1. Định nghĩa thông điệp nhảm

Cơn đói content và sự hỗn loạn phát ngôn trên mạng xã hội khiến ai cũng có thể thốt ra thông điệp đầy triết lý, sự tích tụ yếu tố trên đã cấu thành môi trường mạng đầy rẫy những quan điểm cá nhân không qua kiểm chứng nhưng vẫn được củng cố mãnh liệt bằng niềm tin. Đây là hậu quả của hiện tượng VĂN TRIẾT BẤT PHÂN và một xã hội nhiều cảm tính hơn lý trí.
Thông điệp nhảm thường có đặc điểm: một đoạn thông tin ngắn thể hiện quan điểm về chủ đề tình yêu, cuộc sống, xã hội... thoạt đọc hay nghe thì rất bắt tai bởi quan điểm đó được cấu thành bằng ngôn từ hoa mỹ, triết lý " con cóc" để cố tình lý tưởng hoá, lãng mạn hoá, thần thánh hoá khái niệm nhằm mục đích gây ấn tượng với người đọc, cố tình lạm dụng sự kích thích trong cảm xúc để khoả lấp đi sự thiếu chắc chắn trong lập luận và chứng cứ. Những câu nói đó thường là những câu khẳng định và bó hẹp tâm trí người đọc bằng sự mù mờ về thông tin, điều kiện cụ thể khi thông điệp đó được phát ra, điều đó làm tê liệt tư duy và ta buộc phải tin đó là một hiện thực.
Một thông điệp nhảm nhí điển hình
Một thông điệp nhảm nhí điển hình
Trong bài viết này tôi muốn đề cập tới thông điệp nhảm tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như: văn bản, audio, hình ảnh, video cho tới caption, drama và celeb.
Một trò đùa vô duyên và láo xược
Một trò đùa vô duyên và láo xược
Sau đây, tôi sẽ phân tích những thông điệp nhảm dưới góc nhìn tâm lý và chỉ ra tại sao tiêu thụ chúng lại làm hỏng mindset.

2. Cách thông điệp nhảm tác động tâm lý

2.1 Hiện tượng Gaslighting ( một thủ thuật thao túng tâm lý)

Hình thức lạm dụng tâm lý hoặc cảm xúc, trong đó kẻ lạm dụng sử dụng thông tin bị bóp méo, thiếu sự thật khiến nạn nhân ban đầu lo lắng, bối rối rồi dẫn đến nghi ngờ giá trị, trí nhớ, óc phán đoán của mình và mất dần đi cảm nhận về thực tế được gọi tên là Gaslighting trong tâm lý học, đây là nguyên nhân những thực thể nổi tiếng gây được ấn tượng lớn và lời nói của họ cũng dễ dàng được lắng nghe nhiều hơn người bình thường.
Ngoài ra, trong tâm lý học chúng ta còn có khái niệm Subliminal Suggestion ( ám thị dưới ngưỡng tuyệt đối), hiểu nôm na là những kích thích giác quan chỉ có thể được phân tích bởi não bộ khi kích thích đó đủ mạnh vượt qua ngưỡng tuyệt đối trên, mỗi người sẽ có một ngưỡng tuyệt đối riêng, những kích thích không vượt qua ngưỡng tuyệt đối sẽ không mất đi mà sẽ tồn tại trong biển tiềm thức. Ám thị xảy ra khi thông điệp tích tụ dưới ngưỡng tuyệt đối. Khi những kích thích từ môi trường (từ ngữ, ký hiệu, âm thanh) được cảm nhận và ghi dấu, nó sẽ dần thâm nhập vào trí nhớ và tăng dần khả năng thuyết phục, từ đó, chúng ta cũng dần thay đổi hệ thống tư duy theo một xu hướng định sẵn và tăng khả năng đưa ra hành vi theo xu hướng đó. Trong Phật giáo, chúng ta có khái niệm huân tập ( Vàsanà) tương đương với hiện tượng trên.
Dưới đây tôi có một ví dụ về hiện tượng ám thị trên:
" Đúng sai không quan trọng bằng niềm vui của em"
" Người đàn ông yêu em thật lòng sẽ luôn sẵn sàng thay đổi cả thế giới vì em"
" Em cần một người đàn ông luôn nuông chiều em"...
" Ru ngủ" chính là từ miêu tả chính xác cho bản chất loại content này. Phong trào ngôn tình mang đến những định nghĩa được người viết đặt ra để gieo vào đầu người đọc những tưởng tượng rực rỡ, sang chảnh, êm đềm. Sở dĩ tôi bài xích content trên bởi nó quá phi thực tế, quá tập trung hưởng thụ tinh thần để rồi bỏ quên những giá trị thật, theo tôi, đây là một dạng ám thị độc hại, nó hình thành bên trong người tiếp nhận những giá trị ảo và mưu cầu vô độ một hạnh phúc không có thật. Thời bây giờ, người ta dường như nghiện tiêu thụ loại " ma tuý tinh thần" mang tên ngôn tình, họ liên tục phóng đại và ám ảnh về tình yêu và tình dục.
?
?
Ngoài ra, không ít những tác phẩm giải trí đã lợi dụng hình tượng hào nhoáng bên ngoài để che đậy sự xấu xí, nhảm nhí bên trong nhằm tuyên truyền lối sống hưởng thụ truỵ lạc và làm màu.

2.2 Khủng hoảng danh tính ( Identity crisis)

Khái niệm khủng hoảng danh tính được đề cập bởi nhà tâm lý học Erik Erikson, trong đó, khủng hoảng danh tính xảy ra khi hệ thống giá trị của một người chưa định hình, có thể hiểu nôm na, người vướng vào khủng hoảng danh tính sẽ đặt ra câu hỏi " tôi là ai giữa cuộc đời này?", " tôi sống vì điều gì?". Khủng hoảng này là một giai đoạn phát triển không đáng lo ngại nếu chúng ta thừa nhận và cải thiện tích cực, song, nó cũng không kém phần nguy hiểm nếu ta "nhiễm" những giá trị ngắn hạn, độc hại. Không may, những giá trị ngắn hạn và độc hại lại là thứ tràn lan mất kiểm soát trên mạng xã hội ngày nay. Một ví dụ nhỏ, không ít người đã đồng hoá bản thân với cái xấu chỉ với mục đích thể hiện cái tôi, những khái niệm như trap boy, trap girl, dân chơi đều thuộc thể loại này.
Dưới đây, tôi có một số ví dụ khác:
Rõ ràng trải qua nhiều biến cố cho đến hiện tại, ta nhận ra giới truyền thông, giải trí không hề là một hình tượng hoàn hảo như hằng tô vẽ, tuy nhiên, hiện tượng gaslighting từ celeb làm nhiều người chưa trưởng thành về mặt bản sắc rất dễ bị ảnh hưởng nếu khía cạnh self esteem ( tạm dịch: lòng tự trọng) hay chính kiến thấp. Nếu bạn thường xuyên tự ti và bị khuất phục khi so sánh bản thân với celeb thì bạn có thể đang mắc vào hiện tượng trên. Như là một hệ quả, bạn dễ bị " thôi miên" bởi nhân cách và tư tưởng của họ, bạn dần hoà tan cái tôi cá nhân vào hình tượng của họ, hiện tượng fan cuồng, ngộ độc self help, ám ảnh bi quan vóc dáng hay tài năng từ đây hình thành.
Để giải thích cho trường hợp trên tôi có dẫn chứng sau: Một celeb sẽ luôn đi theo một hình tượng cốt lõi, điều đó làm phát biểu của họ về lĩnh vực liên quan có sức nặng hơn, dễ lấy được lòng tin hơn đối với những người non kinh nghiệm, thiếu hiểu biết hoặc kém tỉnh táo. Một số lĩnh vực phổ biến được kể đến như kinh doanh, tài chính, làm đẹp, triết lý là những lĩnh vực rất dễ " lùa gà" bởi tính chất tương đối phức tạp do lượng kiến thức khổng lồ mà nó mang lại, diễn biến tâm lý của một "con gà" sẽ theo quy trình sau: chưa hiểu biết - tò mò - tìm hiểu - bị " mắc câu" - bị mớm " kiến thức" vào đầu với tâm thế không tự giác - tự mãn và tôn sùng. Đã bao lần bạn phát ngán cái vẻ nguy hiểm của bọn luôn mồm triết lý " tài phiệt", " Do Thái thượng đẳng", " Đàn ông đích thực", " Phụ nữ bản lĩnh", " thuyết âm mưu".
Tôi khuyên bạn hãy tránh xa những bài viết có từ " u mê", những bài đậm mùi PR, đạo lý sáo rỗng của ông này bà kia hay những tác phẩm nguỵ khoa học.
Ở một chiều hướng ngược lại, ta dễ thấy không ít người trên mạng xã hội là hổ, ngoài đời là mèo, cái họ thể hiện và cái họ thực sự đạt được khác biệt một trời một vực. Bên ngoài kiêu ngạo, bên trong lo âu, đó là một triệu chứng của phức cảm thượng đẳng ( The Superiority Complex). Nó biểu hiện ở những người luôn coi thường người khác mặc dù bản thân rất yếu kém, bên cạnh đó, bản thân họ luôn cảm giác bất cứ người nào chỉ ra điểm yếu của mình đều là đang cố tình phán xét tiêu cực nhằm hạ bệ mình, mặc dù chính bản thân họ cũng không thể đưa ra lý lẽ xác đáng.
Ai phán xét ai?
Ai phán xét ai?

2.3 Tâm lý nạn nhân ( victim mentality)

Trước tiên, ta nên thừa nhận đây là một dạng rối loạn tâm lý. Tâm lý nạn nhân là một rối loạn khi chúng ta cố gắng tìm lý do đổ lỗi cho cảm giác đau khổ để được quan tâm, che chở, chú ý, với mục đích cuối cùng là né tránh trách nhiệm. Những người mắc phải hội chứng tâm lý này sẽ luôn đổ lỗi cho ngoại cảnh, hoặc những người xung quanh, ngay cả khi họ không chứng minh được điều đó.
Tâm lý nạn nhân này được sử dụng rất hiệu quả trong những drama trên mạng xã hội, lợi dụng sự giới hạn thông tin cụ thể và lòng thông cảm từ đám đông, nhiều người đã dùng danh nghĩa nạn nhân để hoàn thành mục đích riêng, mục đích đó có thể là tấn công một cá nhân khác, kêu gọi ủng hộ, tẩy trắng danh tiếng... Đã bao lần cộng đồng mạng buộc phải " quay xe", thế mà còn chưa tỉnh táo.
Âm nhạc là một loại thông tin đặc biệt thu hút, tuy nhiên, nhiều người với trình độ nhận thức có giới hạn đã sáng tạo lẫn tiêu thụ những bài hát có lời lẽ nhảm nhí, bi luỵ. Ví dụ: " Không ai chung tình được mãi" là một thông điệp ở dạng này, đây là một câu khẳng định vô căn cứ lẫn thiếu đạo đức ( đạo đức ở đây được căn cứ dựa trên hệ quả của một hành động), thông điệp này mang tính ru ngủ, phóng đại nỗi đau, đổ lỗi để tìm sự thương hại, đầu hàng sự bế tắc trong nhìn nhận và giải quyết. Ngoài ra, những thông điệp " thất tình", " đơn phương" cũng bị lạm dụng phổ biến, lạm dụng đến mức bi quan, sáo rỗng.
Nói điều này có lợi ích gì?
Nói điều này có lợi ích gì?
Trong hoạt hình thỏ bảy màu, tập " Thỏ bảy màu và người yêu mới của chị Xô", Thỏ bảy màu đã thẳng thắn chỉ ra lỗi trong lập luận tâm lý nạn nhân " nghèo mà tốt" trong vấn đề tình cảm, đây là loại nguỵ biện lòng vòng, lỗi của lập luận này nằm ở chỗ " nhưng", và " tốt" mới chỉ là một điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ của một tình yêu bền vững.
Một biểu hiện khác của tâm lý nạn nhân là cố gắng huyễn hoặc nỗi buồn cá nhân, chúng ta dễ dàng nhận ra loại biểu hiện này qua phong trào trầm cảm tự phong của giới trẻ. Có thể phong trào trầm cảm tự phong đã bắt nguồn từ những văn hoá phẩm độc hại đề cao tính thượng đẳng của sad boy, sad girl, chill, deep.

3. Nhìn nhận:

Một lời nói dối được dễ dàng tiếp nhận khi thiếu thốn thông tin cụ thể và phủ lên lớp mặt nạ " khách quan". Vì vậy, mỗi người hãy luôn xây dựng kiến thức và chính kiến, hãy phân tích mọi thứ với tinh thần khách quan, đừng lơ là một giây nào. Cuộc đời của bạn phải do bạn tự chủ, hãy cầu tiến tích cực, đừng chỉ vì vài lời nói vô căn cứ mà dần chìm vào ngu dốt.
Mọi thứ đều nên có căn cứ và ý nghĩa của nó, nếu một suy nghĩ hay hành vi không thoả mãn hai thứ trên, hãy bỏ qua nó bởi nó vô bổ.
Mỗi người đều có quyền tự do suy nghĩ và hành động, tuy nhiên, hậu quả thứ đương nhiên sẽ xảy ra và không thể thoả hiệp.