Lúc đầu mình đọc tựa sách lại cứ nghĩ là những kiếp người chịu nhiều khổ đau đến nổi phải chịu chết, nhưng sau khi tìm hiểu tựa gốc tiếng Pháp: Mort à credit và tiếng Anh:  Death on Credit mình lại thấy phục cái tài chơi chữ của dịch giả. Giải thích lí do chuyển ngữ tên sách là "Chết chịu, dịch giả Dương Tường nói rằng: "Người ta thường mua chịu, bán chịu, chưa ai nói chết chịu. Nhưng ở đây, đến cái chết còn không đủ". Số phận của nhân vật nghiệt ngã tới mức "chết chưa được chết, chết mà chưa dám chết, phải sống để trả cho xong những trái ngang, oan trái ở đời". Một cái "chịu" đắng cay làm sao.

Nội dung:

            Phần đầu hơi vấp vả tí (kiểu những tác phẩm kinh điển đều vậy hay sao á, mới đầu đọc thì hơi vã nhưng càng đọc càng thấy lôi cuốn) kể về cuộc sống hiện tại của nhân vật chính, bác sĩ Ferdinand Bardamu dở điên dở dại, lúc tỉnh lúc mê vì những chấn thương ở đầu khi đi lính, mà mình nghĩ những chấn thương tâm lý thời thơ ấu của ông mới là nguyên nhân chính.
            Những hồi tưởng của bác sĩ về những năm tháng thơ ấu vô cùng khốc liệt. Cuộc đời đắm chìm trong những lời trách mắng cay đắng, những cái bợp tai bất thình lình vì bất cứ chuyện gì. Một ông bố ngang tàng, gia trưởng, sẳn  sàng đánh đập đứa con duy nhất của mình bằng bất cứ thứ gì, suốt ngày than vãn về mọi thứ, về công việc, về cuộc đời, về bất kì thứ gì trước mặt ông. Một bà mẹ tàn tật, nhẫn nhịn chồng mình hết mực, một bà mẹ chịu thương chịu khó lo cho gia đình. Những người hàng xóm nhiều chuyện, đám đông hùa vào đày đọa một đứa trẻ không biết vì sao mình sinh ra để bị giày xéo như vậy. Rằng tất cả con người trên thế gian này họ đều khốn khổ còn nó thì không.
            Thứ trần gian gớm ghiếc nhưng vẫn phải sống, sau khi được người cậu giải thoát khỏi chốn tù đọng u tối đó, cuộc đời Ferdinand bắt đầu bước sang trang mới có vẻ tươm tất hơn nhưng cũng không được bao lâu. Cậu gặp và làm việc cho một nhà phát minh lập dị, Courtial des Pereires chủ tòa báo Génitron, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, một nhà biểu diễn bay khí cầu đầy đam mê khoa học và cũng là tay nghiện cá ngựa, thứ dẫn đến các thất bại chí tử của ông cũng như bi kịch cuộc đời ông.
            Tất cả những con người bị xã hội hiện đại đè bẹp và đào thải (ông bố chật vật với máy đánh chữ để không bị đuổi việc, những chiếc khinh khí cầu dần bị thay thế bởi những chiếc máy bay hiện đại). Họ mắc kẹt lại trong những khu ổ chuột bạo lực, tệ nạn, dơ bẩn, nơi mà những con người ở đó có làn da lúc nào cũng tái nhợt vì thiếu ánh mặt trời, và mắc bệnh hô hấp vì ẩm thấp.
            Những hành động điên dại của nhân vật là phản ứng của những con thú bị ép đến bước đường cùng. Cái nghịch cảnh bi đát liên tục nối tiếp, chồng chất lên nhau chực chờ một cơn địa chấn làm nổ tung tất cả mọi thứ. Để con thú không còn phải chịu những khổ ải, để cái chết như là một phần thưởng cho sự giải thoát.

Điểm cộng:

            + Những hình ảnh, ngôn ngữ thô tục đến trần trụi, từ lóng của đủ mọi tầng lớp xã hội, những cảnh tình dục sống sượng được mô tả không kiêng dè. Cấu trúc câu hỗn độn, dồn dập với các dấu “…” (khoảng 20.000 dấu …) khuấy đảo tâm trí người đọc, tính từ, động từ, danh từ hỗn loạn. Những câu từ lộng ngôn kệch cỡm nhưng cũng đầy tính châm biếm thâm sâu của bậc thầy cực đoan Céline.
            + Cốt truyện lôi cuốn đầy hỉ, nộ, ái ố của nhân vật chính được lột tả vô cùng chân thật mà cũng thật hoang đường. Nó làm mình vừa chê cười nhân vật sao mà lố bịch, đần độn nhưng cũng lại rất đồng cảm, đôi khi thấy hình ảnh của mình trong đó. (Có đoạn Ferdinand làm việc không công ở cửa hiệu bán ruy băng suốt ngày bị chủ kiếm cớ mắng vốn để khỏi phải trả công mặc dù làm chối chết đến sưng cả chân. Về nhà còn bị cha mẹ vì tin lời thằng chủ, mắng F làm biếng rồi không biết tương lai sau này như thế nào trong khi cha mẹ làm việc cực khổ lo cho cái nhà này. Tất cả mọi khổ cực là của người lớn, con nít thì không, tất cả là CỨT là CỨT hết. Lúc này phải nói là đúng tức luôn á >.<)
            + Càng đọc càng ghiền

Điểm trừ:

            + Bìa mỏng tang mà sách dày nữa nên lúc mình đọc xong thì bìa cũng tan nát. Huhu Nhã Nam làm ơn làm phiên bản bìa cứng đi ạ.
            + Không có phần chú thích tác phẩm hay tác giả gì hết, không lời mở đầu, lời đề tựa, hay mục lục gì cả mà nhảy vô nội dung luôn. Cũng không phân chương, đề mục mà chỉ có những đoạn nghỉ xuống dòng => đọc hơi mệt. Đến cuối tác phẩm là đến cái bìa luôn á, tận dụng giấy triệt để.
Đó là nơi họ thường đến vào những kỳ nghỉ. Dù sao đi nữa, để tự sát, họ đã mất tới bốn mươi năm luôn luôn bên nhau"
"...sao mà người ta dễ lạc mất nhau trên đường đời...những đứa bạn mà mình sẽ không gặp lại nữa...không bao giờ nữa...chúng biến mất như giấc mộng...thế là hết...tan biến... rồi chính mình cũng biến mất... ngày ấy còn rất xa... nhưng tất sẽ đến... trong dòng lũ khốc liệt của sự vật... con người... ngày tháng... những hình hài... trôi đi... không bao giờ ngừng."