Business Analyst: Fresher, Junior, Middle hay Senior - bản chất nằm ở bạn
Chúng ta sẽ bắt đầu với một sự ngộ nhận mà rất nhiều người hay tổ chức mắc phải, kể cả mình cũng đã từng, đó là một người làm lâu năm...
Chúng ta sẽ bắt đầu với một sự ngộ nhận mà rất nhiều người hay tổ chức mắc phải, kể cả mình cũng đã từng, đó là một người làm lâu năm tức là người đó sẽ là người có kinh nghiệm. Kiểu như, một bạn đã làm ở vị trí chuyên viên này 10 năm vậy chắc chắn rằng bạn ấy sẽ là người có kinh nghiệm!
Đối với mình thì không - Hmm xem nào có lẽ bạn ấy đã có 10 năm làm việc. Tuy nhiên, với một góc nhìn thực sự khách quan, nếu mà bạn ấy đã hoàn toàn thuần thục và am hiểu về công việc chỉ trong 5 năm đầu, 5 năm sau đó bạn ấy vẫn lặp đi lặp lại những công việc ấy hằng ngày như một lẽ thường tình và không học hỏi hay phát triển gì thêm thì bạn ấy, nói về bản chất, cũng chỉ có 5 năm kinh nghiệm với nghề. Và cũng không có gì đảm bảo, 5 năm kinh nghiệm của bạn này sẽ dẫn đến việc khả năng công việc tốt hơn những người khác ở mức số năm kinh nghiệm thấp hơn.
Ở đây không nhằm chỉ trích hay đánh giá lựa chọn, tuy nhiên chúng ta cần đánh giá đúng năng lực và kinh nghiệm thực sự của một người.
Vậy thế nào là kinh nghiệm?
Khi một người tham gia vào một quá trình, một hoạt động, theo thời gian, họ có những sự tương tác, va chạm, những thành công hay thất bại,... qua đó tích góp, học tập và phát triển bản thân, đó mới là kinh nghiệm thực sự.
Một người kinh nghiệm sẽ có khả năng quan sát, phân tích và đưa ra đánh giá đúng đắn nhất về một sự vật sự việc cũng như lường trước những vấn đề hay rủi ro phát sinh. Ví dụ: một người đã mắc một sai lầm lớn trong quản lý dự án và điều này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, cũng đã có người tham gia hỗ trợ khắc phục. Sau đó họ cũng nhìn nhận lại những gì đã qua, tìm ra bản chất nguyên nhân, cách để tránh những sai lầm và áp dụng cho những dự án sau này. Tùy vào khả năng cá nhân mà quãng thời gian, tần suất, và cường độ tác động cũng khác nhau để một người có thể lĩnh hội được kinh nghiệm này.
Cách xác định level của một Business Analyst
Nếu bạn vừa ra trường và tìm kiếm một công việc BA suy ra bạn là fresher? Có thể vậy.
Bạn là một software developer lâu năm nhưng nhảy sang BA vậy bạn sẽ là fresher BA? Có lẽ không đâu.
Bạn không hề có background hay bằng cấp chuẩn chỉnh vậy có thể trở thành 1 BA không và level của bạn sẽ như thế nào? Chắc chắn rồi. Miễn là bạn kiên trì và tin tưởng vào lựa chọn. Còn level hả, còn tùy khả năng của bạn.
Vấn đề nằm ở đây:
Thị trường đang đưa ra những con số đầy tính cảm hứng và chủ quan như: vừa ra trường là fresher, 1-2 năm kinh nghiệm là junior, 2-3 năm là middle, trên 3 năm là senior... Level thực sự của một BA phải được đánh giá từ kinh nghiệm thực tế và cũng không nhất thiết kinh nghiệm này phải đến từ vai trò BA trong dự án. Chúng ta cần định nghĩa chuẩn hơn về các level này.
Fresher và Junior Level
Về cơ bản, BA sẽ cần một số yếu tố đầu vào về kỹ năng. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải bằng cấp liên quan đến Software Engineering, Management Information Systems hay đại loại thế. Đó có thể là một vài kĩ năng ở mức độ cơ bản nhất như:
- Tư duy và khả năng phân tích
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt
- Sẵn sàng học hỏi
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt
- Sẵn sàng học hỏi
Nhìn chung, các bạn ở trình độ này sẽ hiểu được bản chất và giá trị tạo nên một BA, nhưng kỹ năng và kinh nghiệm thực tế vẫn còn ít ỏi và cần được hướng dẫn thêm.
Middle Level
Ở level này bạn đã trưởng thành trong công việc, bạn có lẽ sẽ hiểu về dự án bạn đang tham gia và có thể phân tích đánh giá nhu cầu dự án, đưa ra các kế hoạch để phát triển dự án, bao gồm cả cách tiếp cận, cách khơi gợi yêu cầu, những kỹ thuật sẽ áp dụng và áp dụng như thế nào.
Những kỹ năng này gồm:
- Hiểu sâu về doanh nghiệp
- Hành động có quy tắc và mục đích
- Leadership
- Khả năng đánh giá vấn đề toàn diện
- Nhạy bén trong việc lập kế hoạch
- Quản lý thời gian và công việc cá nhân hiệu quả
- Hành động có quy tắc và mục đích
- Leadership
- Khả năng đánh giá vấn đề toàn diện
- Nhạy bén trong việc lập kế hoạch
- Quản lý thời gian và công việc cá nhân hiệu quả
Ở level này kỹ năng đã tương đối đầy đủ, BA lúc này cũng hiểu mình có thực sự phù hợp với nghề và sẽ dành tâm huyết cho nó hay không.
Senior Level hoặc cao hơn
Ở trình độ này chúng ta sẽ không bàn tới các kỹ năng được đề cập ở trên, bên cạnh đó sẽ cũng sẽ tham gia các hoạt động quản lý nguồn lực của dự án, hướng dẫn mọi người, tham gia giải quyết các vấn đề mang tính chất trọng yếu, hỗ trợ phát triển tầm nhìn và chiến lược.
Là một senior BA có nghĩa là:
- Hội tụ đủ các tố chất và năng lực của 1 BA
- Có kiến thức và kinh nghiệm cả về chiều rộng và chiều sâu
- Có khả năng đưa ra định hướng
- Khả năng quản lý và lãnh đạo
- Chuyên nghiệp và có trách nhiệm với nghề
- Có kiến thức và kinh nghiệm cả về chiều rộng và chiều sâu
- Có khả năng đưa ra định hướng
- Khả năng quản lý và lãnh đạo
- Chuyên nghiệp và có trách nhiệm với nghề
Các tố chất và năng lực của BA cần có như sau (theo IIBA)
- Analytical Thinking and Problem Solving
- Behavioral Characteristics
- Business Knowledge
- Communication Skills
- Interaction Skills
- Software Applications
- Behavioral Characteristics
- Business Knowledge
- Communication Skills
- Interaction Skills
- Software Applications
Level của một Business Analyst chắc chắn sẽ không được quyết định bởi số năm làm việc (kể cả ở vị trí BA hay bất cứ vị trí nào khác trong một dự án). Nó phải được quyết định bằng kinh nghiệm (như đã nêu ở trên) và các khả năng, kỹ năng cần có cũng như các họ thể hiện chúng trong công việc. Như cách mà Kathleen Hass đã viết trong quyển sách “From Analyst to Leader - Elevating the Role of the Business Analyst”.
Việc bạn là người trái ngành hay chưa từ làm việc với vai trò BA trong 1 dự án là không đủ để kết luận trình độ bạn nằm ở fresher hay junior. Cũng như nếu bạn là 1 software developer lâu năm hay 1 người có kinh nghiệm quản lý vận hành, quản lý dự án, bạn hoàn toàn có thể học thêm 1 số kĩ năng đặc thù của BA và tham gia dự án với level Middle thậm chí là senior BA.Ngược lại, bạn làm BA lâu năm cũng không có nghĩa bạn chắc chắn là 1 senior BA.
Tóm lại
Quan bài viết này, mình muốn nếu rõ quan điểm cá nhân: để đánh giá level của 1 BA cần rất nhiều yếu tố. Mỗi người sẽ có một mức độ cũng như phương pháp để đánh giá khác nhau. Cái cốt lõi nhất là kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm làm việc cũng như giá trị mà một người BA có thể đem lại. Đừng để chuẩn mực của xã hội áp đặt lên bạn.
Và một lời khuyên dành cho các bạn đang muốn bắt đầu hoặc chuyển qua BA: mọi người đều có thể làm BA, và có lẽ bạn đang thực hiện công việc BA mà không hay biết đấy!
Note: bài biết nhằm thể hiện quan điểm cá nhân, hoàn toàn không có ý định đả kích hay chỉ trích bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào.
Xem bài viết gốc tại: https://smart-talk.net/post/business-analyst-fresher-jun
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất