‘Cận cảnh nhà máy Amiăng xanh… Nhà máy này, được thiết kế tại địa phương, sử dụng lực hấp dẫn để di chuyển vật liệu qua nhà máy.’ (Mô tả ban đầu, 1961). NAA: A1200, L39756
‘Cận cảnh nhà máy Amiăng xanh… Nhà máy này, được thiết kế tại địa phương, sử dụng lực hấp dẫn để di chuyển vật liệu qua nhà máy.’ (Mô tả ban đầu, 1961). NAA: A1200, L39756
‘Thị trấn Wittenoom Gorge… Thị trấn được xây dựng bởi Australian Blue Asbestos Pty Ltd, công ty vận hành mỏ amiăng xanh tại Wittenoom, để làm nơi ở cho gia đình khoảng 400 nhân viên.’ (Mô tả gốc, 1961). NAA: A1200, L39803
‘Thị trấn Wittenoom Gorge… Thị trấn được xây dựng bởi Australian Blue Asbestos Pty Ltd, công ty vận hành mỏ amiăng xanh tại Wittenoom, để làm nơi ở cho gia đình khoảng 400 nhân viên.’ (Mô tả gốc, 1961). NAA: A1200, L39803
‘Con đường chính rộng rãi ngập trong nắng của Wittenoom, dưới chân đồi Hamersley Ranges ở Tây Úc, nơi sản xuất amiăng xanh.’ (Mô tả ban đầu, 1966). NAA: A1200, L58067
‘Con đường chính rộng rãi ngập trong nắng của Wittenoom, dưới chân đồi Hamersley Ranges ở Tây Úc, nơi sản xuất amiăng xanh.’ (Mô tả ban đầu, 1966). NAA: A1200, L58067
Vườn bia của khách sạn Wittenoom. Amiăng xanh giúp thị trấn và các quán rượu thịnh vượng.’ (Mô tả ban đầu, 1966). NAA: A1200, L58068
Vườn bia của khách sạn Wittenoom. Amiăng xanh giúp thị trấn và các quán rượu thịnh vượng.’ (Mô tả ban đầu, 1966). NAA: A1200, L58068
Đó là một nơi ở giữa vùng Tây Bắc nước Úc xa xôi hẻo lánh.
Vị trí của Wittenoom - Nguồn: Microsoft Maps
Vị trí của Wittenoom - Nguồn: Microsoft Maps
Nó đã từng là thành phố lớn nhất của khu vực.
Wittenoom vào năm 1981
Wittenoom vào năm 1981
Vào ngày nay, những ngôi nhà rỗng không.
Trên giấy tờ, thị trấn này không còn tồn tại nữa. Chính phủ Úc đã xóa bỏ nó khỏi tất cả những bản đồ hành chính.
Biển chỉ đường với chữ Wittenoom đã bị xóa đi
Biển chỉ đường với chữ Wittenoom đã bị xóa đi
Đất đai, những bụi cỏ và thậm chỉ cả không khí đều có khả năng gây ung thư cao.
Mỗi hơi thở đều có thể độc hại.
Biển cảnh báo của chính quyền tiểu bang gần lối vào thị trấn Wittenoom ở Tây Úc:
Biển cảnh báo của chính quyền tiểu bang gần lối vào thị trấn Wittenoom ở Tây Úc:
Chào mừng đến với Chernobyl của nước Úc. Trừ việc phóng xạ không phải là thứ làm cho nơi đây nguy hiểm như vậy.
Điều gì đã xảy ra ở đây?

Cách mọi thứ bắt đầu

Tất cả bắt đầu vào hơn 100 năm trước với một mỏ. Vào giữa những năm 1930, một công ty nhỏ bắt đầu khai thác khoáng sản màu xanh ở hai hẻm núi này. Năm 1943, một tập đoàn lớn hơn tên là CSR đã tiếp quản hoạt động này. Công ty này muốn tăng sản lượng lên.
Công ty khai thác khoáng sản CSR
Công ty khai thác khoáng sản CSR
Vào năm 1947, với sự hỗ trợ của chính quyền Tây Úc, CSR đã thành lập khu định cư cho công nhân cách mỏ 10 km. Từ đó, Wittenoom đã được sinh ra
Wittenoom là một thị trấn điển hình với mọi thứ mà bạn mong đợi: một bệnh viện, một trường học, một khách sạn, một cửa hàng bánh, một bưu điện,... Thị trấn phát triển nhanh chóng. Vào thời điểm đó, nhiều người đổ xô đến vùng Tây Bắc Australia để tìm kiếm việc làm. Đến những năm 1950, đã có đến 20.000 ngườisinh sống ở Wittenoom. Thứ khoáng chất màu xanh trong hẻm núi có nhu cầu cao: CHỉ trong một thấp kỷ đã có 161 ngàn tấn được chiết xuất. Mỏ này là nguồn cung duy nhất của Úc cho loại khoáng sản này. Các chất thải dạng hạt mịn của mỏ được đổ vào các bãi chứa gần đó
Nhưng những người dân của Wittenoom rất "thông minh". Nó là một sự "lãng phí" nếu đống bụi này chỉ để vứt đi. Vậy là họ đã lấy chúng để xây đường xá, các tòa nhà hoặc làm cách nhiệt. Những hạt mịn màu xanh này rất tuyệt vời để làm giảm bớt sức nóng cực độ của vùng Tây Bắc nước Úc - Và thế là họ rắc chúng lên mọi nơi họ có thể rắc lên - các lối đi bộ, chung quanh nhà, trên sân trường, trong sân chơi, trên thảm cỏ, như ấn tượng ban đầu của Jim McNulty, cựu Ủy viên Y tế:
Toàn bộ thị trấn được phủ đầy chất thải amiăng làm mặt đường. Khi bạn bước xuống máy bay, bạn sẽ thấy một loạt bụi có chứa sợi amiăng. Chúng tôi lái ô tô đến quán rượu để nghỉ qua đêm và khi xe dừng lại, bụi bay vào không khí và bạn có thể cảm nhận được bụi trong răng mình
Nhưng có một vấn đề: Loại khoáng sản này chính là amiăng xanh.
Loại amiăng độc hại nhất.
Các loại amiăng: trắng, xanh, nâu
Các loại amiăng: trắng, xanh, nâu
Amiăng xâm nhập vào phổi khi một người hít phải bụi có chứa các sợi khoáng cực nhỏ. Các hạt amiăng rất sắc nhọn nên có thể làm tổn thương màng phổi, mô bảo vệ của phổi.
Ảnh vi mô ánh sáng của một phần phổi bị bệnh bụi phổi amiăng, một bệnh viêm mãn tính do hít phải sợi amiăng. Các sợi amiang trong ảnh được nhuộm xanh bằng phương pháp Perl
Ảnh vi mô ánh sáng của một phần phổi bị bệnh bụi phổi amiăng, một bệnh viêm mãn tính do hít phải sợi amiăng. Các sợi amiang trong ảnh được nhuộm xanh bằng phương pháp Perl
Tiếp xúc kéo dài sẽ gây ra những vết sẹo ở phổi và làm nó bị tổn thương hoàn toàn - kết quả là khó thở, ho khan dai dẳng và rất đau đớn. Đây được gọi là bệnh bụi phổi amiăng (asbestosis). Và rõ ràng là amiăng đã gây ra tình trạng này từ những năm 1930. Kể từ đó đã có nhiều nỗ lực ở nhiều quốc gia nhằm điều chỉnh việc sử dụng khoáng sản. Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ 2, nó trở nên vô cùng phổ biến. Amiăng sớm trở thành vật liệu chủ đạo trong xây dựng trên khắp thế giới. Xét cho cùng, nó bền, rẻ, cách nhiệt và được bán rộng rãi.
Sơn lỏng chứa amiang
Sơn lỏng chứa amiang
gạch lát sàn amiăng vinyl Sparklewood
gạch lát sàn amiăng vinyl Sparklewood
Những nơi trong nhà mà ta có thể tìm thấy amiang
Những nơi trong nhà mà ta có thể tìm thấy amiang
Gạch lát mái chứa amiang
Gạch lát mái chứa amiang
Hãng Thuốc lá Kent tự hào quảng cáo bộ lọc amiăng "Micronite" của họ.
Bộ lọc "Micronite" của Kent chứa amiăng xanh
Bộ lọc "Micronite" của Kent chứa amiăng xanh
Quảng cáo năm 1954 này của Kent giới thiệu bộ lọc Micronite của nó.
Quảng cáo năm 1954 này của Kent giới thiệu bộ lọc Micronite của nó.
Các tổ chức vận động hành lang trên khắp thế giới sẽ bóp méo sự thật về amiăng trong những thập kỷ tới, ngay cả khi khoa học ngày càng trở nên rõ ràng. Mối quan tâm của các chuyên gia y tế phần lớn bị bỏ qua.
Điều tương tự cũng đã đúng một cách bi thảm ở Wittenoom.
Eric Saint là một bác sĩ bay. Ông đi đến những vùng xa xôi của nước Úc để chăm sóc mọi người. Ông đến thăm Wittenoom vào năm 1948, một năm sau khi thị trấn được thành lập. Ông lo lắng về điều đó ngay lập tức. Ông nhận thấy nồng độ bụi trong mỏ là cực kỳ nguy hiểm. Ôngđã thông báo cho ban quản lý mỏ về những rủi ro cực độ của amiăng. Ông cũng đã chia sẻ mối quan ngại của mình với người đứng đầu sở y tế công cộng Perth và tiên đoán:
vụ bệnh bụi phổi amiăng lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến
Bác sĩ Eric Saint, 1948
Tuy nhiên… không ai hành động.
Vài năm sau đó, bác sĩ Jim McNulty cũng bắt đầu tập trung vào sức khỏe của công nhân tại thị trấn. McNulty liên tục thông báo cho CSR về sự nguy hiểm của amiăng. Nhưng ban quản lý mỏ đã không trả lời. Năm 1960, bác sĩ McNulty chẩn đoán trường hợp đầu tiên mắc một căn bệnh ung thư kỳ lạ, hiếm gặp ở Wittenoom. Bệnh nhân đã làm việc ở mỏ được hai năm vào cuối những năm 1940.
Bạn thấy đấy: Vì các sợi amiăng rất mịn và sắc, đặc biệt là các sợi amiang xanh, nên chúng không chỉ làm hỏng màng phổi mà còn bị mắc kẹt trong đó, thường là mãi mãi. Chúng kích thích mô và gây đột biến. Điều này dẫn đến ung thư trung biểu mô (mesothelioma), một dạng ung thư không thể điều trị được.
Hình A cho thấy vị trí của phổi, đường dẫn khí, màng phổi và cơ hoành trong cơ thể. Hình B cho thấy phổi mắc các bệnh liên quan đến amiăng, bao gồm mảng bám màng phổi, ung thư phổi, bệnh bụi phổi amiăng, mảng bám trên cơ hoành và ung thư trung biểu mô.
Hình A cho thấy vị trí của phổi, đường dẫn khí, màng phổi và cơ hoành trong cơ thể. Hình B cho thấy phổi mắc các bệnh liên quan đến amiăng, bao gồm mảng bám màng phổi, ung thư phổi, bệnh bụi phổi amiăng, mảng bám trên cơ hoành và ung thư trung biểu mô.
Bênh ung thư trung biểu mô thường xuất hiện muộn hơn 20-50 năm sau khi hít phải amiăng. Trong vòng 5 năm sau bệnh nhân ung thư trung biểu mô đầu tiên của McNulty, hơn 100 trường hợp khác đã xuất hiện ở công nhân và cựu nhân viên của Wittenoom. Vào thời điểm đó, con số đó nhiều hơn tất cả các mỏ khác ở Tây Úc cộng lại.
Trong suốt những năm qua, người dân thị trấn đã không được thông báo về sự nguy hiểm của amiăng. Họ tiếp tục cuộc sống hàng ngày ở Wittenoom - hoàn toàn không hề hay biết - được bao quanh bởi thứ bụi xanh chết chóc này.
Một cuộc đua nhảy bao bố trên trường đua địa phương được bao phủ bởi bụi amiăng vào Lễ Phục Sinh năm 1962
Một cuộc đua nhảy bao bố trên trường đua địa phương được bao phủ bởi bụi amiăng vào Lễ Phục Sinh năm 1962
Những người thợ mỏ tham gia cuộc thi xúc amiăng ở thị trấn Wittenoom, Tây Úc. Tất cả những người đàn ông trong ảnh, ngoại trừ một người, đã chết vì tiếp xúc với loại khoáng chất chết người này.
Những người thợ mỏ tham gia cuộc thi xúc amiăng ở thị trấn Wittenoom, Tây Úc. Tất cả những người đàn ông trong ảnh, ngoại trừ một người, đã chết vì tiếp xúc với loại khoáng chất chết người này.
Bức ảnh chụp năm 1954 về hai cậu bé người Úc 4 tuổi đang chơi trong một cái hố chứa đầy amiăng.
Bức ảnh chụp năm 1954 về hai cậu bé người Úc 4 tuổi đang chơi trong một cái hố chứa đầy amiăng.
Năm 1966, CSR cuối cùng đã đóng cửa các mỏ ở Wittenoom, không phải vì rủi ro về sức khỏe mà vì lý do kinh tế. Nhiều cư dân đã rời đi và dân số giảm nhanh chóng. Năm 1978, chính phủ bắt đầu đóng cửa thị trấn và kêu gọi những cư dân còn lại rời đi để được bảo vệ.
Wittenoom bị san bằng
Wittenoom bị san bằng
Đồng thời, hậu quả về sức khỏe đối với các cựu thợ mỏ và cư dân Wittenoom ngày càng trở nên rõ ràng. Hơn 2.000 người trong số họ đã chết vì các bệnh liên quan đến amiăng. Ngày nay, Tây Úc có tỷ lệ tử vong do ung thư trung biểu mô được ghi nhận cao nhất trên thế giới. Một số cựu công dân của thị trấn đã mất gần như toàn bộ gia đình của họ - hết người này đến người khác đã một cách chết từ từ, đau đớn . Vào những năm 80, CSR bắt đầu thua các kiện lớn đối với các cựu công nhân và cư dân. Các tòa án nói rằng
Công ty (CSR) biết rằng bệnh bụi phổi amiăng và ung thư rất có thể là kết quả của việc làm việc trong những điều kiện như những gì họ cho phép ở Wittenoom
CSR cuối cùng đã phải trả hơn 18 triệu triệu đô la Úc tiền bồi thường cho 200 nguyên đơn. Vào tháng 12 năm 2006, Wittenoom cuối cùng đã mất tư cách thị trấn. Lưới điện bị ngắt kết nối. Thị trấn bị xóa khỏi bản đồ chính thức và các biển báo đường bộ.
Nhưng bụi xanh vẫn còn lại. CSR đã để lại 3 triệu tấn chất thải amiăng. Chúng cao ít nhất 40 mét và nằm trong các hẻm núi gần Wittenoom. Các sợi amiang tiếp tục lan truyền qua gió và nước.
Những đống bụi amiang cao
Những đống bụi amiang cao
Biển cảnh báo: "Việc hít vào sợi amiang có thể gây ung thư. Tránh những tình huống bụi bặm. Không cho trẻ con chơi trong các sợi amiang"
Biển cảnh báo: "Việc hít vào sợi amiang có thể gây ung thư. Tránh những tình huống bụi bặm. Không cho trẻ con chơi trong các sợi amiang"
Đây là WAMA - Khu vực Quản lý Amiăng Wittenoom: Nó có diện tích hơn 46.000 ha và là vùng đất bị ô nhiễm lớn nhất ở Nam bán cầu.
Khu vực Quản lý Amiăng Wittenoom trên bản đồ - Nguồn: SBS
Khu vực Quản lý Amiăng Wittenoom trên bản đồ - Nguồn: SBS
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều này, một số người vẫn không muốn rời khỏi thị trấn và nhà cửa của họ. Năm 2022, The New York Times đã đến thăm những cư dân cuối cùng. Một người đàn ông tên là Mario Hartmann và Lorraine Thomas. Cả hai đều phớt lờ lệnh rời đi của chính phủ. Các quan chức cuối cùng đã phải hộ tống Thomas ra khỏi nhà ông. Bây giờ những cư dân cuối cùng đã đi khỏi và thị trấn đang bị phá hủy.
Lorraine Thomas
Lorraine Thomas
Mario Hartmann
Mario Hartmann
Nhưng vẫn còn có người ở Pilbara. Banjima là những người bản địa đã sinh sống ở vùng đất xung quanh Wittenoom từ rất lâu trước khi các mỏ được thành lập. Khu vực này có ý nghĩa văn hóa to lớn đối với Banjima. Đây là Maitland Parker, một trưởng lão của người Banjima. Ông đã lớn lên ở vùng lân cận Wittenoom và chơi đùa trong hẻm núi khi còn nhỏ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.
Người dân Banjima đã kêu gọi chính phủ dọn dẹp khu vực này. Trở lại năm 1994, một báo cáo chính thức đã cảnh báo tình hình sẽ
chỉ trở nên tồi tệ hơn và đặc biệt khuyến nghị các bãi chứa chất thải amiăng phải được dọn sạch hoặc ổn định và đường vào hẻm núi phải được dỡ bỏ.
Nhưng không có hành động nào được thực hiện. Nó sẽ quá đắt. Việc xử lý tất cả amiăng có thể tiêu tốn khoảng 100 đến 600 triệu đô la Úc. Cho đến lúc đó hậu quả của Wittenoom vẫn tiếp tục. Những hạt bụi màu xanh tiếp tục bị gió thổi đi, hoặc đi vào nguồn nươc. Những sợi amiăng sắc nhọn vẫn còn trong phổi của những người đã từng chơi đùa trên những sân chơi và đi dạo trên đường phố được rải đầy amiăng của thị trấn.
Hầu hết những người này sẽ chết một cái chết
từ từ
rất đau đớn.