Không biết từ bao giờ việc ngồi vỉa hè với một chiếc ghế gỗ, hoặc có thể là một tấm bìa cát tông ở một bậc thềm nhà kèm theo một menu đồ uống đơn giản như cà phê sữa đá, cà phê đen, bạc xỉu được những người từ nhân viên công sở, người làm việc nhà nước, người lao động chân tay, rồi cả những bạn học sinh, sinh viên có thể ngồi từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến đêm. Nó đã trở thành một nét văn hóa của Hà Nội không biết từ bao giờ.
nguồn: intenet.
nguồn: intenet.
   Hà Nội có một cách thưởng thức cà phê rất khác so với Đà Nẵng hay Sài Gòn. Đối với người Đà Nẵng thì mọi người sẽ trọn một quán cà phê sân vườn, có cây cối để ngồi, để được thư giãn. Nhưng ở Hà Nội mọi người lại chọn một cách khác, không quá lộng lẫy, không âm nhạc ầm ỹ, cũng không quá rộng rãi. Ở Hà Nội, đặt một cái ghế xếp xuống cùng một cái bàn nhỏ ở một vỉa hè của một góc phố, thực khách có thể ngồi xuống uống một ly cà phê, rồi nói với nhau nhưng câu chuyên công việc, xã hội hoặc cũng có thể là những câu chuyện rất đời thường “anh A hôm nay mua một chiếc điện thoại mới, cô B mua một chiếc váy và rồi mọi người cùng nhau bàn luận về nó”. Cũng có thể là chuyện học hành của các bạn học sinh, sinh viên, hoặc chuyện yêu đương của tuổi đôi mươi mới lớn các bạn đem ra tâm sự cùng nhau.
  Cà phê vỉa hè không biết vô tình hay hữu ý trở thành nơi tâm giao của biết bao người, bao nhiêu câu chuyện. Điều này lí giải vì sao những quán cà phê vỉa hè – tuy là vỉa hè đấy nhưng không và chẳng bao giờ xảy ra những chuyện cãi vã, to tiếng với nhau, khác hẳn với một số quán nhậu, quán bar, sàn nhảy vẫn hay có hiện tượng này.
nguồn: intenet
nguồn: intenet
   Ngồi cà phê vỉa hè một mình là một chuyện cũng hết sức là bình thường, chỉ đơn giản là người ta muốn thưởng thức một ly cà phê đăng đắng, ngon ngọt, bùi bùi, thơm thơm để ngắm nhìn những dòng đời chầm chậm đi qua. Để thả hồn theo những âm thanh quen thuộc của cuộc sống, tiếng ỷ oi nói chuyện, tiếng động cơ xe máy, tiếng rao bán tào phớ, cốm xanh, xôi, chè.... đang diễn ra hàng ngày, hằng giờ, theo nhịp thở cuộc sống. Cảm giác ấy sẽ không thể có được khi bạn ngồi một quán cà phê sang trọng, kín cổng cao tường. Mà cảm giác đó một khi đã quen rồi thì chỉ cần 1 ngày không đi thôi cũng sẽ khiến cho bản thân thấy khó chịu và nhớ nó rất nhiều.    Có Những con phố như Nhà Thờ, Lý Thường Kiệt, Bà Triệu mà nếu bạn đi vào giờ trưa hoặc tối thì việc tìm được một bàn trống gần như là không thể. Việc bàn này đứng lên nhân viên chưa kịp dọn sạch đã có người mới ngồi xuống là một việc hết sức bình thường, do vậy việc các quán tận dụng tối đa không gian của vỉa hè để đặt một cái bàn một cái ghế là chuyện hết sức bình thường.     Kể cả những ngày Hà Nội có những trận mưa phùn chưa ngớt hoặc vừa qua, đường phố còn bẩn, thì việc mọi người đi cà phê vỉa hè chưa bao giờ hết nóng. Do vậy việc các chủ quán phải làm thêm mái che ngoài vỉa hè đề cho thực khác vừa ngồi uống một ly cà phê vừa ngắm mưa là hết sức bình thường. Mỗi quán cà phê sẽ có một công thức pha chế cà phê khác nhau để có một mùi vị khác biệt vừa tạo ra cái gu riêng của quán mà cũng để thực khách được mê mẩn hơn, và trở thành một thực khách trung thành của quán.
   Có người cho rằng, cafe vỉa hè ở Hà Nội pha rất ngon, rất đặc và thơm nên hút khách hơn hẳn các quán "sang - xịn - mịn". Thật ra có chăng nên nghĩ như thế này, cốc cafe tưởng chừng đơn giản ấy, ngon ở vị chỉ là một phần. Điều quan trọng hơn là sự "ngon lành" trong cái cảm giác ngắm nhìn phố phường thênh thang, tấp nập. Giữa bộn bề đông đúc ấy.
   Tất cả những điều ấy, vô tình tạo thành một thứ văn hóa thưởng thức cafe rất riêng. Và cũng góp phần tạo nên những con phố cafe vỉa hè, đang ngày một đông đúc hơn tại Hà Nội.