Chênh vênh tuổi trẻ - trải nghiệm là chìa khóa
Định hướng cho các bạn trẻ còn chênh vênh Có ai đã từng hỏi bạn câu này chưa:”Ê mày, mày định sau này ra trường làm nghề gì thế?”...
Định hướng cho các bạn trẻ còn chênh vênh
Có ai đã từng hỏi bạn câu này chưa:”Ê mày, mày định sau này ra trường làm nghề gì thế?”
Tôi assume rằng rất nhiều bạn cũng đã đôi lần bị hỏi câu này hoặc nếu không thì cũng đã nhiều lần tự hỏi bản thân những câu đại loại như: Tôi là ai? Công việc tôi mong muốn là gì? Liệu trong một thị trường lao động cạnh tranh quá lớn như hiện tại thì giá trị của tôi là ở đâu? Rồi, sau cùng mục đích sống của tôi là gì?
Tôi thì không có câu trả lời cho bạn cần ... Vì ... tôi cũng đang đi tìm chính TÔI.
Nên tôi với góc nhìn một người trẻ cũng đang đi tìm điều các bạn tìm sẽ chia sẻ góc nhìn của tôi cho bạn. Tôi hy vọng chí ít sẽ có sự đồng cảm từ bạn và bạn sẽ có được gì đó cho riêng cho bạn.
Đầu tiên, tôi xin phép giới thiệu một tí xíu về mình. Có thể nói tôi khởi đầu với một nền tảng tốt ở đại học. Tôi có gia đình khá giả có thể lo cho tôi ăn học đầy đủ. Tôi học trường đại học danh tiếng nhất nhì ở Sài gòn, và tất nhiên, ở đây người giỏi rất nhiều, thư viện rất rộng và là nơi tuyệt vời để tôi hun đúc bản lĩnh cũng như trí tuệ của mình trong những năm tháng trẻ tuổi.
Đầu tiên, tôi xin phép giới thiệu một tí xíu về mình. Có thể nói tôi khởi đầu với một nền tảng tốt ở đại học. Tôi có gia đình khá giả có thể lo cho tôi ăn học đầy đủ. Tôi học trường đại học danh tiếng nhất nhì ở Sài gòn, và tất nhiên, ở đây người giỏi rất nhiều, thư viện rất rộng và là nơi tuyệt vời để tôi hun đúc bản lĩnh cũng như trí tuệ của mình trong những năm tháng trẻ tuổi.
Trẻ tuổi, thanh niên, sinh viên hay đại loại những từ như thế được nhiều người khen cũng có mà chê cũng chẳng ít. Khen ở chỗ, trẻ tuổi ngây thơ có biết gì đâu có kiến thức gì cứ nạp vào hết như miếng bọt biển, đã thích làm gì là làm đến bán sống bán chết, đúng cũng làm mà sai cũng cố sai luôn. Chê ở chỗ, trẻ tuổi thì ít kinh nghiệm, thiếu bản lĩnh, nhìn vấn đề phiến diện vì chỉ mới làm có đôi ba việc đã tưởng là expert, sợ nhất là tưởng đã giỏi thì tư duy “ta biết rồi” được dựng lên và thế là não đóng ngay lập tức, bế quan tỏa cảng về kiến thức.
Nhưng, đâu đó ở mỗi một vùng trên dải đất hình chữ S này vẫn có những anh hùng kiệt xuất biết khiêm nhường để học nhiều hơn, bớt cá nhân hơn mà hướng đến tạo giá trị cộng đồng. Rồi tôi cũng tự hỏi, liệu mình sau này sẽ trở thành ai để có thể cũng là một trong những trang anh hùng đấy? …
Nếu nhìn ở hiện tại, thật sự về công danh, đóng góp tôi chẳng là gì cả. Khi mà xung quanh quá nhiều người giỏi, họ tìm được đam mê trong ngành nghề họ theo đuổi. Những anh chị chỉ mới năm 3 năm 4, họ cũng là học sinh trường mình nhưng chạnh lòng tự hỏi: Ôi sao mà các anh chị siêu quá nhỉ, biết khi nào mới bằng cách anh các chị? Mình đã từng ngây ngô như vậy đó, để rồi bây giờ ngồi viết lại những dòng cảm xúc này, thật tâm muốn cười vào thằng nhóc mơ mộng năm ấy? Tỉnh đi em, rồi hãy làm phần việc của em đi đã, mọi thứ sẽ đến sau.
Sau khi lắng nghe những câu chuyện về các anh chị đi trước tôi rút ra một vài những quy luật cũng dễ hiểu như sau. Thứ nhất, các anh chị giỏi vì các anh chị dành cả tuổi trẻ của mình để sống hết mình. Những người đó họ điều phải tự đẩy mình ra khỏi vùng an toàn của bao sinh viên tầm thường khác qua những cuộc thi, những challenge mà họ tự đặt ra đại loại như học bổng, điểm GPA cao hay trở thành chủ nhiệm một câu lạc bộ trong trường,... Các bạn nghĩ khi họ làm điều đó họ có sợ không? Chắc chắn là có. Họ đã từng có lúc thất vọng vì không đạt được target của mình chưa? Cũng chắc chắn là có, vì trẻ tuổi háo thắng có rồi muốn chinh phục mức cao hơn. Vậy tại sao họ không bỏ cuộc giống như mọi sinh viên khác, những người trẻ khác thường làm? Bạn đừng lầm tưởng rằng tôi muốn nói rằng muốn trở thành những người trẻ giỏi giang sống ý nghĩa này thì phải nguyên tắc, lên kế hoạch hay kỹ tính trong từng việc và luôn dùng lý trí thay vì cảm xúc như chúng ta thường làm. Có thể bạn sẽ cần những điều này, nhưng, nó là kết quả của một quá trình động lực thúc đẩy từ bên trong bạn, và nó nên là những lựa chọn, bạn nhớ là tự lựa chọn nhé thay vì là một khuôn mẫu của một người thành công nào đó để noi theo.
Nếu nhìn ở hiện tại, thật sự về công danh, đóng góp tôi chẳng là gì cả. Khi mà xung quanh quá nhiều người giỏi, họ tìm được đam mê trong ngành nghề họ theo đuổi. Những anh chị chỉ mới năm 3 năm 4, họ cũng là học sinh trường mình nhưng chạnh lòng tự hỏi: Ôi sao mà các anh chị siêu quá nhỉ, biết khi nào mới bằng cách anh các chị? Mình đã từng ngây ngô như vậy đó, để rồi bây giờ ngồi viết lại những dòng cảm xúc này, thật tâm muốn cười vào thằng nhóc mơ mộng năm ấy? Tỉnh đi em, rồi hãy làm phần việc của em đi đã, mọi thứ sẽ đến sau.
Sau khi lắng nghe những câu chuyện về các anh chị đi trước tôi rút ra một vài những quy luật cũng dễ hiểu như sau. Thứ nhất, các anh chị giỏi vì các anh chị dành cả tuổi trẻ của mình để sống hết mình. Những người đó họ điều phải tự đẩy mình ra khỏi vùng an toàn của bao sinh viên tầm thường khác qua những cuộc thi, những challenge mà họ tự đặt ra đại loại như học bổng, điểm GPA cao hay trở thành chủ nhiệm một câu lạc bộ trong trường,... Các bạn nghĩ khi họ làm điều đó họ có sợ không? Chắc chắn là có. Họ đã từng có lúc thất vọng vì không đạt được target của mình chưa? Cũng chắc chắn là có, vì trẻ tuổi háo thắng có rồi muốn chinh phục mức cao hơn. Vậy tại sao họ không bỏ cuộc giống như mọi sinh viên khác, những người trẻ khác thường làm? Bạn đừng lầm tưởng rằng tôi muốn nói rằng muốn trở thành những người trẻ giỏi giang sống ý nghĩa này thì phải nguyên tắc, lên kế hoạch hay kỹ tính trong từng việc và luôn dùng lý trí thay vì cảm xúc như chúng ta thường làm. Có thể bạn sẽ cần những điều này, nhưng, nó là kết quả của một quá trình động lực thúc đẩy từ bên trong bạn, và nó nên là những lựa chọn, bạn nhớ là tự lựa chọn nhé thay vì là một khuôn mẫu của một người thành công nào đó để noi theo.
Tôi đã từng lên mạng gõ xem những cụm từ như: Thói quen người thành công. Rồi, tôi tự hỏi, mọi người thường đề cao việc mỗi một con người chúng ta đều là duy nhất, vậy tại sao phải có một khuôn mẫu, một list những thói quen để thành công. Khi tôi thử làm theo những thói quen đó, liệu tôi có thành công không? Tôi thì chưa đi hết những thói quen tốt trong một trang web mà tôi đã từng thấy đâu đó được nên cũng không chắc là ai đó thực hiện hết sẽ thành công thật, và điều đó cũng rất có thể đấy.
Nhưng, sau những lúc tự nhìn nhận lại bản thân mình, tôi nhận ra là tôi cần nhìn một bức tranh lớn hơn là chỉ thực hiện máy móc những thói quen tốt theo mẫu đó. Và đây là cách của tôi, tôi chỉ có thể hiểu bản thân mình qua TRẢI NGHIỆM. Và đó là quá trình: Học, thử, sai, nhìn nhận lại, học, thử, sai, nhìn nhận lại, …
Với tôi, tôi vẫn luôn khát khao rằng mình sống và làm để tạo một giá trị cao đẹp gì đó, mang một ý nghĩa gì đó đến với cuộc đời. Và để làm được điều này tôi cần phải biết: Tôi là ai? Công việc tôi yêu thích và làm trong tương lai là gì? Mục đích sống của tôi là đâu?
Những năm tuổi 20, tôi sẽ trải nghiệm thật nhiều điều khó khăn không ai dám làm: học thật giỏi, làm nhiều công việc khác nhau, gặp và chơi với thật nhiều loại người. Nhưng trong mỗi một sự kiện, mỗi con người tôi sẽ đưa cả 100% tâm huyết của mình với nó. Và tất nhiên đến một điểm nào đó tôi sẽ cảm thấy chênh vênh …
Đây chính là lúc để tôi hãm phanh cuồng quay nhịp sống tuổi trẻ lại, sống chậm hơn, nhìn nhận lại giá trị của bản thân là gì, tìm những người lớn tuổi hơn để họ cho mình những lời khuyên khôn ngoan. Và tôi cũng nhớ rằng, người ta chỉ giúp người cần giúp, giúp kẻ muốn vươn lên và có khao khát cháy bỏng được khiêm nhường học hỏi với tư cách là một con người.
Có những lúc tôi sẽ chững lại, không biết liệu mình có đi đúng đường không? Có những lúc tôi chững lại, vì gặp những cú ngã đau thất bại. Nhưng tôi biết mình đã học được gì đó. Như một tướng quân trong một chiến trận không quan tâm thắng thua bao nhiêu trận nhỏ, chỉ quan trọng đến thắng bại toàn cuộc chiến. Và tôi biết mình sẽ thắng so với con người trước kia của mình qua trải nghiệm.
Vì vậy, bạn trẻ Việt Nam, đừng lo lắng cho tương lai mà hãy trải nghiệm những điều mới lạ, khó khăn ở cuộc sống này, đừng sống chỉ để tồn tại mà hãy sống vì một ý nghĩa cao đẹp là để cống hiến. Khi làm, khi học, khi giúp ai đừng mong nhận được kết quả mà hãy biết rằng mình đã học được điều gì đó từ sự kiện này, nhận biết được giá trị của mình đã tăng lên rồi, nên đừng mong được tán thưởng gì cả vì phần thưởng sẽ đến khi cần thiết. Và thói quen tốt cũng vậy, khi trải nghiệm nhiều, học được sự khôn ngoan từ những trải nghiệm đó những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn và bạn chọn để đón nhận nó một cách tự nguyện cũng đúng như câu “thép đã tôi thế đấy”.
