Giống như bất kỳ loại máy móc nào, cơ thể chúng ta cũng làm việc trong một khoản thời gian để tạo ra hiệu suất công việc, năng xuất làm việc nhân thời gian ra hiệu quả ... hoặc W = F . s blah blah. Tuy nhiên, với mỗi một công việc khác nhau, việc chúng ta vận dụng thời gian và khả năng khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Trong bài viết mình sẽ chia sẻ 03 sơ đồ hiệu suất làm việc chính mà mình đã học được trong thời gian gần đây.
Bài viết có tham khảo nguồn từ:
[1] Podcast Spiderum: "Tại sao những điều tốt đẹp trên đời lại luôn trái ngược?"
[2] Law of Diminishing Marginal Utility - Economics.
[3] Mark Manson: Why the best things in life are all backwards.
...
Update ngày 11/12/2020.
------------------------------------------------------------------------
Trước tiên, cần xác định rõ tại sao phải hiểu về các biểu đồ hiệu suất làm việc này để làm gì???
Như chúng ta đã biết, nhu cầu của con người là vô hạn; Tuy nhiên, đối mặt với nguồn lực có hạn trong cuộc sống, chúng ra phải học cách sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm nhất sao cho vẫn đem lại hiệu quả công việc cao nhất. Và đó là lý do, "Quản trị học" ra đời. Ngành nghiên cứu tìm ra cách vận dụng hiệu quả nhất các vấn đề trong cuộc sống để mỗi chúng ta làm việc có hiệu quả hơn: quản trị thời gian, quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị rủi ro,...
Việc nghiên cứu và hiểu các biểu đồ hiệu suất làm việc sẽ giúp chúng ta xác định chi phí thời gian, khả năng làm việc cho các công việc hàng ngày, từ đó kiểm soát rủi ro và tiết kiệm tối đa nguồn lực.
Vậy, các biểu đồ hiệu suất đó gồm những vấn đề gì??

1. Làm càng nhiều, hiệu quả càng cao:

Bạn ăn gấp đôi lượng thức ăn ngày hôm qua, tức là hôm nay bạn nhận được năng lượng nhiều hơn gấp đôi hôm qua; bạn lau nhà 2-3 lần, tức là nhà sạch hơn khi bạn chỉ lau 1 lần; bạn chạy mỗi ngày 30 phút, tức là bạn khỏe hơn bạn chạy mỗi ngày 10-15 phút.Quy luật này đúng khi bạn làm những công việc không đòi hỏi khả năng tư duy nhiều. Thứ duy nhất giới hạn nó là thời gian. Bạn không thể ăn liên tục 24h/ ngày, cũng không thể chạy liên tục từ ngày này qua ngày khác,...

2. Chất lượng giảm theo lợi ích cận biên.

Đây là biểu đồ thường thấy nhất. Bởi lẽ mọi hoạt động của con người đều rất phức tạp, đòi hỏi đầu óc và cần sửa đổi nhiều. Thế nên các hoạt động này được thể hiện bởi một biểu đồ có đường cong đi xuống.Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, người bình thường sẽ làm việc hiệu quả nhất trong khoảng 5h đầu của ngày làm việc. Từ 6-10h thì hiệu xuất chạy tà tà và sau 10h làm việc/ngày thì biểu đồ tụt thẳng xuống.Bạn làm một thứ gì đó càng nhiều thì bạn nhận được càng ít.Một ví dụ kinh điển khác khi tôi còn học Kinh tế ở trường Luật là về Người đàn ông khát nước, anh ta uống chai nước đầu tiên ngon lành và thoải mái, hết chai thứ 2 thì vẫn rất ok, chai thứ 3 bắt đầu ợ hơi và căng bụng, đến chai thứ 4 thì cảm giác nước đã lan hết các tế bào trong cơ thể và chai thứ 5 phải uống là một cực hình. Chưa kể đến việc ngộ độc nước thì chúng ta cũng hiểu được tâm lý từ yêu đến ghét của anh ấy.
" Tình dục cũng chịu sự chi phối của quy luật hiệu suất giảm dần, cũng như ăn, ngủ, rượu, bia, tập gym, đọc sách, đi nghỉ, thuê nhân viên, uống cà phê, tiết kiệm tiền về hưu, ôn thi, thủ d*m, thưc khuya chơi game,...các ví dụ như vô tận. Tất cả đều mang lại lợi ích ít hơn nếu bạn làm nhiều hơn, thử nhiều hơn hoặc có nhiều hơn. Mọi thứ vận hành theo quy luật đường cong giảm dần." - Trueham.

3.Đường cong nghịch đảo:

Chưa có một dẫn chứng khoa học cụ thể nào cho loại biểu đồ này, tuy nhiên chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi về nó trong cuộc sống.Đó là khi mà nỗ lực và thành quả có quan hệ tỉ lệ nghịch- bạn càng nỗ lực làm điều gì, bạn càng dễ thất bại khi thực hiện nó. Càng cố chạy theo hạnh phúc ta càng không hạnh phúc, càng cố chạy theo sự hoàn hảo ta càng không hoàn hảo, càng cố kiểm soát tâm trí thì ta càng mất kiểm soát.. Khao khát tự do chính là lý do khiến ta cảm thấy bị cầm tù, mong mỏi được ai đó yêu thương và được chấp nhận ngăn chúng ta tìm thấy yêu thương và chấp nhận bản thân.
Aldous Huxley từng viết: "Chúng ta càng cố gắng hơn với ý chí để làm điều gì đó, chúng ta càng ít thành công hơn. Thành công và kết quả chỉ đến với những người đã học được nghệ thuật giữa làm và không làm gì cả, hoặc kết hợp giữa thư giãn với hành động"
Các thành phần cơ bản nhất trong tâm trí chúng ta là nghịch lý. Đó là bởi chúng ta luôn muốn tạo ra một trạng thái tâm lý, mong muốn trạng thái tâm lý đó tạo ra một trang thái tâm lý khác thường và trái ngược với những gì mà chúng ta cố gắng tạo ra. Hừm kiểu như lắng nghe con tim hay theo lý trí đó :))))Tôi đã từng thử thiền định, khai tâm, định thần,... tất cả đều không phải để làm chủ được tâm trí, mà là để hòa vào dòng tâm suy của mình, từ từ uốn nó đến với cái chân thiện.