Source: Improve your memory in 40 seconds - BBC Future
Đã bao giờ bạn cảm thấy quá khứ của bạn đang trôi biến đi? Có một mẹo đơn giản có thể củng cố trí nhớ của bạn.
source: unsplash
source: unsplash
Bạn đã từng nhìn thấy hay nghe thấy điều gì đó thú vị – một cảnh trong phim, một câu chuyện đùa hay một bài hát – rồi chỉ để quên đi sau đó? Thay vì những hình ảnh rõ ràng mà bạn muốn gợi lại, thì bạn đã để lại những mảnh hình ảnh vụn và những câu văn bị đọc sai, hay bực mình hơn là chẳng nhớ gì cả. Thậm chí những sự kiện trọng đại, như gặp một ngôi sao điện ảnh, có thể thỉnh thoảng biến mất nhanh chóng một cách ngạc nhiên.
Tuy nhiên, có thể có một cách vô cùng đơn giản để củng cố những ký ức đó. Theo như nghiên cứu được thực hiện bởi Chris Bird - trường Đại học Sussex, tất cả nhưng gì nó yêu cầu chỉ là một chút thời gian của bạn và một chút tưởng tượng.
Bird yêu cầu một vài sinh viên nằm trong máy scan não bộ và xem một loạt những clip ngắn từ YouTube (bao gồm, ví dụ như, những người hàng xóm đùa giỡn nhau). Ngay sau một vài clip, họ được cho 40s để phát lại cảnh quay trong tâm trí và tự miêu tả chúng. Với những người khác, họ được chuyển sang video mới.
Bằng việc miêu tả đơn giản sự kiện với chính mình, họ có thể nhớ gấp đôi số chi tiết trong 1 hoặc 2 tuần sau đó.
Hóa ra chỉ đơn giản là mô tả các sự kiện cho chính họ cải thiện một cách đáng kể cơ hội nhớ những sự kiện đó một cách chính xác 1 đến 2 tuần sau đó: trung bình, họ có thể nhớ gấp 2 lần số các chi tiết. Bạn muốn chứng minh điều đó cho chính mình? Hãy xem video ngắn bên dưới để test nguyên tắc đơn giản này của việc củng cố trí nhớ, và bạn sẽ thấy nó có thể mạnh đến mức nào.
Bird cũng phát hiện rằng kết quả quét não của anh ấy cho thấy sức mạnh của trí nhớ: khi sự hoạt động trong quá trình mô tả của họ phản ánh chặt chẽ sự hoạt hóa khi họ xem chính video đó, các sinh viên dường như đã xây dựng những nền tảng thực sự vững chắc để nhớ lại về sau.
Đó có lẽ là một dấu hiệu của bao nhiêu nỗ lực và chi tiết họ đã tưởng tượng khi miêu tả cảnh đó. Điều này cũng có thể cho phép sinh viên gắn kết các sự kiện với những ký ức khác; ví dụ một sinh viên so sánh một nhân vật trong clip với James Bond, ngay lập lức khiến anh ta đáng nhớ hơn.
Nói cách khác, nếu bạn muốn chắc chắn điều gì đó gán chặt vào tâm trí bạn, chỉ cần dành một phút hay lâu hơn để tự mô tả điều đó, chọn lọc một cách có ý thức và có chủ ý những hình ảnh, chi tiết sống động nhất.
Bird có thể thấy điều đó có thể thực sự quan trọng như thế nào trong phòng xử án. “Những phát hiện này có ý nghĩa đối với bất cứ tình huống nào mà việc nhớ lại chính xác một sự kiện là vô cùng quan trọng, như là việc chứng kiến một tai nạn hay một tội ác”, Bird nói. “Ký ức về sự kiện có thể được củng cố một cách đáng kể nếu nhân chứng diễn tập lại trình tự của sự kiện sau đó ngay lập tức.” Nhưng điều này cũng hữu ích như nhau với bất cứ ai mong muốn giữ lại những gì đáng nhớ.