CON NƯA - Vietnamese Version of Fantastic Beasts and Where to Find Them 🐍🐍🐍
Chuyện về một loài sinh vật huyền bí ở Việt Nam, giống trăn nhưng không phải trăn, thở ra độc, mắt đỏ như lửa, phi gió bay vèo vèo... Người ta gọi đó là CON NƯA...!
Một loài sinh vật huyền bí được truyền miệng, được kể bởi ông bà, bố mẹ, ông hàng xóm, cô bán bún đầu ngõ, có vẻ bề ngoài khá giống con trăn, nhưng lại bò ngóc đầu, mắt đỏ như ảnh lửa, bay nhanh như gió, thở ra khí độc,... Người ta gọi đấy là CON NƯA 9 MŨI... Con nưa là con gì? Liệu một sinh vật độc địa, gian ác như vậy có thật hay không? Nguồn gốc của những câu chuyện trên mạng về con nưa là từ đâu?
Thứ nhất, về việc "con nưa 9 mũi" có thật hay không, thông qua cách hành văn của mình thì các bạn đã biết ý mình rồi đấy, mình khẳng định, nó không tồn tại. Vì sao có thể khẳng định được nó không tồn tại? Vì chưa có một bằng chứng khoa học, bất cứ một ghi nhận, bất cứ một hình ảnh, bất cứ một thông tin xác thực, đáng tin cậy nào về sinh vật đó, những lời truyền miệng không tính là bằng chứng đáng tin cậy. Cho đến hiện tại, Việt Nam ta đã ghi nhận 474 loài bò sát với 145 loài đặc hữu, danh lục các loài rắn nói riêng ở Việt Nam cũng đã được ghi nhận hết sức cụ thể, từ tên khoa học, vị trí phân bố, tập tính,...v.v, và không có loài nào có đặc điểm giống "con nưa 9 mũi" trong gần 230 loài rắn ở Việt Nam hết. Vậy có khả năng nào mà các nhà khoa học chưa khám phá ra con nưa không? Nói sơ sơ như thế này, những nhà khoa học (ở đây chỉ những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Sinh học) có nhiệm vụ ghi nhận, phân loại và nghiên cứu về những loài sinh vật sống, mục đích là để khai thác, sử dụng những đặc tính của chúng để phục vụ cho con người, và để bảo tồn chúng, tránh sụt giảm số lượng ngoài tự nhiên. Vậy thì hà cớ gì mà một loài rắn có nhiều đặc điểm thú vị như: phun được độc dưới dạng khí, thịt có độc, ngoại hình kỳ lạ,... lại không lọt vào mắt xanh của các nhà khoa học? Thậm chí, loài đấy còn rất dễ tiếp cận đến nổi theo "báo" viết thì người ta săn bắt và ăn thịt nó liên tục, quá hoàn hảo để nghiên cứu ấy chứ? Nói thêm về những loài bò sát và lưỡng cư ở Việt Nam, mỗi năm, có không dưới 10 loài mới được phát hiện ở nước ta, theo dữ liệu mình lấy từ các bài "báo" thì chuyện "con nưa 9 mũi" xuất hiện trên mạng sớm nhất vào khoảng năm 2017, chưa kể, theo những lời truyền miệng thì những câu chuyện về loài sinh vật huyền bí đó đã được lưu truyền từ thời ông bà, cha mẹ, cụ kỵ của người dân Việt Nam, có khi về cả từ thời Pháp thuộc (và nên lưu ý rằng người Pháp có nghiên cứu về hệ sinh thái của Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, thế nên mới có những bảng ghi chép, mẫu vật trong bảo tàng tồn tại từ thời Pháp thuộc), vậy thì vì sao cho đến bây giờ, con nưa đấy vẫn chưa được ghi nhận vào danh lục chính thức các loài động vật của Việt Nam? Vì nó không tồn tại thì ghi nhận kiểu gì!
Nếu muốn chứng minh một loài tồn tại, bước đầu tiên phải có hình ảnh rõ ràng, kèm theo nơi chụp được hình ảnh đó, những hình ảnh trôi nổi trên mạng không đáp ứng đủ yêu cầu để có thể dựa vào đó để làm căn cứ cho sự tồn tại của một loài sinh vật. Sau đây là một số những hình ảnh mình chụp màn hình lại từ những bài báo nói về con nưa, cùng phân tích xem những hình ảnh này thực hư như thế nào nhé!
- Số 1: Đây là một hình ảnh lấy từ danviet.vn, một trang báo mà chất lượng thông tin của nó không được cao lắm. Trong hình là một con trăn gấm - Python reticulatus (Schneider, 1801) - một loài trăn ở Việt Nam. Chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy rằng loài trăn này có nọc độc hay có độc trong da thịt, cho đến hiện tại, loài này được xem là không có nọc độc, độc tố, vũ khí chính để săn mồi và tự vệ của chúng là hàm răng lởm chởm đầy vi khuẩn với những chiếc răng hình móc câu gây ra thương tích nghiêm trọng bởi lực cắn và một cơ thể đầy cơ bắp để siết mồi. Ở Việt Nam chỉ ghi nhận 2 loài trăn thuộc họ Trăn (Pythonidae) là loài trăn gấm nói trên và trăn đất hay còn gọi là trăn Miến Điện - Python bivittatus (Kuhl, 1820) - và cả 2 loài này đều không có nọc độc, độc tố, chỉ săn mồi và tự vệ bằng cách cắn, siết chứ không tiêm độc (vậy thì lấy đâu ra một loài thứ 3 thuộc họ Trăn Pythonidae như những thông tin trôi nổi trên mạng nói).
- Số 2: Trăn cộc - Python cf. curtus (Schlegel, 1872) - một loài trăn không phân bố ở Viêt Nam, nhóm này mới chỉ được tìm thấy ở bán đảo Mã Lai, Sumatra và những đảo nhỏ quanh đó.
- Số 3: Đây là một trong những hình ảnh được truyền bá rất rộng trên internet khi người ta bàn tán về con nưa, trong hình là ảnh chụp màn hình của Wikipedia về một loài rắn mà không biết vì sao người Việt ta lại đặt tên cho nó là "rắn hổ bướm" trong khi nó không hề tồn tại ở Việt Nam. Rắn lục Russell - Daboia russelii (Shaw & Nodder, 1797) - phân bố ở Ấn Độ và những vùng lân cận như Sri Lanka, Bangladesh, Nepal hay Pakistan, khu vực phân bố của chúng rất rất xa Việt Nam. Có một người anh em của chúng phân bố ở khu vực gần Việt Nam là rắn lục Russell Xiêm - Daboia siamensis (Smith, 1917) - phân bố ở một số khu vực tại Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc, Đài Loan, nhưng tuyệt nhiên không có ở Việt Nam (Chaisakul et al., 2019, bản đồ ở dưới hình), thậm chí, vùng phân bố của chúng cũng rất xa đối với nước ta, vì vậy, cho dù là đi lạc đi nữa thì xác suất xảy ra cũng rất thấp chứ không phải cứ vài tháng lại có một tốp người vào rừng bắt ra ăn nhầm như "báo mạng" và những câu chuyện "ở khu tôi có ông kia...", "ở gần nhà tôi có bà nọ...".
- Số 1: Đây là một hình ảnh lấy từ danviet.vn, một trang báo mà chất lượng thông tin của nó không được cao lắm. Trong hình là một con trăn gấm - Python reticulatus (Schneider, 1801) - một loài trăn ở Việt Nam. Chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy rằng loài trăn này có nọc độc hay có độc trong da thịt, cho đến hiện tại, loài này được xem là không có nọc độc, độc tố, vũ khí chính để săn mồi và tự vệ của chúng là hàm răng lởm chởm đầy vi khuẩn với những chiếc răng hình móc câu gây ra thương tích nghiêm trọng bởi lực cắn và một cơ thể đầy cơ bắp để siết mồi. Ở Việt Nam chỉ ghi nhận 2 loài trăn thuộc họ Trăn (Pythonidae) là loài trăn gấm nói trên và trăn đất hay còn gọi là trăn Miến Điện - Python bivittatus (Kuhl, 1820) - và cả 2 loài này đều không có nọc độc, độc tố, chỉ săn mồi và tự vệ bằng cách cắn, siết chứ không tiêm độc (vậy thì lấy đâu ra một loài thứ 3 thuộc họ Trăn Pythonidae như những thông tin trôi nổi trên mạng nói).
- Số 2: Trăn cộc - Python cf. curtus (Schlegel, 1872) - một loài trăn không phân bố ở Viêt Nam, nhóm này mới chỉ được tìm thấy ở bán đảo Mã Lai, Sumatra và những đảo nhỏ quanh đó.
- Số 3: Đây là một trong những hình ảnh được truyền bá rất rộng trên internet khi người ta bàn tán về con nưa, trong hình là ảnh chụp màn hình của Wikipedia về một loài rắn mà không biết vì sao người Việt ta lại đặt tên cho nó là "rắn hổ bướm" trong khi nó không hề tồn tại ở Việt Nam. Rắn lục Russell - Daboia russelii (Shaw & Nodder, 1797) - phân bố ở Ấn Độ và những vùng lân cận như Sri Lanka, Bangladesh, Nepal hay Pakistan, khu vực phân bố của chúng rất rất xa Việt Nam. Có một người anh em của chúng phân bố ở khu vực gần Việt Nam là rắn lục Russell Xiêm - Daboia siamensis (Smith, 1917) - phân bố ở một số khu vực tại Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc, Đài Loan, nhưng tuyệt nhiên không có ở Việt Nam (Chaisakul et al., 2019, bản đồ ở dưới hình), thậm chí, vùng phân bố của chúng cũng rất xa đối với nước ta, vì vậy, cho dù là đi lạc đi nữa thì xác suất xảy ra cũng rất thấp chứ không phải cứ vài tháng lại có một tốp người vào rừng bắt ra ăn nhầm như "báo mạng" và những câu chuyện "ở khu tôi có ông kia...", "ở gần nhà tôi có bà nọ...".
Vậy thì nếu như không có sự tồn tại của sinh vật đó thì những câu chuyện về "con nưa 9 mũi" từ đâu ra? Dưới đây là một số đặc điểm của con nưa:
- Loài "nưa 9 mũi" có thể phun ra hơi độc => Hiện tại, ở Việt Nam chỉ ghi nhận được 3 loài rắn có khả năng phun độc đáng kể, cả 3 loài đều thuộc giống Rắn hổ mang thực sự Naja (Laurenti, 1768), nhưng chúng chỉ phun theo dạng tia và dạng giọt bắn, còn dạng hơi độc, khí độc thì chưa ghi nhận ở bất cứ một loài nào.
- Loài "nưa 9 mũi" có thịt chứa độc => Ở Việt Nam chỉ có một nhóm rắn có khả năng tiết chất độc ra từ da thịt, cụ thể là từ tuyến gáy sau cổ, đó là một số loài thuộc giống Rắn hoa cỏ Rhabdophis (Fitzinger, 1843) và tiêu biểu là loài rắn học trò - Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837) - rất phổ biến ở Việt Nam, loài này có khả năng tích độc của con mồi ở tuyến gáy sau cổ và tiết ra để tự vệ, ngoài ra, không có bất cứ loài nào thuộc họ Trăn Pythonidae có khả năng tích/tiết độc từ trong da thịt.
- "Nưa" có 9 lỗ mũi, trăn chỉ có 2 lỗ mũi => Thông tin này được miêu tả bới một người có vấn đề về quang học, cả 2 loài trăn tại Việt Nam đều có những hàng lỗ quanh mép (có thể người ta nhìn tưởng lỗ mũi rôi miêu tả nhầm cũng nên), những lỗ này được gọi là hố nhiệt (loreal pit) và chỉ được tìm thấy ở những loài rắn lục và trăn ở nước ta, vai trò của những hố nhiệt này là để xác định con mồi hoặc kẻ thù thông qua thân nhiệt, chúng hoạt động gần giống như những cái camera hồng ngoại.
- Mắt trăn có màu đen, còn mắt nưa có màu đỏ => Xin lưu ý rằng mắt của các loài trăn có cấu tạo đồng tử hình elip, vào ban ngày, đồng tử trăn khép hết cỡ, chỉ tạo thành một vệt dọc, để lộ ra phần mống mắt, ở loài trăn gấm, mống mắt có màu đỏ hoặc cam đỏ, ở loài trăn đất (trăn Miến Điện) thì mống mắt có màu nâu, vào ban đêm, đồng tử mắt trăn lại giãn ra hết cỡ nên mắt sẽ trông như có màu đen. Người xưa hay quan niệm rằng trăn chỉ hoạt động vào ban đêm, lúc đồng tử chúng giãn hết cỡ nên sẽ mặt định những loài mãng xà mắt đen láy hay bò vào ban đêm là trăn, ban ngày thì không thấy chúng nên sinh vật ban ngày trông giống con trăn với ánh mắt đỏ hoe chỉ có thể là một sinh vật khác, người ta bắt đầu gị nó là "con nưa 9 mũi".
- Có một số nguồn thông tin không chính thống khác cho rằng "nưa" thực chất là tên gọi chỉ con trăn trong ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số ở miền Núi, ngày xưa, khi ông bà chúng ta đi rừng, gặp người dân tộc thì do rào cản ngôn ngữ nên hiểu nhầm ý nhau và sinh ra "con nưa 9 mũi" như hiện tại.
Nếu như bảo con nưa không tồn tại thì những con rắn lớn người ta ăn vì sao lại nhập viện? Vì thịt rắn đâu có độc? Nhưng nó có vi khuẩn và ký sinh trùng! Trăn rắn thường dành thời gian ở trên mặt đất, nhất là loài hay bị gán cho cái tên "con nưa" nhất là trăn gấm, chúng thường trườn bò, thích trú ẩn ở các thảm lá mục, những hang hốc ẩm thấp nên chuyện trong da và thịt của chúng chứa ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh không có gì lạ, chưa kể, dân nhậu người Việt ta hay có trò uống tiết sống, ăn thịt tái, vì vậy, việc bị nhiễm ký sinh trùng qua đường tiêu hóa hông có gì lạ, triệu chứng rất giống với ngộ độc đối với những người không có chuyên môn y khoa. Tương tự, việc bị những loài rắn lớn như trăn đất hay trăn gấm cắn cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng vì cấu tạo răng hình móc câu, hướng ngược vào trong có chức năng giữ chặt con mồi có khả năng gây ra vết thương rất nham nhở, nghiệm trọng nếu không biết cách xử lý (hãy tưởng tượng về một chiếc lược mà mỗi răng lược là một chiếc móc câu, đưa nó lên da, kéo một phát và bạn sẽ hiểu), cộng với việc miệng các loài rắn lớn ấy cũng có không ít vi khuẩn, khả năng nạn nhân bị cắn bị nhiễm trùng, lở loét, hoại tử là rất cao, dễ bị nhầm là có độc.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về những chuyện truyền miệng về "con nưa 9 mũi", hạn chế đập chết, g.i.ế.t chóc những loài động vật vốn đã bị nguy cấp và đang được pháp luật bảo vệ. Việc nâng cao nhận thức của mọi người về những loài rắn ở Việt Nam vừa giúp giảm thiểu rủi ro bị tổn hại về sức khỏe và tiền bạc của con người, vừa giúp bảo tồn, bảo vệ các loài rắn Việt Nam nói riêng và hệ sinh thái Việt Nam nói chung, tránh việc lạm sát, chém bừa (như một kênh YouTube tên là TXT trước đây vài năm đã g.i.ế.t một con trăn gấm, một loài rắn lớn đang được pháp luật bảo vệ, một cách rất dã man vì đọc báo lá cải họ bảo là con nưa). Nếu bắt được/chụp hình được bất cứ một cá thể rắn nào mà mọi người nghĩ là "con nưa 9 mũi", mọi người có thể đăng lên nhóm hoặc liên hệ với các viện Sinh thái học ở Việt Nam để họ nghiên cứu và ghi nhận loài mới, xin cảm ơn! Chào thân ái và quyết thắng!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất