Đã bao giờ một lần trong cuộc sống, bạn cảm thấy bỡ ngỡ khi đang đôi mươi, tự băn khoăn rằng mình đang làm gì, hôm nay phải làm gì, ngày mai sẽ ra sao hay tương lai như nào. Bạn nghi ngờ bản thân không thực sự có bất kì năng lực hay khả năng đặc biệt gì để phát triển cho công việc và cuộc đời trong tương lai gần. Hoặc chỉ đơn giản, bạn cảm thấy chán trường triền miên không lý do, lẩn thẩn rồi ngẩn ngơ đến hết ngày. Đốt cháy quá nhiều phút thời gian của mình vào những điều vô bổ.
Vậy để tôi kể một câu truyện ngắn để lý giải hóa vấn đề trên. Năm đó tôi thi đỗ vào một trường đại học tầm trung, không có gì quá đỗi xuất trúng cả. Chỉ có một vấn đề là không lâu sau tôi bỏ học. Lý do không quan trọng, thực sự không quan trọng, các bạn chỉ cần tập trung vào diễn biến tiếp theo rằng tôi đã từ bỏ việc chung sống cùng gia đình để tới một vùng đất mới làm việc.
Tôi làm việc và sinh sống tại một bản làng nhỏ, nằm dưới thung lũng bao bọc bởi những khúc ruộng bậc thang thơm phức mùi lúa chín. Phía trên là những dãy núi hùng vĩ chọc trời mây và tôi khá chắc đó là lý do rất nhiều lữ khách lui từ khắp nơi trên thế giới tới đây để thưởng thức vẻ đẹp đó.
Mỗi ngày thức dậy, tôi lại được có vinh dự may mắn tiếp đón những vị khách mới, mỗi người trong số họ đều mang quốc tịch khác nhau như Đức, Pháp, Nhật, Mỹ, Thái, Singapore,.. Họ ban cho tôi một cơ hội ngàn vàng, đó là được giao tiếp Tiếng Anh hàng ngày, khiến tôi có được sự tự tin trong các cuộc hội thoại, nếu tôi sai họ sẵn lòng sửa giúp tôi, và cũng trong những lúc lắng nghe, tôi đã học lỏm được rất nhiều bài học để nói tiếng Anh tốt hơn. Không những vậy, họ kể cho tôi về thế giới ngoài kia đẹp nhường nào, cho tôi xem những bức ảnh trên khắp thế giới mà trước giờ tôi chưa hề hay biết. Họ dạy tôi sống thật tâm, chia sẻ hạnh phúc và những điều tốt đẹp tới xung quanh, những lối tư duy khách quan, lối sống phóng khoáng và suy nghĩ tích cực,...
Nó khác hẳn với những gì được học ở trường lớp trước đây, tôi không còn bị bó buộc với những định nghĩa được cho là chuẩn mực của xã hội. Không còn bị phụ thuộc vào những con số, những thứ mà các bậc phụ huynh và người lớn dựa vào đó để đánh giá trình độ thông minh của một đứa trẻ. Tôi được mọi người ép vào một con đường được vẽ trước bởi những người cho là đó là con đường tốt nhất lúc bây giờ. Rằng chỉ có việc học mới làm cho con người trở nên tốt hơn (tại thời điểm cách đây 10 năm). Nhưng sự thật là... điều đó không sai. Nếu như tôi đã không học như một con sâu sách, nếu như tôi không quyết tâm hết sức để thi đỗ vào được trường đại học tôi muốn để rồi bỏ học, và sau đó là từ bỏ cuốc sống làng nhàn bên gia đình tới một nơi xa lạ để rồi được thức tỉnh nhận thức. Vậy thì nó là sai hay đúng? Theo tôi thì chả có gì quá đúng hay quá sai cả, tất cả đều do cách chúng ta nhìn nhận và tiếp nhận cuộc sống theo cách nào thôi. Nếu bạn cho nó là sai, thì nó là sai. Nếu bạn cho nó là đúng, nó là đúng. Theo quyển "Cởi trói linh hồn'' của Michael A. Singer, những điều mà bạn nghĩ thực sự ảnh hưởng rất ít tới cuộc sống cảu bạn. Hay nói cách khác, việc bạn suy nghĩ khá khó để thay đổi những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Vậy hãy chỉ đơn giản cảm nhận mọi thứ xảy ra với bạn như là một món quà - Đó là một trong rất nhiều bài học mà tôi học được từ những người bạn nước ngoài tới du lịch, dù họ chỉ lướt qua nhưng sau đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.
Vào những đêm đông hưu quạnh, có một bác cực chiến binh Mỹ đã từng tới nói với tôi đừng quá nên lo lắng với mọi thứ. Tha thứ cho cuộc sống và hãy tha thứ cho bản thân mình. Trước lúc cận kề cái chết, những hình ảnh đẹp đẽ nhất trong cuộc đời sẽ tới đầu tiên. Sẽ ra sao nếu cuộc sống ta không có nổi một khoảnh khắc đẹp, một khoảnh khắc ta thực sự hạnh phúc với bản thân, được làm điều mình muốn... Việc cần làm bây giờ là phải chau dồi và phát triển bản thân thật tốt, có những cơ hội rất lớn đang chờ đợi phía trước. Những người chuẩn bị tốt sẽ nắm chắc chúng trong tay khi thời cơ tới. Hãy nhớ rằng không ai trên đời này khao khát thành công hơn những người trẻ.
Thật vậy, khả năng của con người là vô hạn, không có gì có thể cản nếu ta thực sự muốn. Hãy đi thật xa để biết thế giới rộng lớn như nào, lên thật cao để biết con người rất nhỏ bé, học tập và mở mang tri thức vì kiến thức là vô hạn, đừng ngại mắc sai lầm vì đó là đặc quyền của tuổi trẻ. Nhưng sau khi sai lầm, hãy cố gắng đừng mắc lại chúng một lần nào nữa.
Trong cuốn "Lược sử loài người'' của Yuval Noah Harari đại ý rằng, có một sự thật buồn cười rằng tại sao khi con người tiền sử không có Internet, không có xe máy hay la bàn, họ đã đi khắp nơi để tồn tài và phát triển. Trong khi thời nay chúng ta đã có tất cả, chúng ta ngại phải di chuyển và phụ thuộc vào cuộc sống với những thứ gần gũi thân thuộc. Một lần nữa, các bạn nghĩ như vậy là đúng hay sai.