25/08/2024 chúng ta cùng bắt tay nhau tìm hiểu về anh bạn láng giềng ồn ào bên cạnh nước ta và ta cùng nhau tìm hiểu điều gì biến nước họ là đất nước đứng thứ 2 thế giới ở thời điểm hiện tại nhé.
Nhìn lại chuyện làm ăn kinh doanh ở Trung Quốc ,tôi rất thán phục các doanh nhân nơi đây .Nói về khó khan ,thì doanh nhân Trung Quốc khởi nghiệp khó gấp 10 lần các doanh nhân Mỹ .Từ một quốc gia không cho tư nhân kinh doanh, nhưng khi cánh cửa vừa hé mở ,từ năm 1985 đến năm 2000,kinh tế tư nhân ở Trung Quốc đã góp vào GDP tới 15% và nay 26%.Phải khẳng định một điều,người trung Quốc rất có máu làm ăn dù kỹ năng cũng không hơn các dân tộc khác là bao .Kết quả của một nghiên cứu trên 1500 sinh viên năm thứ nhất đại học Trung Quốc và Mỹ cho thấy tại chỉ có 7% sinh viên muốn trở thành doanh nhân ,trong khi ở Trung Quốc con số đó là 23%.Con số 23% này là nghịch lý lớn khi đối chứng với truyền thống văn hóa của Trung Quốc vốn được xây dựng trên nền tảng của triết lý Khổng lão và gần đây ,cơ chế xã hội chủ nghĩa.Đạo Khổng luôn coi trọng tầng lớp Sỹ còn Thương chỉ xếp cuối cùng .Đạo lão thì luôn coi cuộc đời là vô vi, làm ăn kinh doanh chỉ là chuyện nhỏ, không đóng góp tầm quan trọng cho sự phát triển của con người .Còn chính sách của nhà cầm quyền trong suốt 60 năm qua là coi “thương nhân” gần như tội phạm .Vậy mà từ những người Trung Quốc đại lục đến các hoa kiều tha hương,tất cả đều say mê làm giàu ,mặc dù họ lớn lên trong một văn hóa và môi trường thù địch với kinh doanh .Chưa kể ,yếu tố về cơ chế cũng là một rào cản khá lớn cho doanh nhân Trung Quốc . Ở Mỹ ,tất cả hoạt động kinh doanh đều dựa trên pháp luật ,trong khi định chế kinh doanh của Trung Quốc dựa trên chính sách của chính phủ .Nhưng chính sách lại chưa rõ rang ,mỗi tỉnh mỗi huyện đều có sự suy diễn chính sách khác nhau khi tiếp cận vận hành .Do đó ,không chỉ chủ động quan hệ với chính quyền Trung ương,doanh nhân còn phải tạo mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương khi có hoạt động tại đây.Vì vậy doanh nhân Trung Quốc luôn đối diện với sự bất ổn ,họ luôn phải uyển chuyển để thích ứng với mọi điều kiện .Phân tích kỹ hơn sẽ thấy rằng ,sự sống sót ,uyển chuyển của doanh nhân Trung Quốc phát sinh từ ảnh hưởng và học hỏi ở tầng lớp doanh nhân Hoa kiều .Ở giai đoạn đầu khi Trung Quốc mở cửa,80% công ty liên doanh là của Hoa Kiều ,chuyên lợi dụng lợi thế nhân công rẻ để xuất khẩu hàng giá rẻ .Còn các công ty âu mỹ , nhật bản ,sau này mới đưa công nghệ cao và sản phẩm chất lượng vào sản xuất .Khi về nước nhờ tiền bạc đầu tư mà giới hoa kiều được trọng vọng và kính nể từ quan chức đến dân thường.Hơn nữa phần lớn nhân viên làm việc trong các công ty liên doanh ngày đó đã học hỏi được nhiều kiến thức ,kinh nghiệm từ đồng bào của họ.Họ đã trở thành tầng lớp doanh nhân đầu tiên khia phóng cho nền kinh tế sau này .Dù bị dân đại lục ghen tị nhưng hoa kiều có công rất lớn trong tiến trình phát triển ngoạn mục này của Trung Quốc. Chuyện khởi nghiệp của các doanh nhân Trung Quốc chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi các yếu tố đặc thù của chính trị ,lịch sử . Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về sự thành công của Trung Quốc đã đạt được thành công mục tiêu 100 năm đầu tiên và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh ngày 1.7.2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh đã hoàn thành "mục tiêu 100 năm" đầu tiên là xây dựng xã hội toàn diện khá giả và đang tiến những bước hướng đến "mục tiêu 100 năm" thứ hai là xây dựng Trung Quốc trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt. Sự thành công và chuyển mình của Trung Quốc. Về đối nội, báo cáo phác thảo câu chuyện kỳ ​​diệu về sự thành công và chuyển mình của Trung Quốc, cho thấy Trung Quốc đã đạt được tiến bộ trong hầu hết các lĩnh vực.Thứ nhất, Trung Quốc đã xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực ở nước này, điều chưa từng có.Thứ hai, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực và đã đặt ra những tiêu chuẩn mới cho cộng đồng toàn cầu. Ví dụ, sản lượng ngũ cốc bình quân đầu người là 450 kg so với sản lượng quốc tế yêu cầu là 400 kg. Trung Quốc có tỷ lệ dự trữ trên tiêu dùng là 50% so với dự trữ được quốc tế yêu cầu là 17% cho an ninh lương thực. Thứ ba, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ trong việc cải thiện môi trường và củng cố các biện pháp chống lại những thách thức của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường.Thông qua những nỗ lực không ngừng, Trung Quốc đã nâng cao độ che phủ của rừng. Độ che phủ rừng của Trung Quốc chỉ là 8,6% vào năm 1949; 13% vào năm 1980; và vào năm 2021 đã tăng lên 24,02%.