CHUYỆN VỀ ĐOÀN NGHỆ THUẬT HÁT BỘI AN NHƠN
Những cảm nghĩ xuất hiện trong một buổi chiều thấy lại Đoàn hát bội quê nhà....
Những cảm nghĩ xuất hiện trong một buổi chiều thấy lại Đoàn hát bội quê nhà.
Một buổi trưa, trời mưa vần vũ bên ngoài, tranh thủ ôn bài và trong lúc lang thang trên youtube tìm "tư liệu sinh động" thì mình bắt gặp một video có tựa là "Chuyện về đoàn nghệ thuật hát bội An Nhơn". Xem video, bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về trong mình. Mình sẽ không nói về nguồn gốc, những giá trị lịch sử văn hóa hay là kỹ thuật hát bội, vì mình đâu có biết.
Những kép, những đào hát bội ở quê mình, là những người nông dân thực thụ. Ban ngày họ quần quật ngoài đồng ruộng, làm công việc lao động sản xuất như bao người thôn quê khác. Ban đêm, khi ánh đèn sân khấu sáng lên ở những buổi lễ ở miễu xóm hay tiết thanh minh, lễ cầu Ngư,... thì họ lại khoác lên mình những bộ cánh diễn, tô vẽ những gương mặt trắng của quan văn hay mặt đỏ của quan võ, những đôi giày có mũi nhọn cong cong như mũi con thuyền. Họ trở thành những người nghệ sĩ, nghiệp dư, mang những tích tuồng, tân truyện cùng tiếng trống chầu vang vọng giữa màn đêm tịch mịch chốn thờ cúng linh thiêng.
Ở quê mình ngày trước, khi thế hệ ông bà mình còn ở độ tuổi lục tuần thì ở các buổi lễ như thanh minh, cúng miễu,... những dịp tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng quan trọng đều mời những đoàn hát bội có tiếng về biểu diễn ở sân khấu được dựng trước miễu. Đó là một nét truyền thống đẹp đẽ còn tồn tại đến lúc ấy.
Một vở tuồng được diễn rất đa dạng về nội dung, từ những tích cổ hay tân truyện được biên soạn lại thành tuồng, mang nội dung "Trung quân, ái quốc". Nhớ khi còn nhỏ, lúc ba đèo chị em mình lên xóm trên để cùng bà xem hát bội là lúc chập choạng tối. Xung quanh là những hàng ăn mở tạm phục vụ bà con xem hát, đám trẻ con đến sớm thì ríu rít rủ nhau xem các cô các bác trang điểm sửa soạn ở sau sân khấu.
Trước sân khấu là nơi đặt mấy cái trống chầu, những người được ngồi vào gõ trống là những người lớn tuổi, họ gõ trống theo nhịp người hát trên sân khấu, càng dồn dập khi người hát diễn hát một đoạn hay. Để thể hiện niềm yêu thích cũng như khích lệ người hát, tiền được buộc vào cái dùi trống, ném lên cho người hát trên sân khấu bắt lấy, động tác vẫn vô cùng tự nhiên và uyển chuyển. Tháo tiền ra, người phục vụ bên trong chạy ra đón lấy, người kép hát ném trả lại cho người cầm chầu cái dùi. Những thẻ tre cũng được buộc tiền để ném lên sân khẩu, tiếng kêu giòn giã lách cách, người phục vụ trong đoàn hát sẽ phụ trách tháo tiền ra khỏi thẻ tre, cho lại vào rổ mang xuống sân khấu. Ngoài tiền hát được thỏa thuận cứng từ đầu, thu nhập của đoàn hát cũng đến từ tiền "boa" của người xem lúc diễn tuồng.
Trước sân khấu là nơi đặt mấy cái trống chầu, những người được ngồi vào gõ trống là những người lớn tuổi, họ gõ trống theo nhịp người hát trên sân khấu, càng dồn dập khi người hát diễn hát một đoạn hay. Để thể hiện niềm yêu thích cũng như khích lệ người hát, tiền được buộc vào cái dùi trống, ném lên cho người hát trên sân khấu bắt lấy, động tác vẫn vô cùng tự nhiên và uyển chuyển. Tháo tiền ra, người phục vụ bên trong chạy ra đón lấy, người kép hát ném trả lại cho người cầm chầu cái dùi. Những thẻ tre cũng được buộc tiền để ném lên sân khẩu, tiếng kêu giòn giã lách cách, người phục vụ trong đoàn hát sẽ phụ trách tháo tiền ra khỏi thẻ tre, cho lại vào rổ mang xuống sân khấu. Ngoài tiền hát được thỏa thuận cứng từ đầu, thu nhập của đoàn hát cũng đến từ tiền "boa" của người xem lúc diễn tuồng.
Ngồi hai bên sân khấu là đội nhạc, gồm đầy đủ ba bộ: bộ hơi, bộ dây, bộ gõ. Bộ gõ gồm trống chiến, thanh la và mõ. Bộ hơi có kèn bầu. Bộ dây là đàn nhị chính.
Giáo sư Hoàng Chương cho rằng "tuồng không chuyên Bình Định hát hay hơn tuồng chuyên nghiệp" bởi vì tuồng không chuyên ở Bình Định có truyền thống biểu diễn liên tục và họ còn sống bằng nghề. Ở Bình Định, có nhiều huyện có đoàn hát bội mà mỗi huyện cũng lại có những đoàn hát khác nhau. Nếu không hát hay, thì không được mời diễn, vậy nên họ phải giỏi nghề, phải hát hay.
Giáo sư Hoàng Chương cho rằng "tuồng không chuyên Bình Định hát hay hơn tuồng chuyên nghiệp" bởi vì tuồng không chuyên ở Bình Định có truyền thống biểu diễn liên tục và họ còn sống bằng nghề. Ở Bình Định, có nhiều huyện có đoàn hát bội mà mỗi huyện cũng lại có những đoàn hát khác nhau. Nếu không hát hay, thì không được mời diễn, vậy nên họ phải giỏi nghề, phải hát hay.
Người xem hát lần lượt kéo đến, ai đến sớm thì chọn được chỗ ngồi đẹp,
chính giữa, gần sân khấu. Chỗ được chọn là một khoảng đất trống, lất
phất vài cọng cỏ, trải thêm cái túi "cám cò" nữa là thành chỗ xem kịch
hạng nhất!Một vở kịch được diễn vào khoảng 3 đến 4 đêm, bắt đầu từ lúc 7-8 giờ tối đến 11-12 giờ đêm. Người xem chủ yếu là các ông các bà, ngồi xem từ đầu chí cuối, đám con nít đi theo xem thì ít, chơi thì nhiều, như mình chẳng hạn. Các anh, các bố, các mẹ, các chị thì đứng ngồi ngoài rìa sân để xem, trên yên xe.
Mình còn nhớ, khi mình hãy còn bé, xóm mình ở nghèo hơn xóm bên cạnh nên những dịp lễ mà còn có cả hát bội thì hiếm hoi hơn xóm bên vì kinh phí để mời một đoàn hát bội đến hát những 3-4 đêm liền thì cũng cần sự chung tay của cả xóm, khi ấy kinh tế hãy còn chưa phát triển lắm và đèn đóm thì chập chờn liên miên. Bây giờ, kinh tế khá giả hơn ngày trước nhiều, nhưng "thế hệ trước" nhiều người đã không còn, số lượng khán giả yêu thích Hát bội khá là ít ỏi. Phần vì bộ phận người trẻ như mình, không có những kiến thức căn bản cũng như sự nhẫn nại để xem một vở tuồng diễn trong 3-4 đêm liền mà quen đắm mình những video dài 1-2 phút những kiểu giải trí "mì ăn liền".
Mình còn nhớ, khi mình hãy còn bé, xóm mình ở nghèo hơn xóm bên cạnh nên những dịp lễ mà còn có cả hát bội thì hiếm hoi hơn xóm bên vì kinh phí để mời một đoàn hát bội đến hát những 3-4 đêm liền thì cũng cần sự chung tay của cả xóm, khi ấy kinh tế hãy còn chưa phát triển lắm và đèn đóm thì chập chờn liên miên. Bây giờ, kinh tế khá giả hơn ngày trước nhiều, nhưng "thế hệ trước" nhiều người đã không còn, số lượng khán giả yêu thích Hát bội khá là ít ỏi. Phần vì bộ phận người trẻ như mình, không có những kiến thức căn bản cũng như sự nhẫn nại để xem một vở tuồng diễn trong 3-4 đêm liền mà quen đắm mình những video dài 1-2 phút những kiểu giải trí "mì ăn liền".
Lúc được xem thì mình hãy còn bé lắm và phần nhiều là tót đi chơi cùng hội bạn, lúc xem cũng không hiểu gì nhiều vì mình thấy giọng hát bội khá khó nghe. Có một lần mình học cấp 3, bỏ lớp học thêm để dừng lại bên một đoàn hát bội ở xã khác. Mình có hỏi một chú về tuồng đang diễn trên sân khấu, tên thì mình không nhớ nhưng tuồng này là tân truyện được soạn lại để diễn. Và nội dung thì chú nắm rõ trong lòng bàn tay rồi.
Có một lần, mình cùng mẹ xem, mẹ mình cũng không thường xem hát bội, vì mẹ về làm dâu từ một vùng quê khác, xa. Mẹ chăm chú nghe và cũng bảo mẹ nghe câu được câu mất, nhưng vẫn tóm lược được nội dung buổi diễn cho mình nghe. Mẹ bảo, thường thì nội dung này những người xem, những người nông dân ban ngày lao động chân lấm tay bùn, đều đã thuộc làu làu. Không chỉ một mà còn rất nhiều, chỉ là mình không biết về những giá trị này, những giá trị tưởng rất gần gũi nhưng không được tưới tắm dài lâu. Những gì còn sót lại là những câu kể hiếm hoi, về những người am hiểu văn hóa dân gian truyền miệng, về một người phụ nữ không biết chữ lại thuộc tất cả những câu Kiều hay Lục Vân Tiên. Mà có lẽ, không phải là một mà là nhiều những người vô danh như thế, đã từng là nhân chứng cho một nền văn hóa ngôn từ.
Hôm nay, khi bắt gặp đoạn video ấy, trong lòng mình lại dâng lên một nỗi hoài niệm về những kí ức xa xôi, những đêm khi điện vẫn còn là những đêm bật tắt, những đứa trẻ đen nhẻm chân đất lấm lét đứng xem hóa trang, là những gì gần gụi nhưng cũng xa xôi mất rồi.
P/s: mình rất muốn truyền tải những hiểu biết về Hát bội đến với mọi người nhưng kiến thức lại hạn hẹp. Nên qua bài viết này, chỉ mong cho mọi người thấy được góc nhìn cũng như cảm tình của mình đối với loại hình Hát bội ở quê nhà. Nếu có điều gì sai sót, mong mọi người góp ý xây dựng. Xin cảm ơn mọi người đã đọc bài viết đầu tiên của mình.
Hôm nay, khi bắt gặp đoạn video ấy, trong lòng mình lại dâng lên một nỗi hoài niệm về những kí ức xa xôi, những đêm khi điện vẫn còn là những đêm bật tắt, những đứa trẻ đen nhẻm chân đất lấm lét đứng xem hóa trang, là những gì gần gụi nhưng cũng xa xôi mất rồi.
P/s: mình rất muốn truyền tải những hiểu biết về Hát bội đến với mọi người nhưng kiến thức lại hạn hẹp. Nên qua bài viết này, chỉ mong cho mọi người thấy được góc nhìn cũng như cảm tình của mình đối với loại hình Hát bội ở quê nhà. Nếu có điều gì sai sót, mong mọi người góp ý xây dựng. Xin cảm ơn mọi người đã đọc bài viết đầu tiên của mình.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất