Street art about Consumerism by Dinho Bento

Đối với một người hay phê phán chủ nghĩa tư bản, một bài đăng trải lòng với 88 vote và 4000 lượt xem trong vòng 2 ngày là một nguồn cảm hứng bất tận để tôi rặn cho bằng được bài viết lần này.
Tôi tự hỏi mình rằng:
1. Đầu tư cho một bài viết 45 phút đọc mà vẫn không bằng một bài 3 phút thì liệu có phải là không hiểu thị trường Spiderum, vốn là nơi đề cao phân tích bài bản hơn Facebook?
2. Mình có đánh bóng cái tháp ngà của bản thân quá mức hay không?
3. Mình có đang ghen ăn tức ở muốn chết không?

Bài này dù phê phán “xã hội tư bản Việt Nam hiện đại” thì bản thân nó cũng là một ví dụ sống động của căn bệnh của xã hội tư bản đó. Nó chống một sản phẩm suy đồi của tư bản nhưng liệu có nên nghĩ rằng chính cái phong trào thanh xuân ngu ngu ấy đã đẻ ra:
1. Một sự thụt lùi về chất lượng của nội dung lẫn thị hiếu người đọc trên Spiderum 
2. Một hướng suy nghĩ anti-thanh xuân cổ suý cho lối sống không có mục tiêu.

Có rất nhiều thứ bài chưa đề cập.
Những yêu cầu thanh xuân hiện nay ở giới trẻ là dấm dớ nhưng tác giả quên đề cập khái niệm thanh xuân này từng được xã hội phong kiến trọng tới mức nào. Chẳng phải các cụ Nho giáo bắt thanh niên ở độ tuổi này là phải lấy vợ, lấy chồng, sinh con đẻ cái, làm quan chức, v.v. hay sao? Rồi nếu lỡ trái lời các cụ thì sẽ bị mắng là đồ bất hiếu hay thứ tốn cơm tốn gạo. Mà cái này trai thì đỡ, gái nó khổ lắm.
Dù là bây giờ chính các bạn trẻ có sự tự do để tự vạch sẵn lộ trình cho mình và nhiều lúc không thực thi nổi mà đổ cho người cũ, nhưng khái niệm thanh xuân này từng tồn tại ở những bạn trẻ nghiêm túc với cuộc sống sau khi tốt nghiệp đại học. Họ tìm một công việc, gây đủ quỹ từ tiền lương để đi mua sắm và du lịch, hiểu rõ điểm tốt của việc bảo vệ địa vị bản thân bằng vật chất, và quan trọng là chỉ thấy tiếc nuối mà không có giãy đành đạch như em chã với người khác. 
Bài này dù chỉ tập trung phê phán mỗi đối tượng hão huyền về thanh xuân, nhưng sự thống trị của tư duy nhị nguyên sẽ khiến một số người xem thường sự nghiêm túc của những định kiến và tiêu chuẩn kể trên. Nó rất giống lộ trình của cánh cực tả đang cổ suý sự xoá nhoà khác biệt nam nữ, non-binary pronouns và xu hướng single mom thay thế cho mô hình gia đình 1 cha 1 mẹ, chỉ để chỉ trích tư tưởng truyền thống đã kìm hãm tiềm năng phụ nữ và giới LGBT.
