[Được lấy cảm hứng từ bài viết "CÒN CHÚNG TA CỦA HIỆN TẠI, CHỈ LÀ NHỮNG KẺ CHUYÊN ĐI COPYCAT?" từ group TSCS]
Bài viết gốc tập trung vào vấn đề về mặt thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ, khi mà các content writer xào lại các ý tưởng, hình ảnh, câu chữ đang "on trend" với mục đích thương mại - và được tác giả coi là việc lấy ý tưởng và thành phẩm của người khác, không tôn trọng bản quyền.
Không bàn đến việc có đồng tình với ý kiến chung của bài viết trên hay không, với bài viết này, mình muốn khai thác góc nhìn khác về việc chúng ta có đang "tối tạo" khi xào lại các ý tưởng của người khác? Sáng tạo có thật sự là tạo ra cái mới?
#1: Câu chuyện sáng tạo
Khi nghĩ đến cụm từ "sáng tạo", chúng ta hầu hết đều nghĩ đến việc đưa ra cái mới, những ý tưởng độc nhất, những câu chuyện chưa bao giờ được kể hay những campaign tiên phong trên thị trường.
Nhưng thực tế, sáng tạo cần nhiều hơn về sự logic.
Theo các nhà tâm lý học, có hai thành tố cơ bản hình thành nên sự sáng tạo là Tính nguyên bản Chức năng. Xét về tính nguyên bản, những ý tưởng sáng tạo không đơn thuần là những điều mới lạ mà còn được xây dựng từ những cái đã có. Còn về chức năng, chúng chỉ được gọi là ý tưởng sáng tạo khi ý tưởng đó thực sự đem lại hiệu quả và phục vụ cho mục tiêu của thương hiệu. 
Dựa trên những gì mình đã học, để xây dựng một creative idea, chúng ta phải trải qua nhiều bước, từ xác định Objective, thu thập Data về khách hàng và brand, thiết kế Problem Design dựa trên vấn đề của thương hiệu, đến việc thực hiện Ideation và cuối cùng là Selection, ra được idea cuối cùng.
Như vậy, một ý tưởng sáng tạo phải được đánh giá dựa trên độ phù hợp với brand và tính hiệu quả, không phải dựa trên mức độ "mới mẻ" của ý tưởng đó.
#2: Copycat - Chúng ta có đang "tối tạo"?
Copycat được dịch là "someone who copies the words or behavior of another; imitator, emulator, ape, aper,..." - là một từ châm biếm mà mọi người gọi những kẻ bắt chước.
Việc copy chắc chắn không đúng. Nhưng chúng ta có đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm "copy" và "học hỏi"? Copy là việc sao chép nguyên bản ý tưởng của người khác, đánh cắp chất xám của họ để làm lợi cho mình. Học hỏi là khi chúng ta gather các ý tưởng, lấy cảm hứng từ chúng, xây dựng ra idea cá nhân.
Quan điểm của Jeff Goodby được trình bày trong Masterclass: "A great idea travels to other places, and people can use it. And the next person who working on it will know what to do." - Tương tự với suy nghĩ của mình, idea là sự kế thừa, tích lũy và phát triển. Có kế thừa và tích lũy thì chúng ta mới có cơ sở để sáng tạo. Hướng về những điều mới hay nhìn về những điều cũ để làm nó tốt hơn thì đều là sáng tạo cả.
Một ví dụ của việc học hỏi, kế thừa idea cũ và phát triển nó thành những thứ mới:
1 brand chăm sóc tóc và 1 tổ chức phi lợi nhuận
Cùng với một hình thức sử dụng kênh media billboard tại trạm tàu điện ngầm, cùng sử dụng hình thức tương tác cảm ứng giống hệt nhau
Nhưng, họ mang lại những câu chuyện và thông điệp hoàn toàn khác.
Hay cả những ví dụ về mô hình khởi nghiệp copycat startup, là các startup học tập lại mô hình của những người đi trước.
Ta không nên bi quan và cho rằng thế hệ này đang "tối tạo". Việc chúng ta đang đi lên từng ngày từ việc học hỏi những điều đã xảy ra trong quá khứ là không thể phủ nhận. Vì suy cho cùng, sáng tạo cũng là để thỏa mãn một nhu cầu nào đó, và có thể có vô vàn cách thức để đạt được chúng, không chỉ có "không ngừng sáng tạo" mà còn có "không ngừng đổi mới" (từ những điều cũ).