Bài viết sẽ không có hình ảnh minh họa !
"Tuesday" - từ hiện đang được dùng để chỉ những người phụ nữ đi chen vào cuộc tình của người khác. Vấn đề này thì cũng cũ và cũng lâu rồi, theo đúng cách gọi là "Bình mới rượu cũ". Ngoài từ "Tuesday" ra thì còn "Trà xanh" và "Tiểu tam" ( còn từ gì khác thì các bạn thông cảm ), việc sử dụng các từ này để gán lên người phụ nữ chen ngang thì vô cùng sắc bén và nhạy. Chỉ phân tích riêng từ "Trà xanh" thì theo nghĩa hiểu trong bài viết này thì là một cô gái có vẻ ngoài ngây thơ, non nớt trong trong lòng thì lại mưu mô, xảo quyệt, toan tính ( trong việc cướp bồ người khác ). Ta có thể thấy 1 sự thú vị ở đây là: Chúng ta có những từ để chỉ người phụ nữ chen ngang cuộc tình, vậy thì người đàn ông thì sao? Họ có từ nào để chỉ không?
Không có, tự bản thân suy nghĩ  và tìm kiếm thì không thấy từ nào cả. Theo anh Nguyễn Hữu Trí nói thì có thể dùng từ "người thứ ba" nhưng từ này lại không có tính đặc thù và về cơ bản thì không có từ nào để "miệt thị" người đàn ông chen vào cuộc tình này cả. Những ta lại thấy nhiều từ để "chỉ điểm", "miệt thị", "xỉ nhục" cô gái chen vào mối quan hệ này. Điều này làm chúng ta đặt ra một câu hỏi: "Liệu có sự bình đẳng cho người phụ nữ hay không?".
Ta thấy ngay ở đây là không, ta thấy được sự kì thị về giới tính. Vậy thì bình đẳng và phân biệt giới tính là như nào?
Bình đẳng giới có nghĩa là nam giới và nữ giới cần nhận được những đối xử bình đẳng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi... và đây chính là một chiến lược được Liên Hiệp quốc theo đuổi trong việc xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách để đạt mục tiêu cuối cùng là nữ giới và nam giới được bình đẳng với nhau về pháp lý.
Còn phân biệt thì là sự đối xử đối với một cá nhân hay một nhóm nhất định dựa vào sự phân biệt giới tính. Phân biệt giới tính thực tế là một hành vi, định kiến đối với một giới tính khác.
Nhìn trong bối cảnh xã hội hiện nay thì sự bất công hiện hữu ở mọi nơi. Chúng ta đã quen với việc này, và lờ đi nó. Có thể lấy ví dụ như là:
Ví dụ 1: Ta có một cặp đôi đang yêu nhau, thì có một người con trai khác đến và yêu cầu "cuộc chơi công bằng" để giành được cô gái.
Ví dụ 2: Ta có một cặp đôi đang yêu nhau, thì có một người con gái khác đến và yêu cầu "cuộc chơi công bằng" để giành được chàng trai.
Nếu theo quan điểm xã hội hiện nay thì với ví dụ 1, ta sẽ "Ôi anh kia men-lỳ quá !", "Ôi đỉnh quá !"  hay bất cứ điều gì tương tự trên. Còn ví dụ 2, mọi người sẽ chỉ trích, trách móc người con gái xem vào. Đó, ta thấy được sự BẤT CÔNG ở cuộc sống. Nhưng đó là về mặt công bằng, còn không công bằng thì sao? ( hay gọi là vụng trộm ). Nếu người con trai phè phỡn, hú hí với một cô gái khác thì bà vợ, bạn gái sẽ làm gì? Đương nhiên là lao vào mà đánh đứa lăng nhăng với bạn trai hay chồng mình rồi. Nhưng nếu người con gái hú hí với người con trai khác thì sao? Chắc chắn 90% là người bạn trai, người chồng sẽ đánh người con gái rồi, còn thằng kia thì không biết bị đánh hay không. Bạn có thấy điều gì vi diệu ở đây không? Cả 2 trường hợp công bằng và không công bằng thì người con gái đều bị đánh. Đấy chính là SỰ PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH.
Điều này đã có từ xưa, trên các bức tranh dân gian hay là các tài liệu lịch sử thì việc đánh ghen đã trở thành một điều quen thuộc. Nó ăn sâu và tiềm thức của con người.
Về việc này, thì nhiều luồng ý kiến biện luận được hình thành. Đàn ông bảo vệ quan điểm của đàn ông còn phụ nữ bảo vệ quan điểm của phụ nữ. Điều này xét nhiều phương diện về tình cảm lẫn logic. Vậy nên nhận định của người viết (mình) thì ở thái độ trung lập. Sự phân biệt giới tính hiện nay vẫn còn hiện hữu, chúng ta cần phải có một sự đoàn kết, minh bạch cho việc này. Bài này chỉ dựa trên góc nhìn về việc mưu cầu hạnh phúc.
Bài viết bị ảnh hưởng ít nhiều bởi