Tác giả còn không có ý định phân biệt sự điên khùng trên mạng xã hội và sự bình thường ở ngoài đời. Nếu đã muốn thì đã không để ảnh comment và đề cập vozer gì đó. Con người phần lớn đủ sự tỉnh táo để giảm thiểu sự tôn thờ thanh xuân trên mạng khi bước ra ngoài đời. Không tỉnh táo thì để đời nó dập cho tỉnh.
Bài này chỉ bàn về những ứng xử rất đời của xã hội và lôi cho bằng được màu tư bản (như định giá nhan sắc, sức khoẻ và khẳng định địa vị bằng điện thoại, giày dép) để tô điểm thêm.
Với một đứa có sự hiểu biết về tư bản, tác giả mà dám lôi khái niệm tư bản vào thì phải có bản lĩnh giải thích tư bản ở chỗ nào để đi đúng với tinh thần “trông có vẻ triết triết cho dân động não khi đọc”. Ngoài ra, tư bản là khái niệm khá “triết” ở Việt Nam và hay bị đánh tráo bởi nhóm trí thức lưu manh thù ghét Marx-Lenin và nhóm ba que hải ngoại, nên rất cần một sự suy xét nghiêm túc cho nó.
Một thanh xuân trước khi được commercialise nặng nề là Vội Vàng của Xuân Diệu, được commercialise một chút là Đoàn Ca của Hoàng Hà và được commercialise hơn thế nữa là “Nhà vô địch làm từ Milo”. Tất cả đều hướng tới người trẻ và khuyến khích họ tìm một mục đích sống trong khoảng thời gian tràn đầy sức trẻ và sức khoẻ nhất của đời người. Hai cái đầu khá tốt và cái thứ ba dù là để bán hàng nhưng ít nhất nó có dán “thành phần dinh dưỡng” in trên hộp để người dùng có thể tránh tiểu đường và béo phì. 
Milo, một sản phẩm mang tinh thần khoa học định lượng định tính bằng số vẫn sẽ đỡ nguy hiểm hơn Facebook Page, một sản phẩm mang tinh thần khoa học nhân văn vốn áp dụng trò chơi ngôn ngữ thật giả lẫn lộn.
Chủ để tuổi trẻ-thanh xuân này lại tái hiện thành một phiên bản rất méo mó mà đơn cử là cái bài này. Tai hại hơn là nó được copy-paste với quy mô khá đáng kể trên mạng để PR cho page, một mục đích rất tư bản. Nhưng PR có đầu tư vẫn sẽ là một trời một vực với PR rẻ tiền.
Nó hội tụ 3 yếu tố tôi rất ghét về Capitalism:
1. Sự tha hoá về ngôn ngữ và nội dung (giọng văn trải lòng & phê phán kiểu gái tính-nhai một thứ cũ òm rồi quăng ở đó)
2. Bắt xu hướng đang nổi gần đây (thanh xuân)
3. Độ dài bài rất ngắn (3 phút đọc)

