Hết việc chứ không hết giờ, văn vở về văn hóa làm việc
"Hết việc chứ không hết giờ" - Đây là câu nói mà mình nhận được từ 5/7 người sếp mình từng làm việc....
"Hết việc chứ không hết giờ" - Đây là câu nói mà mình nhận được từ 5/7 người sếp mình từng làm việc.
Và khoan hãy đi sâu vào việc phân tích rằng câu nói này đúng hay sai, có đậm mùi "tư bản" hay không. Nhưng bạn có đồng ý với mình? Rằng câu nói này khá là truyền cảm hứng đấy chứ.
Lại chả vậy! Nhất là đối với những ai workhard và kiểu kiểu hustle như mình.
"Hết việc chứ không hết giờ" - Hiểu sao ta?
"Hết việc chứ không hết giờ" là một câu nói mà mình cho rằng, nó mang tính chất thể hiện một văn hóa học và làm việc hướng đến mục tiêu cụ thể, cái đích cuối cùng thay vì chăm chăm vào việc bạn đã học, làm bao nhiêu giờ, bao nhiêu ngày.
Thời gian có ý nghĩa đách gì chứ? Khi mọi việc vẫn còn đó dang dở, vẫn còn đó những sự chưa chỉnh chu, và vẫn còn đó những khoản trống chờ đợi tài năng của bạn lấp vào.

Nguồn: Pinterest
"Hết việc chứ không hết giờ" là văn hóa làm việc cống hiến, theo đuối sự hoàn thiện, thay cho quá trình.
"Tôi không cần biết bạn đã làm gì và làm như thế nào, chưa hết việc là chưa hết việc."Trích lời ông sếp nào đó từng nói với mình năm 2021
Đấy là câu mà mình đã nghe xuyên suốt gần 5 năm kể từ lần đầu bước chân ra xã hội học tập và làm việc vào năm 2018.
Thời gian đầu, thật sự mà nói thì mình nghe câu nói này xong mình thấy đã lắm, và tự hào lắm khi câu này lại được chính bản thân mình nói ra - Một phiên bản mình cực kỳ trâu bò và máu chiến, chăm chỉ cày cuốc và cống hiến và...
...mãi vẫn đ** hết việc. Thế mới cay!
Sau này, khi đã biết cách nhìn nhận sự việc xung quanh một cách tổng quan hơn, mình nhận ra rằng. Bạn chẳng thể nào làm "hết việc" được. Kể cả bạn có 68 giờ/ ngày, phân thân hay là một thiên tài đi chăng nữa.
Sẽ luôn có một việc gì đó đợi chờ bạn đến và hoàn thành nó.
Tại sao ư?
Nếu bạn là nhân viên, Khi bạn làm hết việc, bạn sẽ có việc mới. Bạn chưa hết việc, bạn sẽ được "cộng dồn" việc mới.
Nếu bạn là chủ, tuyệt vời, bạn sẽ phải ngồi suy nghĩ thêm việc cho nhân viên của mình, suy nghĩ thêm việc cho cả chính bản thân mình nếu như bạn không muốn mình đi lùi so với thị trường.
Và đó, là một cuộc đua không bao giờ kết thúc
Hiểu đúng
"Hết việc chứ không hết giờ" - Hiểu đúng câu nói này nên là việc bạn phải hoàn thành các công việc được đề ra trong kế hoạch tháng/tuần/ngày thay vì chăm chăm đến việc làm 8 tiếng/ ngày.
Tuy nhiên thì, cuộc đời đôi lúc không đơn giản như vậy.

Nguồn: Pinterest
Bạn lập cho mình một chiếc To do list mỗi ngày và cuối ngày, khi nhìn lại thì bạn mới chỉ hoàn thành được 1/2 hoặc 1/3 hoặc thậm chí là 1/5 cái list đấy.
Và cảm giác của bạn lúc này là "chán vãi". Đôi khi là nản và cảm thấy bản thân mình thất bại.
Và bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng, trong một bản kế hoạch, một cái to do list thì đôi khi chỉ có một vài đầu việc thực sự quan trọng, một vài đầu việc khác "có cũng được, không thì chả ảnh hưởng gì".
Hay như khi đang trong quá trình xử lý công việc, bạn nhận ra rằng ở giai đoạn này, các công việc đấy sẽ chẳng còn quá quan trọng nữa....
Và đó là khi, mình nhận thấy câu nói trên nên là "Đúng việc, đúng giờ"
Đúng việc, đúng giờ - Văn hóa làm việc dựa trên hiệu suất
Từ đầu 2022, mình đã thực sự nghiêm túc nhìn nhận về vấn đề hiệu suất của công việc và cuộc sống. Và đây là điều mà mình nhận ra...
Thay vì cứ chăm chăm vào khối lượng công việc, cái To do list dài tận 2 trang đang chực chờ nước mắt của bạn mỗi khi nhìn vào. Thì bạn hãy quan tâm đến số giờ thực sự bạn dành ra cho công việc và những đầu việc bạn sẽ làm trong ngày.
Vì 8 tiếng, đó là 1/3 ngày của bạn. Bạn còn rất nhiều thứ để làm bên cạnh công việc như hẹn hò, phát triển bản thân và đọc bài viết của mình trên Spiderum.
Do đó, bạn cần một kế hoạch chọn việc - Đúng việc, trong thời gian quy định - Đúng giờ.
Nếu không làm thì có sao không? Chả sao cả, bạn lại trở về guồng quay "không bao giờ hết việc" thôi.
Bằng cách xác định từng cột mốc trong từng giai đoạn phát triển, bạn sẽ có cho mình checklist các công việc cần được hoàn thành. Và theo nguyên tắc 20/80 thì chỉ có 20% khối lượng công việc của bạn sẽ đem đến 80% giá trị cho những gì bạn làm.
Đó là đúng việc!
Ơ còn những đầu việc nhỏ nhỏ khác thì sao? - Thì kệ m* nó đi, từ rồi tính tiếp.
Chọn lọc ra từ 1-3 đầu việc chính mà bạn sẽ dành 4-6 tiếng mỗi ngày để xử lý, dồn hết tâm trí lực vào đó và hoàn thành chúng trước giờ tan làm hoặc khung thời gian mà bạn quy định.
Đó là đúng giờ!
Đây là cách giúp mình cân bằng công việc và phản pháo câu nói "Hết việc chứ không hết giờ" của mấy sếp.
Mình luôn là người rời khỏi công ty đầu tiên, và dự án của mình luôn On point! Tại vì sao, vì mình Chọn đúng việc - và làm đúng giờ.
2 key chính này giúp mình thoải mái hơn với công việc, và có nhiều thời gian để suy nghĩ về những điều mình sẽ làm nhằm nâng cao giá trị của mình. Thay vì ngồi làm hàng đống thứ linh tinh để "hết việc" theo ý mấy sếp.
Và đối với mình, đấy mới là productivity, là nền tảng đánh giá hiệu suất mà mình và các bạn cần phải theo đuổi.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất