Có khi nào các bạn lên Youtube, Spiderum hay một trang Blog nào đó tìm cho mình một phương pháp kĩ năng để phát triển bản thân chưa ? Chắc là rồi nhỉ, ai đọc được bài này của tôi thì bạn chắc chắn 100% đã thực hiện rồi. Có phải lúc đầu chúng ta hừng hực khí thế bắt chước những phương pháp đó, để rồi sau một thời gian chúng ta quên đi các phương pháp, kỹ năng mà chúng ta muốn học. Sau đó là một chuỗi thất vọng kéo dài, mất đi niềm tin vào bản thân khi không làm được, thậm chí còn chê trách, chửi rủa, ghét thầm người đã dốc hết sức và tâm huyết để chia sẻ kiến thức cho chúng ta ? Thôi không dài dòng, tôi sẽ vào thẳng vấn đề luôn.
Unsplash
Unsplash
1. Tại sao chúng ta luôn thất bại với mọi phương pháp, kỹ năng ?
Chúng ta có làm nhưng không bao giờ đặt câu hỏi "tại sao ta dùng phương pháp đó, kỹ năng đó để làm cái gì". Ừ thì các bạn có thể nói rằng "người ta giải thích hết rồi, mắc mớ gì phải tìm hiểu"; "Người ta nói ra các bước hết rồi, tôi chỉ làm theo là ra kết quả thôi". Thực ra, những phương pháp kỹ năng trên, xuất phát từ kinh nghiệm của người đã tạo ra nó, họ chỉ truyền tải kết quả để cho bạn biết, còn quá trình như nào thì quá dài dòng, đâu ai trong chúng ta muốn đọc một tràng thất bại của họ sau khi họ tự đúc kết ra kinh nghiệm cho bạn đâu chứ ?
Tôi nói thật, những ai tài năng hơn bạn ngoài kia, họ không bao giờ rảnh rỗi ngồi dạy cho bạn "làm thế nào để...." khi thấy bạn gặp sai lầm. Vì kinh nghiệm của họ chỉ sinh ra sau bao lần họ đã vấp ngã trầy trật, bạn không phải là người trải nghiệm thực tế giống họ thì bạn không thể hiểu và làm theo như những lời họ nói được.
Vậy chỉ còn cách duy nhất là chúng ta phải thực hành thường xuyên những lý thuyết trên, để hiểu được ngọn ngành mọi vấn đề. Hơn là đọc lướt qua cho an tâm rồi vứt chúng vào một góc.
Giống như mấy bài viết về tâm lý hay nói "Các bạn phải đặt bản thân vào hoàn cảnh của người bệnh rồi mới hiểu tại sao họ lại như vậy". Ờ thì các bạn đã từng bị bệnh như người ta đâu mà biết tại sao =]]. Bị bệnh đi rồi hẵn biết.
2. Học và hành – InPut 20 và OutPut 80
Nguyễn Ái Quốc (ở giữa) - Thanh niên yêu nước học đa ngôn ngữ nhờ thực chiến - https://www.qdnd.vn/
Nguyễn Ái Quốc (ở giữa) - Thanh niên yêu nước học đa ngôn ngữ nhờ thực chiến - https://www.qdnd.vn/
Các bạn nghe mấy câu bên dưới có quen không ? Chắc nghe hoài thành chán, đôi khi bạn chả quan tâm.
“Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” – Hồ Chí Minh –
"Muốn nói được tiếng Anh tốt thì các bạn phải áp dụng nguyên tắc 80/20. Input (nghe và đọc chỉ ở mức 20) còn Output (viết và nói phải ở mức 80)" – Dân học ngoại ngữ hay nói với tôi câu này -
Thực ra để học bất cứ kỹ năng, phương pháp nào dù chỉ là vặt vãnh. Chúng ta đều phải thực hành sau khi tiếp thu kiến thức, chứ không phải cái kiểu note đôi ba dòng lại rồi vứt một xó với mong muốn "tôi ghi lại rồi nè, lâu lâu lôi ra là sẽ nhớ về những phương pháp, kỹ năng đó thôi". Thừa nhận với tôi đi, bạn vứt cái note vào một xó là nó tự động biến mất luôn, có phải không, với lại đâu có gì đọng lại trong đầu bạn đâu ?
Việc vô nghĩa mà chúng ta hay làm khi xem video có nội dung liên quan đến giáo dục
Việc vô nghĩa mà chúng ta hay làm khi xem video có nội dung liên quan đến giáo dục
Có phải các bạn ghét học thuộc bài hơn là làm bài tập đúng không ? Điều đó đúng đấy, học vẹt thì làm sao nhớ dai được, chúng ta thích làm nhiều hơn là vắt kiệt bộ não bằng một đống chữ khô khan.
