Lâu nay, chúng ta vẫn thường hiểu chính trị theo nghĩa xấu là những mưu đồ tranh chấp quyền lực, bất chấp đạo đức nên giữ thái độ “kính nhi viễn chi” với chính trị, nhưng chỉ với câu nói bất hủ “Con người là một sinh vật chính trị,”, Aristotle đã lý giải là con người không thể tách rời khỏi đời sống chính trị của cộng đồng mà nó sinh sống. Chính trị, tự nó không xấu, chỉ có những mô hình và chế độ chính trị do con người tạo ra mới có tốt và có xấu vì không nhận thức rõ được về bản chất của con người.
Aristotle phía bên phải, cạnh ông là thầy Platon (tranh của Raphael)
Aristotle phía bên phải, cạnh ông là thầy Platon (tranh của Raphael)
Aristotle đã phân tích một cách tỉ mỉ và thực tế những mô hình chính trị, mà ngày nay mặc dù tên gọi có khác, nhưng bản chất vẫn không thay đổi như mô hình Chóp bu (tập đoàn cai trị), Quý tộc(thành phần ưu tú lãnh đạo), và Dân chủ, cùng những biến thể và sự suy vong của những thể chế này và đề nghị một mô hình khả thi nhất. Aristotle đưa ra nhận định là chẳng khi nào con người có thể đạt được một nhà nước lý tưởng, nhưng con người có thể xây dựng được cho mình một chế độ tốt nhất có thể được. Đó là một chế độ trung dung, ở giữa chế độ Dân chủ [khi nói đến dân chủ thời cổ Hy Lạp, chúng ta phải hiểu đó là dân chủ trực tiếp, mọi người dân đều tham gia vào chính trị từ nghị luận việc công đến thi hành luật pháp] và chế độ Chóp bu (thiểu số cai trị nhưng không phải là quý tộc). Ông gọi chế độ đó là “polity.” Quyền lực được chia làm hai “viện”: hạ viện dành cho dân có ít của cải, và thượng viện dành cho dân có nhiều của cải hơn Aristotle đưa ra nhận định là chẳng khi nào con người có thể đạt được một nhà nước lý tưởng, nhưng con người có thể xây dựng được cho mình một chế độ tốt nhất có thể được. Đó là một chế độ trung dung, ở giữa chế độ Dân chủ [khi nói đến dân chủ thời cổ Hy Lạp, chúng ta phải hiểu đó là dân chủ trực tiếp, mọi người dân đều tham gia vào chính trị từ nghị luận việc công đến thi hành luật pháp] và chế độ Chóp bu (thiểu số cai trị nhưng không phải là quý tộc). Ông gọi chế độ đó là “polity.” Quyền lực được chia làm hai “viện”: hạ viện dành cho dân có ít của cải, và thượng viện dành cho dân có nhiều của cải hơn Mô hình này phát triển từ quan niệm của Aristotle rằng, trong một tập thể, cái tốt nhất bao giờ cũng là số trung bình cộng, không thái quá mà cũng không bất cập. Và trong một xã hội, tầng lớp trung lưu chính là số trung bình cộng đó. Aristotle viết: “Những kẻ ở hai cực-cực đẹp, cực khoẻ, cực sang, cực giàu và những kẻ ở cực đối nghịch, cực nghèo, cực yếu, cực hạ tiện-là những kẻ khó lòng hành động theo lý trí”.
Mục đích tối hậu của mọi chế độ là tạo dựng và bảo vệ đời sống tốt đẹp cho mọi người. Chế độ nào đạt được mục đích này là chế độ đúng đắn; ngược lại, chế độ nào chỉ phục vụ cho quyền lợi của giới cầm quyền là chế độ bất công, vì quốc gia là sự kết hợp của những con người tự do và bình đẳng. Và Aristotle đã nói một câu bất hủ: “Mọi người, như một quy luật, đều là những quan toà không ngay thẳng khi phán đoán những gì có liên quan đến quyền lợi riêng tư của mình”Aristotle đưa ra một đề nghị là “Pháp trị,” tức là hãy để luật pháp, chứ không phải con người có quyền tối thượng, vì con người luôn luôn để tư lợi và tình cảm xen vào. Aristotle phân tích sự lợi hại của “Nhân trị” và “Pháp trị.” Aristotle ghi nhận rằng, rất có thể có một người hay một nhóm người siêu tuyệt hơn mọi người, chỉ một mực chăm lo cho cái tốt chung của quốc gia, và theo luận lý tự nhiên thì người này hay nhóm người này nắm quyền tối thượng là thuận lý. Tuy nhiên, Aristotle cũng lưu ý: những người như vậy là “thần thánh chứ không phải là con người”. Thêm vào đó, Aristotle nhấn mạnh luật pháp phải tương ứng với hiến pháp, chứ không phải ngược lại. Aristotle định nghĩa hiến pháp là “cách thức tổ chức cơ cấu chính quyền trong một nước, cách thức phân bố quyền lực được ấn định, chủ quyền tối thượng được xác định, và mục tiêu tối hậu của quốc gia mà mọi cơ quan và toàn thể dân chúng nhắm tới”. Nói một cách khác, hiến pháp là cơ sở, trên đó, mọi luật pháp của quốc gia được ban hành. Để bảo vệ một chế độ, Aristotle đề nghị phải giáo dục quần chúng sao cho người dân sống và hành động theo đúng tinh thần của hiến pháp tạo dựng ra chế độ.
Một câu nói khá quen thuộc với chúng ta ngày nay là: “chế độ nào, nhân dân đó.” Tuy nhiên, Aristotle khuyến cáo là việc giáo dục công dân không chỉ nhằm giáo dục họ để thi hành những cái hay, cái đẹp của chế độ, mà còn là giáo dục để họ biết và tránh làm những điều khiến chế độ suy vong.

