Ảnh gốc: Unplash. 
Trong vô số những điều cần làm để bảo vệ sức khỏe thì uống nước là một trong những lời khuyên mà chúng ta được nghe và nhìn thấy nhiều nhất, tuy nhiên không phải ai cũng THỰC SỰ chú trọng vào việc này. Có thể là vì thói quen khi thật khát mới uống, có thể là quá chú tâm vào làm việc mà quên đi cần phải bổ sung, có thể là do tâm trạng buồn phiền, hoặc đơn giản chỉ vì…quên! Nhưng dù là lí do nào đi chăng nữa, thì nước thật sự quan trọng và chuyện uống nước cũng quan trọng không kém. 
TẠI SAO LẠI CẦN PHẢI UỐNG NƯỚC?
Cơ thể chúng ta, nếu phân tách ở mức vi mô thì ta được cấu tạo từ ti tỉ các tế bào, chúng cấu thành các bộ phận, các bộ phận liên quan mật thiết đến nhau thì cấu thành các hệ cơ quan, các hệ cơ quan kết nối với nhau thì tạo thành cơ thể. Xét từ gốc, một trong các thành phần chính của các tế bào trong cơ thể được cấu thành từ nước. 
Nói đến các hoạt động thì theo mình, có thể chia làm hai loại chính: Một là các hoạt động sinh học diễn ra bên trong hoặc ngay trên bề mặt cơ thể: ví dụ như trao đổi chất, lọc máu, bài tiết, đổ mồ hôi, thở, đào thải chất độc,… Hai là các hoạt động cơ học như cử động, vận động tay chân mà chúng ta vẫn thấy như chạy, nhảy, bước,…
Người ta thường nói cơ thể con người giống như một "cỗ máy" phức tạp khổng lồ, mà đã là một bộ máy, muốn hoạt động bình thường thì cần phải có năng lượng, mà để có năng lượng thì cần phải tạo ra năng lượng, mà muốn tạo ra năng lượng thì phải có nguồn tạo ra năng lượng. Đó chính là toàn bộ những thực phẩm bao gồm đồ ăn, đồ uống mà chúng ta vẫn thường nạp vào cơ thể hằng ngày.
Nhưng, nếu chỉ có ăn mà không có uống, liệu có sống được không? 
Câu trả lời là có, tuy nhiên lượng nước trong thức ăn chưa đủ cũng như bản thân các loại thực phẩm cũng cần phải được chuyển hóa thì mới tạo thành năng lượng để nuôi sống toàn bộ bộ máy mang tên “Cơ thể chúng mình”, mà để chuyển hóa thì cần có sự biến đổi các dưỡng chất để tạo ra năng lượng, hỗ trợ các hoạt động diễn ra bên trong cơ thể. Và sự biến đổi đó cần có nước, ví dụ như phản ứng thủy sinh cần có nước để làm chất xúc tác.
Nước hiện diện ở hầu hết các tế bào, là yếu tố quan trọng hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho toàn bộ các hoạt động diễn ra tại cơ thể. Vậy...
NÊN UỐNG NƯỚC NHƯ THẾ NÀO?
Uống nước bao gồm các khía cạnh: Khi nào cần uống, uống bao nhiêu là đủ, uống như thế nào và một số lưu ý khi uống (khi nào không nên uống nước, uống quá nhiều, quá ít nước thì ảnh hưởng gì tới cơ thể)
Một dấu hiệu đặc trưng nhất là cho việc cần uống nước là khát (ví dụ như khô môi, khô cổ họng,…), nước tiểu có màu sẫm (do khi thiếu nước, cơ thể sẽ phát tín hiệu, các tế bào thụ thể cảm giác vùng dưới đồi tại não sẽ gửi tín hiệu đến thận, ở đây chúng tạo ra chất aquaporin cho phép máu hấp thu và giữ lại nhiều nước hơn, chình vì vậy dẫn đến màu nước tiểu có màu sẫm)
Màu số 1 đến 3 biểu hiện cơ thể đủ nước, còn lại là thiếu nước  Nguồn:Tuikhoeconban.
