Nhân sự kiện đối đầu thương mại Mỹ - Trung đang nóng hổi. Nhiều người nhận thức sâu xa hơn cho rằng đây là cuộc đối đầu địa chính trị Đông - Tây nổi lên sau chiến tranh lạnh. Sự va chạm của các nền văn minh đã không còn là mới mẻ từ khi con người tiến vào nền văn minh rời bỏ thời nguyên thủy để tiến tới các nhà nước cổ đại.
Nếu nói bàn tới toàn bộ triết học phương Đông và phương Tây để nhận thức rõ ràng sự khác biệt và ưu việt của mỗi nền triết học là quá lớn và tôi dự mình không đủ sức nên chỉ phân tích vài khía cạnh theo tôi là thú vị nhất.
Cái chết của Socrates

Đọc thêm:

Nếu triết học cổ đại phương Tây khởi sự từ Socrates, Plato tới Aristote người hoàn thiện nó. Các nhà triết học này không những là triết gia mà còn rất giỏi về toán học, thiên văn học, chính trị, âm nhạc,... chính những ý tưởng của họ đã định hình nên xã hội phương Tây chuộng các giá trị thực thể, logic, khoa học được đề cao.
Cuộc hội ngộ Khổng Tử và Lão Tử
Triết học phương Đông có rất nhiều đại diện nhưng người được trích dẫn và ảnh hưởng lớn nhất vẫn phải kể đến Khổng Tử và Lão Tử. Trong khi Khổng Tử có công xây dựng một nền luân lý và đạo nghĩa quốc gia, phân tầng xếp hạng từ thứ dân cho đến vua chúa làm nền móng cho chế độ phong kiến tập quyền. Lão Tử đã đem đến một làn gió mới khi xây dựng một thứ triết lý sống vô vi thượng thừa, thong giong giữa đời, lấy hạnh phúc an nhiên làm ưu việt lối sống.
Trong khi triết học phương Tây coi con người là một cá thể độc lập trong xã hội. Các nền luân lý xã hội được xây dựng dựa trên sự thỏa hiệp chung của các cá nhân trong xã hội nên phương Tây đã xuất hiện những nền dân chủ từ rất sớm.

Đọc thêm:

Ngược lại triết học phương Đông coi con người được xác nhận trong một xã hội rộng lớn hơn bởi cộng đồng người mà anh ta đã sống. Xã hội được coi trọng hơn cá nhân, nguyện vọng của tổ chức được coi trọng hơn nguyện vọng của cá nhân. Vì vậy mà các giá trị gia đình, dòng họ được phát triển mạnh mẽ hơn và gìn giữ tới thời hiện đại.
Trong khi nền kinh tế của các nước Á Đông đang ngày càng phát triển, người ta càng xem xét lại các giá trị nền móng xây dựng nên xã hội. Trong khi người phương Tây nhìn nhận giá trị khác với người phương Đông nhưng không hẳn bởi mỗi nền luân lý có sự ưu việt tuyệt đối nào đó. Nếu không triết học phương Đông đã bị tiêu diệt, trong khi hiện nay nó tiếp tục phát huy sức sống trong thời đại mới và mở ra nhiều hướng đi mới hơn cho nhân loại.
Sự va chạm liên tục nổi lên giữa Đông - Tây cho thấy nhu cầu hiểu biết nhau một cách sâu sắc. Vừa đấu tranh vừa phát triển là nguyên tắc sống còn của sự sống trên trái đất.