Aristotle mở đầu Chính trị luận bằng lập luận rằng “nhà nước, hay cộng đồng chính trị là cái tốt cao nhất” và lý do để nhà nước hiện hữu là để giúp cho công dân sống một đời sống “tốt.” Do đó, việc giáo dục công dân trở thành những người dân đạo đức là điều tối quan trọng. Khi một nước có được những người dân vừa có học thức lại vừa đức hạnh, dĩ nhiên đất nước đó phải trở nên tốt hơn.Mặc dù đã trên hai ngàn năm, với một số nhận định về nô lệ và phụ nữ đã không còn hợp thời nữa, nhưng Chính Trị Luận vẫn là một kiệt tác nêu lên những câu hỏi căn bản của đời sống chính trị “lý tưởng” của mọi quốc gia, và là một trong những tác phẩm kinh điển của khoa Chính trị học Tây phương.
Một thể chế chính trị là “cách thức tổ chức quốc gia theo các cơ cấu cai trị”, cơ cấu này có thể do Một người (Độc tài), Vài người (Chóp bu), hay Đa số (Dân chủ) nắm giữ:
Thể chế Độc tài (Tyranny): do Một người cai trị phục vụ lợi ích của một người: chế độ Quân chủ (Monarchism) (Qatar, Saudi...), chế độ Gia trưởng (Patriarchy) (Triều Tiên), chế độ Fascism...
Thể chế Chóp bu (Oligarchy): do Thiểu số cai trị phục vụ lợi ích của thiểu số thông qua độc đảng hay hội đồng Quý tộc, người dân không có quyền ứng cử, bầu cử (nếu có chỉ là trá hình): chế độ Chiếm hữu nô lệ (Slavery), chế độ Tôn giáo thần quyền (Theocracy) (Iran, Vatican), chế độ Cộng sản (Communism) (VN, Trung Quốc, Cuba)
Thể chế Dân chủ Trực tiếp (Democracy): do Đa số cai trị và phục vụ lợi ích của đa số, mọi người dân đều tham gia vào chính trị từ nghị luận việc công đến thi hành luật pháp. (Thụy Sĩ)
Thể chế Trung dung (Polity): ở giữa chế độ Dân chủ Trực tiếp và chế độ Chóp bu. Quyền lực được chia làm hai “viện” Quốc hội: hạ viện dành cho dân có ít của cải, và thượng viện dành cho dân có nhiều của cải hơn, Quốc hội do mọi người dân ứng cử và bầu cử: chế độ Quân chủ lập hiến ( Constitutional Monarchism) (Nhật, Vương Quốc Anh..) chế độ Tư bản (Capitalism) (Mỹ, Đức, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc...), chế độ Xã hội (Socialism) (Nauy, Phần Lan, Thụy Điển...)
Mỗi chế độ chính trị lại mang tính chất khác nhau, được phân loại thành Cánh Tả (Left wing) và Cánh Hữu (Right wing), theo các mức độ Trung Tả, Cực Tả, Trung Hữu, Cực Hữu với Đường lối từ Thông thoáng, Ôn hòa, Cứng rắn đến Hà khắc:
TRUNG TẢ (Centre-Left): ( chế độ Xã hội: đảng Dân chủ Mỹ, Công Đảng Anh..)
- đối nội( quan hệ Gia đình) : THÔNG THOÁNG
- đối ngoại (quan hệ Xã hội) : ÔN HÒA
TRUNG HỮU (Centre-Right): (chế độ Quân chủ lập hiến, chế độ Tư bản: đảng Cộng hòa Mỹ, đảng Bảo thủ Anh...)

- Đối nội : ÔN HÒA
- Đối Ngoại : CỨNG RẮN
CỰC TẢ (Far-Left): (chế độ Cộng sản, chế độ Gia trưởng, chế độ Quân chủ, chế độ Chiếm hữu nô lệ)

- Đối nội : HÀ KHẮC
- Đối ngoại : THÔNG THOÁNG
CỰC HỮU (Far-Right): ( chế độ Tôn giáo thần quyền, chế độ Fascism)

- Đối nội : CỨNG RẮN
- Đối ngoại : HÀ KHẮC
Mỗi Thể chế chính trị tạo ra những Hình thái Nhà nước khác nhau:

PHÁP QUYỀN (Rule of Law) là sự Cai trị của LUẬT PHÁP, biểu hiện của 1 Chế độ TỰ DO (Liberty), DÂN CHỦ (Democracy), TRUNG DUNG (Polity) tạo ra sự CÔNG BẰNG, mọi Công dân bất kể Địa vị, Sắc tộc, Tôn giáo... đều BÌNH ĐẲNG trước Pháp luật.

PHÁP TRỊ (Rule by Law) là sự Cai trị bằng LUẬT PHÁP, biểu hiện của 1 Chế độ ĐỘC TÀI (Tyranny), CHÓP BU (Oligarchy) tạo ra sự BẤT CÔNG, BẤT BÌNH ĐẲNG, Pháp luật là Công cụ của Giai cấp thống trị dùng để Cai trị giai cấp bị trị.
LẬP PHÁP (Quốc hội) chỉ lăm lăm Bảo vệ chế độ, HÀNH PHÁP (Chính phủ) thì Cửa quyền, TƯ PHÁP (Tòa án, Viện kiểm sát, Công an) thì đạp lên luật, rặt 1 lũ ăn hại chỉ biết đục khoét vơ vét nhét.
Nhà nước PHÁP QUYỀN giống như 1 công ty Cổ phần mà mọi Công nhân viên chức đều là Cổ đông có tiếng nói như nhau (chế độ Dân chủ, Trung dung). Trong đó Hội đồng quản trị giống như Thượng viện (Lập pháp), Đại hội đồng cổ đông giống như Hạ viện (Lập pháp), Ban điều hành: CEO, trưởng các bộ phận, công nhân... giống như Chính phủ (Hành pháp), Ban kiểm soát giống như Toà án - Viện kiểm sát (Tư pháp), Điều lệ công ty giống như Hiến pháp.

Mọi chính sách gì cũng phải trình lên HĐQT và được ĐHĐ cổ đông thông qua rồi mới được Ban điều hành thực hiện dưới sự giám sát của Ban kiểm soát. Bất cứ ai dù địa vị ra sao đều được đối xử công bằng, làm trái quy định điều lệ công ty sẽ bị xử lý và trừng phạt.