Theo nghiên cứu của H.H. Mitchell trong một bài báo cáo đăng tại Biological Chemistry, lượng nước chứa trong tim và não vào khoảng 73%, trong phổi khoảng 83%, trong các cơ và thận khoảng 79% và xương vào khoảng 31%. Khi các bộ phận này thiếu nước thì một số biểu hiện của chúng khi thiếu nước mà ta nhìn thấy bằng mắt thường là đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp,…
Chúng ta cần uống bao nhiêu nước?
Chúng ta hay được khuyên là nên uống 1,5l hoặc 2l nước mỗi ngày. Tuy nhiên, nó đúng nhưng vẫn chưa đủ. Việc bổ sung nước vào cơ thể để bù đi lượng nước đã mất thông qua các hoạt động trao đổi chất hoặc vận động hàng ngày phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện sống, giới tính, độ tuổi, cân nặng, cường độ hoạt động,…
Theo nghiên cứu khoa học, mỗi một độ tuổi thì thành phần nước chiếm trong cơ thể là khác nhau: trẻ mới sinh (khoảng 78%), trẻ em (khoảng 65-70%), nam giới trưởng thành (khoảng 65%), nữ giới trưởng thành (60%), người già (khoảng 50%). Lời khuyên của các nhà y tế tại Australia, trẻ em mới sinh cần từ 0,7 đến 0,8l nước/ngày; trẻ con cần khoảng 1l nước trên ngày, độ tuổi thanh thiếu niên cần khoảng 1,5l – 2l nước/ngày và người trưởng thành cần 2 – 2,5l nước trên ngày. 
Có hai cách để chúng ta tính số nước cần nạp vào cơ thể:
Cách 1: Lấy số cân nặng chia cho 30 (Theo: Tuikhoeconban), kết quả là số lít nước cần uống trong một ngày
Cách 2: Sử dụng app trên điện thoại. Hiện tại thì mình đang dùng app Water Reminder trên nền tảng Android, như này này. 

Trước khi sử dụng thì app sẽ hỏi số cân nặng, sau đó sẽ tính toán lượng nước cho bạn, như thế này này. 
Ở đây app tính cho mình là khoảng 1,638l, tương đương với cân nặng của mình là 51kg. Nếu dùng công thức ở cách 1 thì mình cần khoảng 1,7l. Cũng khá sát nhau ấy nhở? ^^
Tuy nhiên mình nghĩ đây chỉ là những con số rất tương đối và còn tùy vào mức độ hoạt động, chế độ ăn uống mà mỗi cá nhân sẽ tự cần điều chỉnh riêng.
Chúng ta sẽ uống nước khi nào?
Cơ thể cần nước để hỗ trợ quá trình thải độc và tái táo năng lượng sau những hoạt động cả về thể chất lẫn tinh thần, chính vì vậy mà một số thời điểm tốt trong ngày cần uống nước là:
Ngay sau khi ngủ dậy: một số cơ quan hoạt động bài độc như gan, phổi, mật, ruột già, tủy sống tạo máu,…  chính vì vậy mà cơ thể sẽ mất đi một phần năng lượng và đương nhiên là chúng ta cần nước như để sạc lại toàn bộ năng lượng.Trước khi ăn khoảng 30 phút: hỗ trợ cho việc hấp thụ dinh dưỡng của ruột non cũng như các phản ứng sinh hóa tại dạ dàyTrước khi đi ngủ khoảng 1 đến 2 tiếng để chuẩn bị cho cơ thể dùng năng lượng phục vụ cho hoạt động của một số cơ quan như đã kể trênXen giữa những khoảng thời gian học tập và làm việc căng thẳng
Vậy ta cần uống nước như thế nào, và uống nhiều hoặc ít nước quá thì sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể? Mình sẽ viết tiếp ở phần 2 :D 
Nguồn tham khảo: