Tài liệu này trình bày một nghiên cứu về sự phát triển của công nghiệp Robusta ở Việt Nam. Tài liệu này tập trung vào các yếu tố cốt lõi tác động đến sự phát triển của ngành. Nó không phải nghiên cứu toàn diện về khu vực cà phê Việt Nam; các thông tin được trình bày tập trung vào cung cấp đặc trưng và phân tích về sự phát triển của cà phê Robusta tại Việt Nam và đặc biệt là các yếu tố nguy cơ của nông hộ. Hiểu rõ những nguyên nhân của sự phát triển này là bài học quan trọng cho sự phát triển trong tương lai của ngành cà phê Việt Nam cũng như sự đa dạng hóa các nông phẩm thông mại tương tự trên toàn cầu. Tài liệu này tổng hợp từ nhiều nguồn cùng với việc phỏng vấn trực tiếp nông dân bởi tác giả nhằm mục đích lột tả đặc tính của ngành, cũng như giải thích sự phát triển và đánh giá ảnh hưởng của nó lên các nông hộ nhỏ.

Đi đến cà phê Robusta đã thành công tại Việt Nam, không chỉ bởi vì kích cỡ của ngành mà còn vì tốc độ phát triển trong vòng 20 năm (1984-2004) . Bắt đầu từ thời điểm thống nhất năm 1975, khi đó chỉ có dưới 10,000 ha cà phê được trồng và đến năm 1984 là khoảng 29,500 ha. Và theo thông tin của VICOFA năm 2004 thì thời điểm đó có 506,500 ha cà phê được trồng tại Việt Nam; 480,000 ha Robusta chiếm 95% tổng số cây cà phê được trồng và 26,500ha Arabica chiếm 5% còn lại.
Nghiên cứu này tập trung vào Robusta khi nó đóng góp tới 95% sản lượng cà phê của Việt Nam.

Việt Nam phát triển thành công kiểu mẫu độc canh cho Robusta. Sản lượng lớn là chìa khóa của lợi nhuận, khi mà Robusta là mẫu câu trồng và sơ chế đơn giản. Ngành công nghiệp cà phê Việt Nam tập trung vào 5 tỉnh lớn được biết tới như khu vực Tây Nguyên. Trong quá trình 20 năn từ 1980 đến 2000, sản lượng cà phê Việt Nam tăng từ 8,400 tấn lên tới 900,000 tấn, tăng trưởng trung bình 25% mỗi năm. Việt Nam hiện tại (2006) là nhà sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới và là nơi sản xuất nhiều Robusta nhất thế giới. Sản lượng của Việt Nam chiếm 10% cà phê thế giới. Trong 5 năm (2001-2006), Việt Nam đã xuất khẩu trung bình 700,000 tấn cà phê mỗi năm với giá xuất khẩu từ 500USD đến 1000USD/tấn (giá trị quy đổi khi làm nghiên cứu là 1usd =16000vnd) và tổng giá trị xuất khẩu là từ 350 dến 700 triệu USD. Tuy nhiên, giá cà phê cao vào giữa những năm 1990 đã dẫn tới việc tập trung mạnh vào hệ thống độc canh Robusta. Khi mà giá cà phê thế giới xuống thấp kỉ lục diễn ra vào những năm 2000-2004, rất nhiều hộ trồng cà phê đã bị ảnh hưởng. Giá cà phê thế giới hồi phục vào năm 2006 và một lần nữa trở lại điểm đem lại lợi nhuận cho nông dân trồng Robusta Việt Nam.
So sánh với Arabica, 1kg Robusta có giá trị thấp hơn. Tuy nhiên, Robusta sẽ có lợi nhuận khi sản xuất số lượng lớn. Nông dân cũng có lợi bởi hệ thống marketing rất minh bạch và cạnh tranh ở Việt Nam, nơi mà hơn 90% phí Free On Broad là do nông dân trả.

Tổng hợp những yếu tố đã mang lại thành công cho ngành công nghiệp Việt Nam gồm có:
- Đợt di dân khổng lồ : Dân di cư có tổ chứ hay tự do tới vùng Tây Nguyên với nhiều tài nguyên chưa được khai phá được được khuyến khích bởi Chính phủ. Dân số khu vực này tăng từ 1,5 triệu năm 1975 lên tới 4,2 triệu vào năm 2000
- Thổ nhưỡng: Một vùng rộng lớn với đất đai và nguồn nước mà hầu hết chưa được khai phá, thích hợp cho trồng cà phê. Vùng đất này là Tây Nguyên, một cao nguyên màu mỡ với các dân tộc thiểu số sinh sống.
- Chính sách: Mở cửa thương mại tự do và tái thiết đất nước vào cuối những năm 80-90 đã cho phép nông dân phát triển ngành công nghiệp và gặt hái lợi nhuận.
- Lựa chọn nông sản: Lựa chọn 1 nông sản “thân thiện với nông dân” như cà phê Robusta – lí tưởng với đất đai và khí hậu cũng như dễ trồng, sơ chế, bảo quản, thương mại và vận chuyển, những yếu tố này dễ dàng chiếm lấy vị trí của các nhà sản xuất khác trên thế giới.
- Công nghệ: Công nghệ đã tăng gấp đôi sản lượng trên mỗi ha ở Việt Nam từ dưới 1 tấn/ha lên tới hơn 2 tấn/ha – gấp hơn 2 lần sản lượng trung bình các nước trong khu vực.
- Giá cà phê tăng: Giá cà phê cao vào những năm 1990 là một tín hiệu mạnh cho người nông dân. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trung bình mỗi năm tăng từ 800USD/tấn vào cuối những năm 1980 đạt tới 2393USD/tấn vào năm 1994. Giá cà phê giảm dần xuống 1200USD/tấn vào năm 1999. 
Ngành cà phê Việt Nam phát triển cùng với những cái giá phải trả, cả con người và môi trường. Cuộc sống của người dân tộc bản địa, mất rừng, hao mòn đất đai và ô nhiễm nguồn nước là những vấn đề nhức nhối bắt nguồn từ trồng cà phê. Và trên quy mô toàn cầu, sự phát triển đơn lẻ của Việt Nam đạt được phần lớn bằng cách chiếm lấy thị trường của các nhà sản xuất cà phê khác, hầu hết là các nước Châu Phi.
Những bài học có được từ nguy cơ của độc canh. Nhiều nông dân tìm cách đa dạng hóa trang trại của họ để giảm nguy cơ trước những biến động giá lớn trong thị trường cà phê trong tương lại. Những chiến lược dài hạn cần có để bảo vệ người nông dân trước những biến động giá không thể tránh khỏi trên thị trường cà phê thế giới. Thách thức cho ngành cà phê Việt Nam là phát triển chiến lược thích hợp cho cây trồng lâu năm với kĩ thuật cơ sở tốt. Để làm được những điều này hiệu quả, ngành cà phê cần chỉ ra những vấn đề như quản lí nguy cơ cho nông hộ bằng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng canh tác phù hợp với đảm bảo duy trì tài nguyên nước, đất cũng như sử dụng hiệu quả yếu tố đầu tư như phân bón và nhân công.
Tài liệu nguồn: