(5-min read)
Bạn có bao giờ nhận ra rằng mình luôn mua nhiều hơn dự định trước khi đến cửa hàng thức ăn nhanh? KFC hay Lotteria, McDonald… - họ đã làm gì để khiến bạn tình nguyện “quá đà” với túi tiền của mình?
Cùng tìm hiểu chiến lược được áp dụng trong ngành hàng này nhé!

1. Quầy thanh toán “đẹp mã”
Nếu để ý, tại điểm gọi đồ thường có tầm 5-6 chiếc tivi hiển thị menu của cửa hàng, trong khi đó menu giấy chỉ có tới 1-2 chiếc. Cách sử dụng tivi để trưng bày menu sản phẩm càng làm nổi bật lên hình ảnh của những món ăn, khiến chúng chuẩn màu và giảm thiểu sự chú ý về giá tiền.Chiến lược này đã đánh trúng tâm lí người mua đồ ăn, đặc biệt với ngành đồ ăn nhanh: khi bạn đói, hình ảnh sản phẩm sẽ là thứ thu hút bạn nhất. Và thời gian bạn đứng xếp hàng chờ gọi đồ nhìn lên chiếc Tivi, bạn sẽ cân nhắc mua dựa vào hình ảnh thay vì giá tiền, điều này càng được khẳng định khi các nhãn hàng đã “cố tình” để giá rất nhỏ so với kích cỡ của đồ ăn hiển thị trong chiếc tivi có cự li khá xa so với người mua như vậy.
2. Menu hấp dẫn, đa dạng
Tại các điểm bán đồ ăn nhanh, ngay từ khâu gọi đồ ăn, sản phẩm đã thu hút sự chú ý từ khách hàng bằng chiếc menu giống như ma trận tập hợp rất nhiều món và ngành hàng khác nhau, dùng các gam màu nóng là chủ đạo. Các món ăn có hình ảnh rất hấp dẫn và chiếm diện tích lớn, trong khi số tiền bên cạnh lại để rất nhỏ.

Ở những quán ăn nhanh, các loại soda, nước ngọt có ga thường rẻ hơn các loại trà. Đơn giản vì nhà hàng muốn bạn mua các loại đồ uống có ga nhiều hơn. Thực tế, bạn không thể giải tỏa cơn khát bằng các loại soda ngọt (nó khiến bạn phải mua đồ uống nhiều lần) trong khi đó các bọt khí trong soda lại kích thích sự thèm ăn.
3. Mùi từ nhà bếp là một phần của chiến lược marketing
Đi ngang qua những cửa hàng ăn nhanh, bạn khó có thể cưỡng lại mùi hương quyến rũ của đồ ăn tại đây. Người ta hoàn toàn có thể triệt tiêu mùi bằng hệ thống hút và lọc mùi, cũng như các bếp thiết kế dạng đóng chứ không phải bếp mở (người ăn nhìn thấy hoạt động của đầu bếp). Mùi hương lan tỏa đến khứu giác của khách hàng là một chiến lược tiếp thị khôn khéo của nhà hàng.
4. Thu hút ngay từ cửa ra vào
Ngành hàng đồ ăn nhanh được nhận định là “chuyên gia” trong việc thu hút khách hàng tới cửa hàng bằng cách tối ưu hoá các trưng bày từ ngoài tới bên trong cửa tiệm. Từ các poster, ô dù của nhãn hàng hay các standee in các chương trình khuyến mãi đều được tối ưu hóa trưng bày tại điểm bán.
Họ sẽ hấp dẫn bằng những “món hời” ngay ở poster, banner treo trước cửa hàng. Họ sẽ dán những dòng chữ lớn như: “Mua một burger sẽ được tặng nuggets miễn phí” để những người quan tâm đến việc “buy-one-get-one” sẽ không do dự mà vào ngay.
5. Khuyến mãi
Với ngành hàng đồ ăn nhanh, thường người mua sẽ không chỉ mua duy nhất một loại sản phẩm như chỉ mua khoai tây, hay burger mà thường đi kèm với các sản phẩm khác, cho nên các cửa hàng fast food thường sử dụng chủ yếu là loại khuyến mãi “combo” với tất cả các sản phẩm, với mức giá “có vẻ” hời hơn rất nhiều đối với người mua hàng.
Six Different Discount Coupons For Fast-food Or Dessert. Vector Template  Discount Voucher Isolated On A White Background. Cliparts, Vector, Và Stock  Hình ảnh Minh Họa Miễn Phí Bản Quyền. Image 52176866.

Nhưng thực tế, hãy làm thử một phép toán với combo 01 miếng gà – popcorn vừa – pepsi lon có giá 86.000 đồng. Nếu như bạn mua tách rời 01 miếng gà, popcorn lớn và pepsi lon, tất cả chỉ với giá 87.000 đồng. Với chiến lược sử dụng “combo” là chủ yếu cho toàn bộ đồ ăn, uống, các cửa hàng ăn nhanh đã thu về được mức lời khá lớn từ việc sử dụng chiến lược khuyến mãi đánh trúng vào tâm lí khách hàng này.
Nguồn tham khảo