Điều cần đề cập ở đây là trong thập kỷ qua, những nỗ lực nhất quán của Bắc Kinh đã giúp tăng độ che phủ rừng lên 3%. Hiện Trung Quốc đã cam kết trồng thêm 70 tỉ cây xanh trong vòng 10 năm tới.Ngoài ra, Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 - được nhiều người ca ngợi là một Thế vận hội xanh - là ví dụ về cam kết của Trung Quốc đối với môi trường. Trung Quốc không chỉ nói mà còn đang có những bước đi cụ thể để góp phần chống biến đổi khí hậu và giữ gìn môi trường.Thứ tư, sản lượng kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc trong suốt một thập kỷ qua. GDP của Trung Quốc tăng từ 54 nghìn tỉ nhân dân tệ (7,47 nghìn tỉ USD) vào năm 2012 lên 114 nghìn tỉ nhân dân tệ (15,74 nghìn tỉ USD) vào năm 2021.Thứ năm, Trung Quốc cũng tạo ra 13 triệu việc làm trong giai đoạn đó. Mức sống của người dân đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua.Thứ sáu, công nghệ là một lĩnh vực phát triển vượt bậc khác của Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào phát triển công nghệ, tri thức khoa học, đổi mới và nghiên cứu phát triển.Trung Quốc đang thu hút nhân tài toàn cầu bằng cách thiết lập môi trường thuận lợi cho nghiên cứu và đảm bảo sẵn sàng các nguồn tài chính. Những lĩnh vực này sẽ là động lực tăng trưởng trong tương lai cho Trung Quốc. Từ quan điểm toàn cầu, Trung Quốc cũng đã thể hiện những tiến bộ to lớn.Thứ nhất, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chiếm 18,5% nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khía cạnh đáng quan tâm nhất là đóng góp tích lũy của Trung Quốc cho nền kinh tế toàn cầu còn nhiều hơn so với các nền kinh tế G7 cộng lại trong suốt một thập kỷ qua.Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, trung bình Trung Quốc đóng góp 38,6% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cao hơn so với các nước G7 cộng lại. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 140 quốc gia.Thứ hai, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đã trở thành một chương trình hàng đầu và là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Trung Quốc.Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đã thu hút sự tham gia đông đảo của các quốc gia và tổ chức kể từ khi được đề xuất vào năm 2013 và hiện có 149 quốc gia thành viên.Sự ra mắt của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á đã củng cố vị thế của Trung Quốc như một nhà kinh tế và tài chính lớn, với 105 thành viên.Các số liệu thống kê cho thấy Trung Quốc hiện là một trong những nước đóng vai trò kinh tế và tài chính quan trọng nhất trên thế giới. Các chính sách và hành động của Trung Quốc có tác động đến tăng trưởng toàn cầu và cấu trúc kinh tế toàn cầu.Thứ ba, Trung Quốc nỗ lực mở rộng quan hệ đối tác với các nước và khu vực. Trong năm 2014, Trung Quốc có quan hệ đối tác với 67 quốc gia và khu vực. Con số này lên tới 112 vào năm 2021.Thứ tư, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu nhằm chia sẻ sự thịnh vượng của Trung Quốc với thế giới. Kể từ năm 2010, nguồn tài trợ của Trung Quốc cho Liên Hợp Quốc đã tăng khoảng 250% trước khi ra mắt Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu vào năm 2019.Khi chúng ta nói đến Trung Quốc thì không thể nào không nói đến việc làm hàng nhái của ông và tôi nghĩ Triệu Đà là ông tổ của nghề đó với trung quốc đấy .Thương nhân Việt luôn đặt hàng hoặc hàng kém chất lượng từ các xưởng Trung Quốc để có giá rẻ .Từ đó đã tạo nên một thời kỳ hàng hóa Trung Quốc bị mất thương hiệu tại Việt Nam với quan niệm hàng Tàu là hàng kém chất lượng :wave tàu ,dream tàu ,…Thực chất hàng nội địa Trung Quốc không hề kém chất lượng và còn xuất khẩu đi khắp thế giới .Bởi nguyên nhân là hàng Trung Quốc được đặt theo kiểu gia công  theo yêu cầu khách hàng “Tiền nào của đấy “của phía thương lái Việt Nam . Cảm ơn các bạn đọc đã đọc bài viết của tôi ,mong là bài viết của tôi có thể giúp ích gì cho bạn .