Tôi nói lời dừng lại với một người mà tôi vô cùng yêu, và người đó còn không thèm đọc tin nhắn...
Gọi tắt là anh A nhé.
Anh A học giỏi, đi du học về, quen nhiều người, và quen mình. Anh ấy đi làm xa mình và có dự định học PhD và định cư Mỹ. Lâu rồi xa cách, trái tim cả hai có vẻ như cũng nguội lạnh nhiều rồi. Đêm hôm trước, mình mới nói một lời để chấm dứt, và đêm qua thì mình nói dứt hẳn. Người ta không nói 1 lời, chắc cứ thế lặng lẽ đi thôi.
Đêm, buồn nằm không ngủ được, mình nằm tra mạng xem học PhD có người yêu không thì va phải bài đăng năm 2021 của anh A. Và vô tình nghe được lời khuyên từ 1 người thân của anh A, về con người anh A và về việc ủng hộ quyết định của mình. Nay mình đau quá, có quá nhiều việc phải suy nghĩ. Tuần này và tuần trước như là ác mộng của mình vậy, mình chỉ mong thời gian trôi qua nhanh hơn. Thật sự quá mệt rồi.
Có quá nhiều chuyện xảy ra trong 2 tuần này làm cho tôi cảm thấy đau đớn và gục ngã. Chưa đủ khổ hay sao mà tôi còn đòi chia tay lúc này? Nhưng quyết định cũng phải đúng thôi vì anh ấy không yêu mình, là con người sống vì sự nghiệp. Mình chắc cũng không thể bao biện cho sự thờ ơ của người ta, đủ đau thì rời đi thôi.
Vậy, làm thế nào để vượt qua nỗi đau chia li này?

1. Cho phép mình buồn, nhưng không đắm chìm

Chia tay là một cú rơi – không phải rơi từ một tầng nhà, mà là rơi khỏi một vùng an toàn từng rất ấm áp. Và bạn không cần phải tỏ ra mạnh mẽ, không cần ép bản thân vui vẻ, cũng chẳng cần nghe ai đó nói “thôi đừng nghĩ nữa”. Bạn được phép buồn, được phép khóc, được phép nằm lì một ngày chẳng làm gì cả. Nhưng hãy nhớ, bạn đang buồn – chứ không phải là người buồn mãi mãi. Hôm nay đau, ngày mai đỡ hơn một chút. Cứ như thế, nỗi buồn sẽ trôi đi – nhẹ nhàng, theo cách riêng của nó.

2. Cắt đứt thật sự – không nửa vời

Nếu bạn thực sự muốn chữa lành, thì điều đầu tiên phải làm là cắt đứt dứt khoát. Đừng lén vào xem story, đừng giữ lại ảnh chụp chung, đừng gõ rồi xoá những tin nhắn “em nhớ anh”… Đừng tự đặt mình vào tình huống nửa nhớ, nửa hy vọng, nửa đau, nửa mông lung. Họ đã bước khỏi cuộc đời bạn – hãy để họ ra đi một cách trọn vẹn. Không phải vì bạn ghét họ, mà vì bạn cần yên ổn để lành lại. Tình yêu không nuôi dưỡng bạn nữa thì bạn phải là người chăm sóc trái tim mình, đúng không?

3. Lấp lại khoảng trống bằng chính mình

Sau chia tay, trái tim bạn có một khoảng trống – không phải vì thiếu người kia, mà là vì bạn từng bỏ quên chính mình để yêu ai đó quá nhiều. Giờ là lúc bạn quay lại với bản thân: đọc lại cuốn sách bỏ dở, nghe playlist yêu thích, ngồi quán quen, đăng ký lớp học mà bạn từng thấy “hay quá nhưng bận yêu rồi”. Mỗi ngày, bạn sẽ thấy mình một chút “giống mình hơn”. Và rồi bạn sẽ hiểu: mình không cần ai để trở nên trọn vẹn, nhưng mình vẫn xứng đáng có một tình yêu – khi mình đủ đầy, đủ yêu bản thân.

4. Nỗi buồn nào rồi cũng có hạn sử dụng

Bạn có thể nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ quên được người ấy. Có thể hôm nay bạn tỉnh dậy và vẫn muốn nhắn “chào buổi sáng” cho một người không còn ở đó. Nhưng tin mình đi, mọi nỗi buồn đều có hạn sử dụng. Không phải bạn quên đi họ – mà là bạn quen dần với việc sống không còn họ nữa. Một buổi chiều bạn chợt nhận ra mình không nghĩ tới họ nữa khi đi qua con phố cũ. Một bản nhạc bật lên, và bạn không còn bật khóc. Đó là dấu hiệu: bạn đang hồi sinh.

Vậy, có nên đòi quay lại khi mình là người khởi xướng chia tay không?

Nếu chia tay vì:
Hiểu lầm, nóng giận, thiếu thời gian cho nhau → có thể hàn gắn nếu cả hai cùng muốn.
Nhưng nếu là vì:
Lặp đi lặp lại tổn thương, im lặng, vô tâm
Không còn cùng mục tiêu sống, giá trị sống
Một người luôn phải gồng để giữ
→ Thì nên tỉnh táo. Bởi vì quay lại sẽ chỉ là tua lại nỗi đau, nếu gốc rễ không đổi.
Vậy, nguồn gốc cuộc chia tay này là gì? Là mình đã chịu nhiều tổn thương rồi, và chắc chắn mình sẽ không chịu thêm nữa. Nhưng anh ấy đã cố gắng muốn thay đổi vì mình mà, nhưng mà cũng khó thật. Hic, mình thì không biết cách nói ra biết giao tiếp, anh này thì cũng không hỏi, chắc đây là 1 bài học với mình rồi. Nhân lớn lên phải khéo léo hơn nhé, không được đụng là chia tay đâu. Người hiểu mình không nhiều, người sẵn sàng muốn chăm sóc mình cũng thế. Mình nên biết đủ, biết vun vén, và biết cách giao tiếp những mong muốn của mình tốt hơn nhé.