Châu Phi: sự suy tàn của một châu lục (phần 1).
Quan điểm cá nhân về sự sụp đổ của Châu Phi-cái nôi của nhân loại ( phần 1) Ottoman, Châu Âu và Châu Mĩ có vai trò gì trong sự sụp đổ của Châu Phi
Có ba ngoại nguyên nhân chính dẫn đến sự giàu có của châu Phi đồng thời cũng dẫn đến sự sụp đổ của châu Phi chính là sự ảnh hưởng của đế quốc Ottoman, sự giao thương với các nước Tây Âu, và sự hình thành của các quốc gia Châu Mĩ.
Về phần Ottoman:
Vào thế kỉ 14-17 Ottoman đạt cực thịnh trong nền kinh tế, chính trị, và quân sự.
Phiên dịch: Bị kiểm soát hoàn toàn ( màu xanh đậm), chư hầu (xanh nhạt)
Vậy là với bản đồ trên ta thấy được ngay giữa chư hầu ( Bắc Phi) và Đông Phi chính là quyền cai trị hoàn toàn của Ottoman. Và nhằm để duy trì vị tthế của mình quốc mẫu Ottoman luôn cần một nguồn nhân lực dồi dào. Nên họ luôn phát động những cuộc chiến cướp bóc, bắt người dân nhằm phục vụ cho yêu cầu này.
Vậy nơi đâu có nguồn nhân lực dồi dào mà dễ có được? Đó chính là Đông Phi. Vậy vì sao là Đông Phi mà không phải nơi khác. Nhìn vào bản đồ ta dễ thấy được sự bao vây của các quốc gia liên quan đến Ottoman đến khu vực Đông Phi. Đây cũng chính là nơi kém phát triển
Bản đồ lương thực này cho thấy khu vực Đông Phi hoàn toàn không có khu vực nào sản xuất được lúa mì và ngô. Động vật như bò cũng rất ít nên nếu xảy ra chiến tranh, các quốc gia Đông Phi gần như không có cơ hội đánh lâu dài. Một mặt không thể từ sản xuất lương thực, mặt khác do bị bao vây bởi các quốc gia thuộc Ottoman nên Đông Phi không thể thực hiện ngoại thương dễ dàng.
Còn đây là địa hình của châu Phi, khu vực Đông Phi tương đối bằng phẳng. Bốn mặt đều bất lợi, một bên là các chư hầu Ottoman, một bên là đồi núi nghìn trùng và một bên là hoang mạc, sa mạc nên khi chiến tranh nổ ra, các quốc vương Châu Phi cũng không thể thực hiện sự ẩn trốn đánh lâu dài được (như trong chiến tranh nhà Trần và Mông Cổ). Trong văn hóa xưa, bắt được vua là xem như thắng trận.
Vậy là tổng kết lại những bất lợi trên, Đông Phi-Bắc Phi trở nên ban đầu giàu có nhờ vào việc trao đổi nô lệ và vật phẩm với Ottoman. Tuy nhiên chinh thứ này cũng gây ra suy thoái nhanh chóng của khu vực này. Từ đó là một khu vực lý tưởng để thực hiện chiến tranh. Các quốc gia liên quan đến Ottoman phát động chiến tranh nhằm bắt người dân ở khu vực Đông Phi và trao đổi với mẫu quốc. Họ trao đổi vàng và nô lệ.của Ottoman. Các quốc gia Châu Phi đánh nhau, tàn sát nhau để bắt nô lệ và trao đổi hàng hóa, từ đó Buộc chặt sự ảnh hưởng của Ottoman vào họ. Đây chính là "cái bẫy của chiến tranh" giờ đây, cách kiếm tiền duy nhất của họ là buôn nô lệ vì hàng trăm cuộc chiến, cướp bóc khiến nông nghiệp, công nghiệp không thế phát triển được.
Về phần Tây Âu và Châu Mĩ
Các quốc gia Tây Âu lúc này đang cạnh tranh vị thế của mình nên liên tục mở rộng ngoại thương, điển hình là " thời đại khám phá". Tây Phi giai đoạn này gần với Tây Âu, ngoài ra khu vực Tây Âu cũng có rất nhiều tài nguyên khoáng sản, động thực vật nên thương mai hai bên diễn ra cực sôi nổi khiến Tây Phi trở thành khu vực mạnh lúc bấy giờ, rất khó có quốc gia nào xâm lược được. Ngoài ra Tây Châu Phi cũng trở thành điểm trung gian cho các tàu buôn Tây Âu sang Châu Á, từ đó khiến nơi đây ngày càng thêm giàu.
Và vào năm 1492, sau khi phát hiện ra Châu Mĩ cùng với phong trào khám phá ở Châu Âu, họ nhanh chóng tìm ra được Châu Mĩ và đổ bộ lên khu vực này. Do người bản địa Châu Mĩ không có những công nghệ hiện đại nên nhanh chóng thất bại trước sự xâm chiếm của Châu Âu (mà vì sao công nghệ yếu kém sẽ được đề cập ở bài viết riêng).
Tuy nhiên, một vấn đề khác đã xảy ra, các đại dịch có nguồn gốc từ Châu Âu (mà người Châu Âu đã có kháng thể) đã tràn qua Châu Mĩ giết đi gần như toàn bộ dân số của châu lục này. Vậy là đã xảy ra tình trạng thiếu người ở Châu Mĩ. Vậy làm thế nào để bù đắp số người ở đây? Đó chính là người dân ở Châu Phi. Nhưng do vào thời điểm này Tây Phi vẫn là nơi buôn bán lớn, và các quốc gia nơi đây cũng rất mạnh nên việc Tây Âu chiếm giữ và bắt người là điều không thể.
Nên thay vì chiếm đóng, họ đã trao đổi. Trao đổi vàng với nô lệ để đem sang Châu Mĩ phục vụ cho nền nông nghiệp mới nơi đây. Hàng nghìn người từ Châu Phi được đưa sang Châu Mĩ. Và khi nhu cầu ( cầu) ngày càng tăng, các quốc gia Tây Phi không còn đủ nhân lực để đáp ứng. Vậy họ giải quyết tình trạng này như thế nào? Đó chính là chiến tranh!!!
Các quốc gia Tây Phi đánh lẫn nhau để bắt người dân đem bán sang Châu Âu, Châu Mĩ. Và cũng trong những thế kỉ này, Châu Âu đã cải tiến súng bỏ xa người anh em Châu Á của mình. Để nắm lợi thế trên chiến trường, các quốc vương Châu Phi đã dùng vàng, lương thực để mua súng từ Châu Âu để chống lại chính Châu Phi ( một mâu thuẫn- cái bẫy chiến tranh).
Việc này càng ngày càng làm cho Tây Phi trở nên kiệt quê hơn khi họ bán nô lệ để mua súng, vũ khí lương thực với giá mắc hơn để thực hiện chiến tranh. Vậy là họ vừa bán đi nguồn lực của đất nước, vừa giết đi nguồn lực của đất nước ( chết do chiến tranh). Từ đó, một vòng luẩn quẩn khiến Tây Phi ngày càng suy yếu và trở thành miếng bánh dễ bị xâm lược hơn bao giờ hết.
Tổng kết:
Vậy là mình đã nói lên ba ngoại tác nhân khiến châu Phi giàu và cũng chính ba tác nhân ấy đã đưa Châu Phi đến bờ sụp đổ.
Phần sau mình sẽ đề cập về vấn đề tại sao buôn bán nô lệ lại diễn ra ở Châu Phi chứ không phải ở những nơi khác và tại sao buôn bán nô lệ lại khiến cho Châu Phi từ giàu chuyển sang nghèo!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất