đạp, gốc gác con người cũng thành thứ mang ra để giễu cợt. Tôi lại phải nói điều này, đó là nếu bạn chưa sống đủ lâu ở đây thì không nên trình bày những thứ bạn không hiểu. Cái gì mà Hà Nội từ xưa nay là nơi tứ xứ đổ về ? Nó là nơi tứ xứ đổ về khi mà nó có giá trị, khi mà nó có nguồn tiền và nguồn hàng hóa, chứ đừng nghĩ theo kiểu vì người tứ xứ đổ về nên Hà Nội mới được như vậy. Lý do ư ? Lý do là nhà tôi ở đây từ thời chiến tranh, thời mà loa phát thanh hú còi là chui xuống hầm ấy, thời đấy tôi hỏi có ai tứ xứ muốn đến Hà Nội để mà hứng bom B52 không ? Dĩ nhiên tôi không sống ở thời đó, nhưng ông bà, bố mẹ tôi thì có. Cho nên việc các bạn ở tỉnh, lên đây rồi tự cho mình cái quyền phán xét những người gốc gác ở đây, rồi tự vỗ ngực tự hào rằng đã đóng góp cho mảnh đất ở đây nhiều lắm lắm,... chưa hẳn đã là đúng đâu. Cuối cùng, mình chỉ mong bạn dẹp mớ lý thuyết bòng bong kia đi, đi ra ngoài mà nhìn thực trạng xã hội, vấn đề là gì ? Là các cấp lãnh đạo chưa làm được hẳn hoi, chưa đủ nghiêm khắc, còn rất nhiều bè phái, tệ nạn,... nên thành phố này còn lâu mới được giải thoát, nó vẫn sẽ bị vắt kiệt suốt cả năm cho đến khi tết Nguyên Đán, lúc đó nó mới phô lại vẻ đẹp yên bình của nó. Nếu bạn không hiểu, hoặc chưa sống đủ lâu ở đây để hiểu, thì đừng tỏ vẻ như bạn đã hiểu nó rất nhiều.
Mình xin lỗi nhưng bạn nên đọc lại bài viết kỹ hơn. Mình chưa bao giờ nói toàn cầu hoá, đô thị hoá là xấu, mà nó là cái bắt buộc, cái phải đến. Do vậy mình chỉ nêu lên góc nhìn từ các chủ đề đô thị hoá, toàn cầu hoá đấy.
Câu hỏi "thế nào là người Hà Nội gốc" là câu hỏi khá mới. Nếu bạn đúng là người Hà Nội gốc kiểu mấy đời như bạn đã nói, thì chắc chắn ông bà bạn sẽ ít quan tâm đến câu hỏi này. Giả sử ở thời 30-45 sẽ là câu hỏi về cái ăn, cái mặc, còn trước đó nữa nó sẽ là câu hỏi về các tầng lớp, các khu vực trong Hà nội. Cũng nên để ý rằng, ở thời Pháp thuộc, việc chia khu vực ở Hà Nội là cực kì rõ ràng. Câu hỏi này chỉ thật sự xuất hiện sau Giải Phóng, mà mình đồ rằng xuất hiện khi những người có công với CM được chia nhà trong các khu phố lớn, khu nhà cổ ở Hà Nội, để từ đó phân biệt ra cái "gốc" và "không gốc". Nếu đúng là như vậy thì từ đầu nguồn gốc của việc phân biệt giữa "gốc" và "không gốc" đã không phải điều hay rồi.
Việc tìm về bản sắc của Hà Nội cũng là một cách để bảo vệ những đặc tính mà họ cho rằng "người ngoài không có" kia và phải công nhận rằng sẽ có lúc người ngoài không có thật, ví dụ như tác phẩm "Một người Hà Nội" chẳng hạn. Tuy nhiên, những đặc tính này không phải là vĩnh viễn mà sẽ thay đổi do các tác động bên ngoài, các quan hệ quyền lực, như trong bài mình ví dụ là quá trình hiện đại hoá, toàn cầu hoá. Cả thành phố với những vật thể vật lý của nó cũng vậy thôi, cũng rơi vào quá trình tái tạo, phá bỏ liên tục như trong bài mình đã nêu. Mình cũng nói, như trong bài, rằng Hà Nội vẫn chưa hoàn toàn rơi vào vòng xoáy đó và vẫn giữ được danh tính của một thành phố nhờ các luật lệ ví dụ không cho xây nhà cao tầng trong khu phố cổ chẳng hạn, đấy là điều tốt.
Lại nói đến toàn cầu hoá, những gì bạn nói hầu hết đều trùng khớp với ý kiến của mình, nên mình không thấy có gì cần phải bổ sung nữa. Đúng là những đô thị vệ tinh mọc lên là do ý kiến lãnh đạo thật, nhưng những chủ trong đấy đều được tác động bởi mạng lưới thành thị trong hệ thống toàn cầu hoá, ví dụ để giảm tải lượng người như bạn đã nói, hoặc để thu hút nhân lực..v..v..v.. Mình thấy chúng ta đã đồng ý ở điểm này nên không cần phải nhắc lại.
Còn mình xin nói là khai sinh hộ khẩu nhà mình đều ở Hàng Buồm bạn ạ, vài đời ở đây rồi nhưng cũng chẳng cần phải khoe khoang cái nguồn gốc xuất xứ đấy làm gì. Mình thích đọc văn Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân viết về Hà Nội. Trọng Lang cũng rất hay. Mình không thích văn của Băng Sơn và Thạch Lam cho lắm. Gần đây có nhà văn Nguyễn Việt Hà viết về cái bản chất của người Hà Nội có góc nhìn khá giống bạn, mình tuy không quá đồng tình nhưng cũng rất thích cách viết văn văn của bác ấy, gợi ý để bạn đọc.
Mình nghĩ rằng, biết và trân trọng quê hương của mình là tốt, nhưng không việc gì phải cố chứng minh điều đó với bất kì ai cả. Nếu thật sự có một cái thiên tính gì của Hà Nội là vĩnh viễn, thì nếu mình có cái thiên tính đó thật, nó sẽ tự lộ ra thôi, chẳng nhất thiết cần hằn học, phân biệt với ai.
Mình xin lỗi nhưng bạn nên đọc lại bài viết kỹ hơn. Mình chưa bao giờ nói toàn cầu hoá, đô thị hoá là xấu, mà nó là cái bắt buộc, cái phải đến. Do vậy mình chỉ nêu lên góc nhìn từ các chủ đề đô thị hoá, toàn cầu hoá đấy.
Câu hỏi "thế nào là người Hà Nội gốc" là câu hỏi khá mới. Nếu bạn đúng là người Hà Nội gốc kiểu mấy đời như bạn đã nói, thì chắc chắn ông bà bạn sẽ ít quan tâm đến câu hỏi này. Giả sử ở thời 30-45 sẽ là câu hỏi về cái ăn, cái mặc, còn trước đó nữa nó sẽ là câu hỏi về các tầng lớp, các khu vực trong Hà nội. Cũng nên để ý rằng, ở thời Pháp thuộc, việc chia khu vực ở Hà Nội là cực kì rõ ràng. Câu hỏi này chỉ thật sự xuất hiện sau Giải Phóng, mà mình đồ rằng xuất hiện khi những người có công với CM được chia nhà trong các khu phố lớn, khu nhà cổ ở Hà Nội, để từ đó phân biệt ra cái "gốc" và "không gốc". Nếu đúng là như vậy thì từ đầu nguồn gốc của việc phân biệt giữa "gốc" và "không gốc" đã không phải điều hay rồi.
Việc tìm về bản sắc của Hà Nội cũng là một cách để bảo vệ những đặc tính mà họ cho rằng "người ngoài không có" kia và phải công nhận rằng sẽ có lúc người ngoài không có thật, ví dụ như tác phẩm "Một người Hà Nội" chẳng hạn. Tuy nhiên, những đặc tính này không phải là vĩnh viễn mà sẽ thay đổi do các tác động bên ngoài, các quan hệ quyền lực, như trong bài mình ví dụ là quá trình hiện đại hoá, toàn cầu hoá. Cả thành phố với những vật thể vật lý của nó cũng vậy thôi, cũng rơi vào quá trình tái tạo, phá bỏ liên tục như trong bài mình đã nêu. Mình cũng nói, như trong bài, rằng Hà Nội vẫn chưa hoàn toàn rơi vào vòng xoáy đó và vẫn giữ được danh tính của một thành phố nhờ các luật lệ ví dụ không cho xây nhà cao tầng trong khu phố cổ chẳng hạn, đấy là điều tốt.
Lại nói đến toàn cầu hoá, những gì bạn nói hầu hết đều trùng khớp với ý kiến của mình, nên mình không thấy có gì cần phải bổ sung nữa. Đúng là những đô thị vệ tinh mọc lên là do ý kiến lãnh đạo thật, nhưng những chủ trong đấy đều được tác động bởi mạng lưới thành thị trong hệ thống toàn cầu hoá, ví dụ để giảm tải lượng người như bạn đã nói, hoặc để thu hút nhân lực..v..v..v.. Mình thấy chúng ta đã đồng ý ở điểm này nên không cần phải nhắc lại.
Còn mình xin nói là khai sinh hộ khẩu nhà mình đều ở Hàng Buồm bạn ạ, vài đời ở đây rồi nhưng cũng chẳng cần phải khoe khoang cái nguồn gốc xuất xứ đấy làm gì. Mình thích đọc văn Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân viết về Hà Nội. Trọng Lang cũng rất hay. Mình không thích văn của Băng Sơn và Thạch Lam cho lắm. Gần đây có nhà văn Nguyễn Việt Hà viết về cái bản chất của người Hà Nội có góc nhìn khá giống bạn, mình tuy không quá đồng tình nhưng cũng rất thích cách viết văn văn của bác ấy, gợi ý để bạn đọc.
Mình nghĩ rằng, biết và trân trọng quê hương của mình là tốt, nhưng không việc gì phải cố chứng minh điều đó với bất kì ai cả. Nếu thật sự có một cái thiên tính gì của Hà Nội là vĩnh viễn, thì nếu mình có cái thiên tính đó thật, nó sẽ tự lộ ra thôi, chẳng nhất thiết cần hằn học, phân biệt với ai.
Mình thấy HN đã/đang và sẽ thành "một nồi thập cẩm" (có khu thì quảng cáo theo phong cách Singapore, khu thì phong cách Nhật, có khu chung cư thì giới thiệu là Mathatan VN,....:))). Và nhiều người đang cố tình biến cái "thập cẩm" ấy, đánh bóng nó, trang hoàng cho nó để biến thành bản sắc HN :(((. Vấn đề quan trọng là ai nấu lên "nồi thập cẩm" đó. Phải chăng là do toàn cầu hóa hay do chính sách hay do lợi ích nhóm của cơ số người (bọn này hay dựa vào cớ là: HN đất trật cần xây nhiều nhà, mở rộng đô thị, hay chỗ này hỏng cần sửa.... -> lý thuyết thì đúng nhưng thực tiễn hành động lại có lợi ích nhóm trong đấy, nguy hiểm hơn việc thực hiện lại do những ông trình độ kém, không có tầm nhìn dài hạn, chỉ lo trước mắt, nghĩ cho cái riêng, ko nghĩ cho cái chung -> HN là "thập cẩm")
Đồng ý HN là một quá trình. Vấn đề chính là vận hành, đầu vào/đầu ra của quá trình -> Theo quan điểm mình, quá trình vận hành hiện tại của HN chưa thể ra được kết quả: "Hà Nội có bản sắc riêng" (mỗi người sẽ hiểu bản sắc theo các riêng, đặc biệt là mấy ông lớn cứ cố áp đặt hiện tại gọi là bản sắc rồi:((, nên đây là ý kiến cá nhân thôi:)))
Mấy ông nhõi bạn tôi toàn kiểu thế, nghe nhạc nhẽo các thứ, kêu chán xô bồ này kia, cho về quê nuôi gà dọn cứt được vài hôm thì ốm người ngay.
Câu hỏi "thế nào là người Hà Nội gốc" là câu hỏi khá mới. Nếu bạn đúng là người Hà Nội gốc kiểu mấy đời như bạn đã nói, thì chắc chắn ông bà bạn sẽ ít quan tâm đến câu hỏi này. Giả sử ở thời 30-45 sẽ là câu hỏi về cái ăn, cái mặc, còn trước đó nữa nó sẽ là câu hỏi về các tầng lớp, các khu vực trong Hà nội. Cũng nên để ý rằng, ở thời Pháp thuộc, việc chia khu vực ở Hà Nội là cực kì rõ ràng. Câu hỏi này chỉ thật sự xuất hiện sau Giải Phóng, mà mình đồ rằng xuất hiện khi những người có công với CM được chia nhà trong các khu phố lớn, khu nhà cổ ở Hà Nội, để từ đó phân biệt ra cái "gốc" và "không gốc". Nếu đúng là như vậy thì từ đầu nguồn gốc của việc phân biệt giữa "gốc" và "không gốc" đã không phải điều hay rồi.
Việc tìm về bản sắc của Hà Nội cũng là một cách để bảo vệ những đặc tính mà họ cho rằng "người ngoài không có" kia và phải công nhận rằng sẽ có lúc người ngoài không có thật, ví dụ như tác phẩm "Một người Hà Nội" chẳng hạn. Tuy nhiên, những đặc tính này không phải là vĩnh viễn mà sẽ thay đổi do các tác động bên ngoài, các quan hệ quyền lực, như trong bài mình ví dụ là quá trình hiện đại hoá, toàn cầu hoá. Cả thành phố với những vật thể vật lý của nó cũng vậy thôi, cũng rơi vào quá trình tái tạo, phá bỏ liên tục như trong bài mình đã nêu. Mình cũng nói, như trong bài, rằng Hà Nội vẫn chưa hoàn toàn rơi vào vòng xoáy đó và vẫn giữ được danh tính của một thành phố nhờ các luật lệ ví dụ không cho xây nhà cao tầng trong khu phố cổ chẳng hạn, đấy là điều tốt.
Mình nghĩ rằng, biết và trân trọng quê hương của mình là tốt, nhưng không việc gì phải cố chứng minh điều đó với bất kì ai cả. Nếu thật sự có một cái thiên tính gì của Hà Nội là vĩnh viễn, thì nếu mình có cái thiên tính đó thật, nó sẽ tự lộ ra thôi, chẳng nhất thiết cần hằn học, phân biệt với ai.
Câu hỏi "thế nào là người Hà Nội gốc" là câu hỏi khá mới. Nếu bạn đúng là người Hà Nội gốc kiểu mấy đời như bạn đã nói, thì chắc chắn ông bà bạn sẽ ít quan tâm đến câu hỏi này. Giả sử ở thời 30-45 sẽ là câu hỏi về cái ăn, cái mặc, còn trước đó nữa nó sẽ là câu hỏi về các tầng lớp, các khu vực trong Hà nội. Cũng nên để ý rằng, ở thời Pháp thuộc, việc chia khu vực ở Hà Nội là cực kì rõ ràng. Câu hỏi này chỉ thật sự xuất hiện sau Giải Phóng, mà mình đồ rằng xuất hiện khi những người có công với CM được chia nhà trong các khu phố lớn, khu nhà cổ ở Hà Nội, để từ đó phân biệt ra cái "gốc" và "không gốc". Nếu đúng là như vậy thì từ đầu nguồn gốc của việc phân biệt giữa "gốc" và "không gốc" đã không phải điều hay rồi.
Việc tìm về bản sắc của Hà Nội cũng là một cách để bảo vệ những đặc tính mà họ cho rằng "người ngoài không có" kia và phải công nhận rằng sẽ có lúc người ngoài không có thật, ví dụ như tác phẩm "Một người Hà Nội" chẳng hạn. Tuy nhiên, những đặc tính này không phải là vĩnh viễn mà sẽ thay đổi do các tác động bên ngoài, các quan hệ quyền lực, như trong bài mình ví dụ là quá trình hiện đại hoá, toàn cầu hoá. Cả thành phố với những vật thể vật lý của nó cũng vậy thôi, cũng rơi vào quá trình tái tạo, phá bỏ liên tục như trong bài mình đã nêu. Mình cũng nói, như trong bài, rằng Hà Nội vẫn chưa hoàn toàn rơi vào vòng xoáy đó và vẫn giữ được danh tính của một thành phố nhờ các luật lệ ví dụ không cho xây nhà cao tầng trong khu phố cổ chẳng hạn, đấy là điều tốt.
Mình nghĩ rằng, biết và trân trọng quê hương của mình là tốt, nhưng không việc gì phải cố chứng minh điều đó với bất kì ai cả. Nếu thật sự có một cái thiên tính gì của Hà Nội là vĩnh viễn, thì nếu mình có cái thiên tính đó thật, nó sẽ tự lộ ra thôi, chẳng nhất thiết cần hằn học, phân biệt với ai.