Nếu được viết theo ngôn ngữ đanh đá hơn:
1. Sự đi xuống về chất lượng
2. Sự cơ hội đục nước béo cò
3. Sự nuông chiều cái thói lười đọc của con người
 
Ba ý này đều thuộc một quan hệ cộng sinh giữa sản xuất hàng loạt (mass production)chủ nghĩa tiêu dùng (consumerism). Từ bình dân hơn của hai khái niệm này chính là copy-paste và fast consumption.
Nhưng tư bản cũng có this có that và thật không may là nó thuộc loại tư bản cám lợn. Copy-paste cái tinh hoa có hai kết quả: 1. kiếm tiền và 2. trau dồi kiến thức (như SGK, sách bách khoa tổng hợp và video tranh luận trực tiếp giữa các chuyên gia Jordan Peterson vs Sam Harris). Ít nhất ngoài kiếm tiền ra thì nó có những tác động tích cực. Nó vẫn sẽ khác với copy-paste cám lợn có hai kết quả 1. kiếm tiền và 2. đổ dầu vào lửa.
Sự chê bai rác phẩm tư bản và đẻ ra một rác phẩm nữa mà tôi nói ở trên có vẻ quá xa vời đến mức không liên quan. Nhưng nếu bạn biết về hiệu ứng cánh bướm thì sẽ thấy nó rất thật. Nói theo ngôn ngữ của dân buôn nha phiến: sample và gateway drug.
Sức mạnh của Capitalism là vô hạn: Kiếm tiền trên cả thông điệp chính trị. In slogan lên áo T-shirt mỏng te và bán đội giá lên gấp mấy chục lần.
Sự sinh đẻ này đi đúng với chiều hướng Feminism vs Red Pill. Cái đầu đã bị chệch hướng nên phần anti của nó quẹo cua đến nỗi đâm sầm vào vách núi. Red Pill chưa bao giờ là thuốc chữa của Feminism và chỉ thổi bùng ngọn lửa của nó thôi. Hơn nữa, đây cũng là một ví dụ cho mặt xấu của tư duy nhị nguyên. Hai mặt của đồng tiền dù đối nghịch nhau nhưng đều thuộc một đồng tiền đã sờn cũ và đáng vứt vào sọt rác. Nhưng người ta vẫn chưa vứt nó vì cuộc chiến hai bên là một cơ hội tuyệt vời cho “những thứ không liên quan” như merchandise (áo quần in slogan)PR cho các nhãn hàng khác. Cả ba là vòng luân hồi không có hồi kết.
Tương tự, cuộc khai chiến của hai hệ “tư tưởng” thanh xuân này lại kéo thêm một vấn đề “trông có vẻ không liên quan”: sự đầu độc về platform trao đổi kiến thức mà ở đây là Spiderum, một nơi vốn đỡ ồn ào hơn Facebook. Viết bài Spiderum vẫn phải khác trên Facebook vì yêu cầu đầu tư cho bài viết của nó là một luật bất thành văn. Không phải Spiderum không ghi luật đó thì các facebooker sẽ tuồn nội dung theo phong cách status vô thưởng vô phạt sang platform này. Kể cả khi có gây drama và trải lòng bò thì phải xéo xắt sao cho thâm nho để tạo sự khác biệt với đám bún chửi.
Sự dây mơ rễ má này rất giống với vụ tư nhân hoá trường chuyên bằng sự nhân danh bảo vệ đời sống tinh thần học sinh và sự chỉ trích áp lực học hành từ trường chuyên lớp chọn. Mục đích của nó chính là “bình dân hoá” môi trường chuyên vốn đề cao năng lực học tập để có thể bán sỉ và lẻ gói danh hiệu “học sinh trường chuyên” với số lượng cao hơn và giá tiền mắc hơn.
Nếu như Spiderum thành cái diễn đàn để đăng nội dung phục vụ mục đích thuần PR rẻ tiền, sáo rỗng và không hề mang lại kiến thức mới thì có khác gì lũ trường thường Facebook. #Restrict Immigrant & #Build The Wall.
Nhưng thất vọng hơn nữa là hệ thống miễn dịch trên Spiderum. Các bạch cầu trong cơ thể Spiderum vẫn upvote cao và comment gật gù với ý kiến này. Sao mà phản ứng lần này rất khác với đợt anh nào đó với cái chủ đề hướng nội-ngoại. Mà tôi biết tỏng rồi. Anh không có bắt trend thanh xuân mà người người đang phê, chứ cái trend nội-ngoại đã hết hot nên người ta đã lấy lại lí trí để vặn ngược lại rồi.
“Gái tính” mà kết hợp với “chỉ trích” thì không khác gì một gateway drug khuyến khích cho sự tiêu thụ những sản phẩm đóng hộp mang tên “chống lại xu hướng số đông là ngầu lòi”. Nhưng nếu nó chỉ dừng ở đó thì tôi sẽ không có hào hứng để viết bài này. Nó đã đụng ổ kiến lửa tháp ngà của tôi, kiến thức về Capitalism.
Cơ bản, tôi gây drama để đú trend nhưng khác với đối thủ là tôi trang bị sự sân si của mình bằng quan sát đời thực và đảm nhận cái đèn báo động DEFCON siêu khó ưa.
Bài này mang phong cách confession và đan xen vào đó là sự phân tích trông có vẻ nghiêm túc, nhưng để có thể formalise cho sự giận dữ thì tác giả của nó phải chêm cho bằng được chữ “tư bản”. Ngoài việc để gây lú cho những người còn mơ hồ về tư bản, nó còn muốn lôi kéo cả những thành phần từ cuộc chiến thế kỉ Capitalism vs Communism vốn hăng không kém để tăng lượng tương tác (ừ thành công rồi đấy).
Phê phán bài này là để thoả cơn sân si của cá nhân và phê phán tính chất “rác đẻ ra rác” của nó là để thoả mục đích tháp ngà của tôi, bắt tận tay căn bệnh của chủ nghĩa tư bản ở ngoài đời thông qua xu hướng thanh xuân này.