Chúng ta đọc một quyển sách mà chẳng nhớ gì trong đó là do chúng ta không có môi trường thực tế để thực hành, không thực hành thì làm sao hiểu vấn đề, không hiểu vấn đề thì làm sao nhớ dai được. Đối với tôi, việc nhớ dai hay không nó phụ thuộc vào việc mà tôi đã làm và những vẫn đề mà tôi giải quyết được. Kiểu như mấy tay chơi game Soulslike ấy, cứ quay lại chơi game này sau một thời gian dài. Họ chỉ mất 15 đến 20 phút để nhớ lại cách đánh con boss mà họ đã từng đánh đi đánh lại con boss đó cả trăm lần.
Reddit.com
Reddit.com
Thế thì quy tắc Input 20 – Output 80 kia thì sao ? Đối với tôi (một người không bao giờ nhớ dai các lý thuyết), tôi thường xem những gì tôi đọc được chỉ là 20% cho dù các tác giả của các bài viết, sách dạy kỹ năng có đưa ra một tỉ lời giải thích dày cộm để cho tôi hiểu được vấn đề. Thay vào đó tôi sẽ thực hành 80% đối với những gì mà họ đang dạy cho tôi trong thời gian dài, để xem phương pháp này dùng như thế nào mới đúng, điểm mạnh và yếu của nó như thế nào. Và làm đi làm lại nó thường xuyên cho tới khi tôi cảm thấy phương pháp đó mượt mà trôi chảy sau hàng loạt những thực hành sai lầm. Nhiều người khuyên tôi phải dùng tư duy phản biện để loại bỏ những kỹ năng, phương pháp sai của các tác giả, những người dạy kỹ năng cho tôi. Nhưng tôi là người chưa đủ kinh nghiệm cho cái kỹ năng tư duy phản biện kia và tôi không phải là chuyên gia dạy kỹ năng cho người khác để mà biết được phương pháp nào đúng hay sai. Thà tôi tốn thời gian cho việc thực hành để biết kết quả như nào còn hơn là ngồi đó mà nghi ngờ người dạy tôi.
3. Làm thế nào để học và hành hiệu quả ?
Cái câu "Làm thế nào để..." dùng trong trường hợp chung chung không giải quyết bất cứ một vấn đề nào của tôi. Và đó là câu hỏi ngu nhất mà tôi có thể đi hỏi người khác. Tốt nhất là tôi phải thực hành để tìm ra những vấn đề của mình rồi tự giải quyết, hơn là nghe thiên hạ dạy tôi theo kiểu "Cách để cai nghiện Facebook, làm thế nào đeo đồng hồ đúng cách, làm thế nào để....."
https://unsplash.com/photos/PbzntH58GLQ
https://unsplash.com/photos/PbzntH58GLQ
Có 6 bước để học và hành hiệu quả (Còn các bạn muốn biến tấu thế nào thì tùy, mỗi người mỗi cách khác nhau mà, các bạn tự thực chiến thì sẽ biết. Đừng có áp dụng máy móc các bước của tôi)
Bước 1: Vấn đề của bạn đang đối mặt là gì ? Nó có phát sinh ra vấn đề nhỏ nào khác hay không ?
Lấy ví dụ cụ thể như trong trường hợp của tôi, tôi có cái tật hay trì hoãn. Tôi thường lên mạng tìm rất nhiều cách nhưng tôi chỉ xem cho vui thôi, rồi đâu lại vào đấy. Nhưng có một câu nói từ podcast của kênh HieuTV nếu tôi nhớ không lầm: "Việc anh chị cần hoàn thành thì anh chị cứ đánh lừa bản thân bằng cách tìm một vài công việc nhỏ để làm, sau khi cơ thể quen với việc ngồi vào bàn làm việc, cơ thể anh chị tự nguyện làm công việc quan trọng mà các anh chị mong muốn hoàn thành". Kết quả đến với tôi rất nhanh sau khi áp dụng theo lời khuyên này. Vậy là sự trì hoãn trong tôi ban đầu không còn, nhưng đâu phải lúc nào nó cũng thành công. Tôi bị sao nhãn do dùng smartphone, nơi làm việc quá ồn ào để tập trung, tôi bị mệt khi làm việc kéo dài,... những vấn đề nhỏ nhặt này làm tôi tiếp tục bị trì hoãn. Vậy là tôi phải đi tìm những phương pháp khác để triệt tiêu những vấn đề nhỏ hơn.
Bước 2: Tìm người có đủ khả năng làm bạn tin tưởng.
Lên mạng tìm cho bạn một vài youtuber hoặc các tác giả viết sách có kinh nghiệm trong lĩnh vực của họ. Nội dung trong sách, video của họ phải đủ các bước hướng dẫn bạn một cách cụ thể và có giải thích rõ ràng, nội dung tập trung một vài chủ đề đề nằm trong lĩnh vực mà họ hiểu, họ là chuyên gia. Tốt nhất là đừng tiêu thụ những nội dung ằm bà lằng, nó làm bạn rối hơn nếu bạn thực sự chưa trải qua vấn đề của họ.
Mấy kênh youtube hay sách kiểu thập cẩm là như nào ? Họ kể về họ nhiều hơn là về cách mà họ muốn dạy bạn. "Tôi đã sống như thế này, nhờ vào this vào that mà cuộc đời tôi thay đổi, bạn phải thực hiện ngay các bước abc để được xyz như tôi". Họ nói chơi qua về khả năng của họ để bạn trầm trồ, bắt lỗi người khác để gia tăng sự uy tín của họ lên. Họ chờ tới khi có đề nghị quảng cáo quăng vào tài khoản ngân hàng của họ, rồi mới bắt đầu nói ra những kinh nghiệm cơ bản mà thằng nào cũng biết, thậm chí nội dung mà họ nói nằm chình ình ở trong sách nhưng vì bạn quá lười đọc nên không biết. Đừng vội tức tối thù ghét những con người này, đơn giản là họ còn lo cho chén cơm manh áo, chả ai muốn làm free. Lời họ nói là thật, nhưng bạn đếch biết cách nào để làm được như họ cả. Nếu bạn là người thân với những người này, họ sẽ dạy bạn tốt hơn đấy. Còn nói đôi ba lời trên mạng, nó chẳng giải quyết vấn đề của đôi bên, nhiều khi còn làm bạn mất niềm tin vào những con người làm nội dung kiểu này.
Bước 3: Thực hành để biết bạn có những vấn đề nào. Và phương pháp kia nó hiệu quả lúc nào, ở đâu, vào việc gì của bạn.
Thực ra tôi không tin ai cả, cho đến khi vấn đề của tôi trở nên ngày càng trầm trọng. Tôi bắt buộc phải làm theo kinh nghiệm họ đã đưa ra. Tôi giải quyết sự trì hoãn công việc như cách mà HieuTV đã nói, từ đó tôi lại phát sinh ra những thứ vặt vãnh khác như mệt khi làm việc. Làm sao để hết mệt, tôi dùng pomodoro như tiến sĩ Chi Nguyễn - The Present Writer đã nói, mà dùng pomodoro lại cảm thấy kém hiệu quả vì tôi không biết tôi phải làm gì trong thời gian quy định sẵn.
À thì ra tôi quên bước lên kế hoạch làm việc, nhưng mà lên kế hoạch làm việc như nào ? Tiến sĩ nói chung chung quá, tôi không hiểu. Trong lúc tôi đang edit video, tôi mò đủ thứ, từ tìm hiểu cách phối màu, cách tạo hiệu ứng này kia, cách A, cách B, cách C. Tôi chợt nhận ra vấn đề nằm ở chỗ là tôi không có kết hoạch cụ thể nào cả, mọi phát sinh đều xảy ra khi tôi không biết trước việc tôi đang làm có vấn đề gì để giải quyết nhanh chóng. Từ những lần edit video sau, tôi đã biết quy trình rõ ràng trong việc edit video cần có những bước nào. Tôi hiểu rằng việc muốn hoàn thành nhanh công việc chỉ khi nào tôi hiểu được công việc của tôi là làm những việc gì, thì chuyện lập kế hoạch chi tiết trở nên rất dễ dàng, tôi chỉ cần bám theo kế hoạch đó mà hoàn thành chúng nhanh chóng hơn.
Bước 4: Chấp nhận chúng ta là người mau bỏ cuộc.
Chấp nhận ở đây đối với tôi không phải là "tôi như vậy đấy, tôi dốt, tôi lười nhác thì tôi không làm được". Thực tế thì vấn đề mà bạn đã nhanh chóng vứt vào một xó kia, có còn cách nào khác để giải quyết không ? Hãy đặt câu hỏi cho vấn đề đó, mà muốn đặt ra câu hỏi như nào thì phải thực hành với vấn đề mà bạn đang mắc phải, từ đó mới có câu hỏi để đặt ra được. Sau đó hãy đặt câu hỏi cho chị Google nhanh và luôn, rồi ta quay lại bước 2, tìm người khác mà bạn cảm thấy cách của họ phù hợp hơn người cũ để giải quyết vấn đề cho bạn. Còn lười hơn nữa là mua luôn các khóa học, mà mua khóa học sẽ cho bạn hai kết quả: 1. Bạn vỡ òa trong sự trầm trồ; 2. Bạn tiếc tiền và tức tối vì bản thân ngu dốt khi đã cúng tiền cho khóa học mà bạn đã biết rằng phương pháp của họ có đầy trên mạng. Nhưng mà đừng có rủa những khóa học trong kết quả 2 nhé, họ chỉ xếp lại đúng kết hoạch, lịch trình cụ thể để bạn đi nhanh hơn. Đôi khi họ còn chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ, những sai lầm mà họ đã mắc phải để cho các bạn phòng tránh.
Bước 5: Đánh giá lại cách của bạn so với cách của người dạy bạn.
Học trò thì phải hơn thầy chứ đúng không ? Nhiều vấn đề mà các phương pháp của người dạy bạn không đem lại hiệu quả, thì chính bạn sẽ là người giải quyết nó. Những kiến thức cơ bản mà họ đã dạy kĩ cho bạn là kiến thức nền vững chắc để cho các bạn thỏa sức sáng tạo. Sáng tạo ở đây đối với tôi không phải là bịa ra một việc gì đó cho khác người, khác biệt với thế gian. Mà là vấn đề bạn đụng phải sẽ luôn có cách do bạn tự nghĩ ra để giải quyết, dựa trên kiến thức nền vững chắc kia. Vậy là bạn đã tự đánh giá phương pháp, kỹ năng giữa người thầy và bạn rồi đó. Mọi vấn đề đã được giải quyết ổn thỏa, nếu ta học được hay tự tìm ra kỹ năng phương pháp mới để làm.
Bước 6: Tổng hợp lại các phương pháp, kĩ năng và dùng chúng nhiều lần.
Nếu đã hiểu ra rồi, thì làm ơn thực hành nhiều lầm để nhớ, để thành thói quen khó bỏ. Bạn thấy các chuyên gia chứ, nói thiên nói địa, nói gì cũng lọt vào tai bạn. Vì đơn giản họ đã tự giải quyết vấn đề của họ quá nhiều lần rồi. Nhớ ghi chú lại, mỗi lần lấy lú lú khi làm việc thì phải lôi ra đọc lại để coi như là việc tự nhắc nhở bản thân đi đúng đường. Giờ thì các bạn cứ lên youtube xem đi, mấy kênh youtube có nội dung thập cẩm kia nói có dúng không ? Họ chỉ tóm gọn lại kinh nghiệm của họ sau nhiều lần gặp sự cố mà thôi. Giống như cách cách mà bạn ghi chú lại phương pháp của bạn đấy. Giờ người ngoài nhìn vào ghi chú của bạn thì đố mà họ hiểu được gì vì bạn viết quá ngắn gọn, không kèm lời giải thích.
4. Kết.
Nhớ nhé, học phải đi đôi với hành. Muốn tán gái giỏi thì phải vừa học kinh nghiệm của mấy tay sát gái và vừa đi tán gái để có kinh nghiệm. Đừng có tin mấy ông chưa có bồ hay bô bô rằng tán gái phải thế này thế kia.
Viết văn cho được thì phải tập viết, đăng lên spiderum cho mọi người cùng xem và đánh giá. Nhờ vậy, tôi mới bỏ được cái tật viết sai chính tả, nhiều từ ngờ ngợ tôi không biết đúng hay sai thì tôi dùng google để kiểm tra lỗi chính tả của mình. Nhờ viết văn mà tôi không tự dưng quay lại phương pháp cũ thời còn đi học đâu, đó là lên giàn ý trước khi viết (điều mà tôi không bao giờ tin rằng giàn ý có hữu dụng, khi chính thằng bạn học giỏi hơn tôi, bắt tôi phải tuân thủ nguyên tắc này khi viết). Đã thế tôi còn biết cách tắt những chức năng auto gây khó chịu cho tôi trong word 2013, những auto này làm tôi khó chịu suốt một học kỳ làm đồ án tốt nghiệp. Tôi còn biết cách sử dụng các chức năng, các phím tắt nhanh để phục vụ việc chỉnh sửa nhanh văn bản của tôi. Nhờ đó mà việc sử dụng các phím tắt còn áp dụng lên tất cả các app khác trên laptop của tôi nữa.
Chào thân ái, chúc các bạn thành công.
(Để tôi tripple check lại văn bản trước khi đăng cái đã =]])