Nhà nước PHÁP TRỊ giống như công ty Tư nhân thuộc sở hữu của Một người (Độc tài) hay công ty TNHH thuộc sở hữu của Một nhóm thiểu số (Chóp bu), toàn bộ công nhân viên chức chỉ là người Làm thuê không có tiếng nói gì hết. Từ đó toàn bộ hệ thống đều hoạt động dưới sự chỉ đạo và phục vụ thiểu số sở hữu.
Mỗi Thể chế chính trị áp dụng những Mô hình Nhà nước khác nhau, và dựa trên 3 nhánh Quyền lực cơ bản là LẬP PHÁP (Quốc hội), HÀNH PHÁP (Chính phủ), và TƯ PHÁP (Tòa án-VKS).

- Mô hình Cộng hòa Tổng thống: Áp dụng ở Nhà nước Pháp Quyền, theo thể chế DÂN CHỦ, TRUNG DUNG, có ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG, TAM QUYỀN PHÂN LẬP, Tổng thống (đứng đầu nhánh HÀNH PHÁP) và Lưỡng viện Quốc hội (Thượng viện, Hạ viện) được Bầu ra dựa trên Phổ thông đầu phiếu Cử tri/Đại cử tri.
(Mỹ, Thụy Sĩ, Indonesia, Phillippines...)
- Mô hình Cộng hòa Bán Tổng thống: tương tự như mô hình Tổng thống, chỉ khác là dưới Tổng thống (đứng đầu HÀNH PHÁP) còn có Thủ tướng là người đứng đầu Nội các (hội đồng Bộ trưởng) phụ trách Đối nội, còn Tổng thống phụ trách các chính sách Đối ngoại.
(Pháp, Hàn Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, VNCH...)
- Mô hình Cộng hòa Đại nghị: áp dụng ở nhà nước PHÁP TRỊ, theo Thể chế ĐỘC TÀI, CHÓP BU, ko có ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG, ko có TAM QUYỀN PHÂN LẬP, người dân sẽ Bầu ra Quốc hội rồi Quốc hội sẽ bầu ra các Chức danh trong Nhà nước.
(Arab Saudi, Trung Quốc, VN,...) Ngoài ra, một số Nhà nước PHÁP QUYỀN, theo thể chế DÂN CHỦ, TRUNG DUNG, có ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG, TAM QUYỀN PHÂN LẬP cũng áp dụng mô hình Cộng hòa Đại nghị, theo đó các Đảng phái sẽ tranh cử ghế trong Lưỡng Viện Quốc hội dựa trên Phổ thông đầu phiếu, Đảng phái (liên minh Đảng phái) nào giành Đa số ghế trong Quốc hội có quyền đứng ra thành lập Chính Phủ. Quốc hội sẽ bầu ra người đứng đầu Nhà nước là Tổng thống (Hình thức, ít thực quyền), người đứng đầu nhánh HÀNH PHÁP là Thủ tướng. (Đức, Ý, Singapore...)

Ở những nước theo chế độ Quân chủ lập hiến thì người đứng đầu Nhà nước sẽ là Vua/Nữ hoàng (Anh, Nhật, Tây Ban Nha...)
Ở VN áp dụng Mô hình Cộng hòa Đại nghị, theo đó người dân sẽ bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ Bầu ra các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng...
Republic (Cộng Hòa) của Plato được vinh danh không phải vì nội dung của nó (hầu hết các luận điểm của ông đều bị bác bỏ) mà nhờ vào phương pháp luận. cách thức đặt câu hỏi và cách trả lời vấn đề trong cuốn sách này thiết lập the way of thinking cho cả nền triết học phương tây. nếu không có Republic thì khó mà có Politics của Aristotle. và dân chủ sẽ còn cần cả một chặng đường dài nữa
Cả hai ông đều có phần cực đoan (áp dụng thuyết ưu sinh, ...), Plato lại hay mơ mộng, nhưng hai con người ấy vẫn vĩ đại, tư tưởng công bằng chính trực, yêu cái chân lý bất biến và tầm nhìn đi trước thời đại rất xa