Chúc bạn trải nghiệm thật nhiều, dành 100% cho những việc hiện tại, dành thời gian nhìn nhận bản thân thông qua tự vấn và nhận sự tư vấn từ người giỏi hơn. Rồi bạn sẽ thấy cuộc đời là một trò chơi rất thú vị nếu bạn biết luật của nó và trải nghiệm chính là luật chơi. Đừng cố đi đường tắt.
Chúc bạn thành công.
Offman (13/9/2019)
Nhưng, sau những lúc tự nhìn nhận lại bản thân mình, tôi nhận ra là tôi cần nhìn một bức tranh lớn hơn là chỉ thực hiện máy móc những thói quen tốt theo mẫu đó. Và đây là cách của tôi, tôi chỉ có thể hiểu bản thân mình qua TRẢI NGHIỆM. Và đó là quá trình: Học, thử, sai, nhìn nhận lại, học, thử, sai, nhìn nhận lại, …
Với tôi, tôi vẫn luôn khát khao rằng mình sống và làm để tạo một giá trị cao đẹp gì đó, mang một ý nghĩa gì đó đến với cuộc đời. Và để làm được điều này tôi cần phải biết: Tôi là ai? Công việc tôi yêu thích và làm trong tương lai là gì? Mục đích sống của tôi là đâu?
Những năm tuổi 20, tôi sẽ trải nghiệm thật nhiều điều khó khăn không ai dám làm: học thật giỏi, làm nhiều công việc khác nhau, gặp và chơi với thật nhiều loại người. Nhưng trong mỗi một sự kiện, mỗi con người tôi sẽ đưa cả 100% tâm huyết của mình với nó. Và tất nhiên đến một điểm nào đó tôi sẽ cảm thấy chênh vênh …
Đây chính là lúc để tôi hãm phanh cuồng quay nhịp sống tuổi trẻ lại, sống chậm hơn, nhìn nhận lại giá trị của bản thân là gì, tìm những người lớn tuổi hơn để họ cho mình những lời khuyên khôn ngoan. Và tôi cũng nhớ rằng, người ta chỉ giúp người cần giúp, giúp kẻ muốn vươn lên và có khao khát cháy bỏng được khiêm nhường học hỏi với tư cách là một con người.
Có những lúc tôi sẽ chững lại, không biết liệu mình có đi đúng đường không? Có những lúc tôi chững lại, vì gặp những cú ngã đau thất bại. Nhưng tôi biết mình đã học được gì đó. Như một tướng quân trong một chiến trận không quan tâm thắng thua bao nhiêu trận nhỏ, chỉ quan trọng đến thắng bại toàn cuộc chiến. Và tôi biết mình sẽ thắng so với con người trước kia của mình qua trải nghiệm.
Vì vậy, bạn trẻ Việt Nam, đừng lo lắng cho tương lai mà hãy trải nghiệm những điều mới lạ, khó khăn ở cuộc sống này, đừng sống chỉ để tồn tại mà hãy sống vì một ý nghĩa cao đẹp là để cống hiến. Khi làm, khi học, khi giúp ai đừng mong nhận được kết quả mà hãy biết rằng mình đã học được điều gì đó từ sự kiện này, nhận biết được giá trị của mình đã tăng lên rồi, nên đừng mong được tán thưởng gì cả vì phần thưởng sẽ đến khi cần thiết. Và thói quen tốt cũng vậy, khi trải nghiệm nhiều, học được sự khôn ngoan từ những trải nghiệm đó những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn và bạn chọn để đón nhận nó một cách tự nguyện cũng đúng như câu “thép đã tôi thế đấy”.
Chúc bạn trải nghiệm thật nhiều, dành 100% cho những việc hiện tại, dành thời gian nhìn nhận bản thân thông qua tự vấn và nhận sự tư vấn từ người giỏi hơn. Rồi bạn sẽ thấy cuộc đời là một trò chơi rất thú vị nếu bạn biết luật của nó và trải nghiệm chính là luật chơi. Đừng cố đi đường tắt.
Chúc bạn thành công.
Offman (13/9/2019)
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất